Vấn đề cấu trúc văn bản thơ

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 64 - 66)

6. Cấu cấu trúc luận văn

3.1.3. Vấn đề cấu trúc văn bản thơ

Văn bản có một cấu trúc ổn định, ý nghĩa giá trị của văn bản được chuyển dịch liên quan đến người đọc cụ thể và theo những thời điểm khác nhau. Có khi tâm thế tiếp nhận chưa qua thực tế, tức là còn thiếu những kiến thức văn hóa cần thiết, có khi bị chi phối bởi ý thức hệ tư tưởng chính trị một thời ... Và vì vậy văn bản được nhìn dưới những góc lệch.

Nhà thơ lựa chọn ngôn ngữ theo một hệ thống nào đó để diễn đạt và biểu hiện đúng trạng thái tình cảm, tâm lý trong những khoảnh khắc nhất định. Vượt ra ngoài khoảnh khắc đó, trong chừng mực, người đọc khó “nhập cuộc”, cảm thông với nhà thơ, dù cấu trúc văn bản là một cấu trúc hiện thực. Đọc nhiều lần, đặt ra nhiều giả định, vận dụng kiến thức nhiều lĩnh vực mới mong tiếp cận được ý nghĩa, tính đa trị của văn bản, nhất là những văn bản có khi hình thành ngoài ý định của tác giả. Trước một văn bản, người đọc ở vào ba trạng thái:

- Không phát hiện được gì. Văn bản như là sự đánh đố.

- Nêu lên ý nghĩa mà không trùng với ý nghĩa đích thực của văn bản. - Phát hiện ý nghĩa văn bản dưới những hàm ẩn, biểu tượng.

Trạng thái thứ ba là trạng thái lý tưởng, khi đó giữa văn bản và người đọc có sự liên thông. Người đọc đi vào cấu trúc văn bản và cả cấu trúc ngoài văn bản. Tất nhiên không phải tác phẩm văn học nào cũng như thế.

Trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Iu. Lotman cho rằng “Khái niệm văn bản không có tính tuyệt đối. Nó liên quan đến một loạt những cấu trúc

tâm lý, lịch sử văn hóa khác kèm theo”. Ông viết “định nghĩa khái niệm văn bản không dễ. Trước hết, cần phải chống lại thói quen đồng nhất “văn bản” với quan niệm về chỉnh thể của tác phẩm nghệ thuật. Sự đặt đối lập cực phổ biến văn bản ở tư cách là một thực tại nào đó với các quan niệm các ý tưởng, với suy tư dạng bất kỳ nào đó mà trong chúng ta nhìn ra được một cái gì đó quá phập phù và chủ quan,dưới toàn bộ vẻ đơn giản bên ngoài của nó, là ít sức thuyết phục” [41, tr. 98].

“Một bài thơ (dài, ngắn) chằng chịt các mối quan hệ được định hình nhờ những hệ thống ngôn từ, cấu tứ, thanh, vần, nhịp, hình tượng, biểu tượng. Người đọc tiếp nhận bài thơ theo một cấu trúc văn bản ổn định. Giải mã cấu trúc đó sẽ là một phức tạp lý thú. Muốn gì thì trước hết người đọc vẫn phải bám vào văn bản, nhìn tổng thể hoặc đồng thời bóc dần các lớp, các mối quan hệ, tìm ra mã nghệ thuật văn bản. Sự thực thì văn bản chỉ là những ký hiệu (ngôn ngữ) đã lược quy, gạt đi tất cả những quan hệ biểu hiện tư duy hình thành tác phẩm với những tác động tâm sinh lý, ý tưởng của chủ thể sáng tạo. Văn bản chỉ là điểm dừng của một quá trình, kết quả của một quá trình” [37].

Nếu tác giả không dựng cho nó một cấu trúc nội tại, các câu thơ khó có thể nào nương dựa vào nhau để đứng vững được. Và có lẽ cái cấu trúc ấy nằm ngay trong chính mạch cảm xúc của tác giả ở sự gửi gắm tâm trạng, nhưng sự gửi gắm đó đôi khi khiến người đọc rất khó nắm bắt tác phẩm.Tuy nhiên, những ý tưởng tưởng chừng rất rời rạc ấy lại được thống nhất với nhau bởi một cấu trúc ngầm trong văn bản. Nói là tự do, nhưng không có gì là ngẫu nhiên, ngược lại, luôn có ý nghĩa biểu đạt của nó. Sự thống nhất và nhịp nhàng về mặt cấu trúc, ngoài việc được tạo nên từ mạch tâm tưởng của thi nhân, còn do cách tạo dựng cấu trúc của bài thơ.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w