6. Cấu cấu trúc luận văn
3.2.2. Đặc điểm câu thơ trong tập Chấm
3.2.2.1. Khái niệm
Câu thơ là đơn vị cấu thành cơ bản của tác phẩm thơ và không bao giờ vắng mặt trong bất cứ hình thức hay loại thể nào của thơ ca. Từ điển bách khoa về các khoa học ngôn ngữ đã nhận diện câu thơ như sau: “Một dãy âm tiết kế tiếp nhau thì tạo thành một câu thơ. Khi mô hình âm luật kết thúc biểu thị bằng một chỗ ngắt âm luật thì đó là chỗ kết câu thơ. Cũng có khi nhờ vần mà biết được câu thơ từ đâu đến đâu. Trên mặt chữ (của Pháp) người ta thường đánh dấu câu thơ bằng cách chừa một khoảng trống ở lề phải trang giấy nhưng nếu xác định câu thơ là một thực thể âm luật thì người ta không thể không nhận thấy rằng, một câu thơ trên mặt chữ có khi gồm hai hoặc nhiều câu thơ âm luật và ngược lại” [15, tr. 54].
Trong văn bản thơ, không thể tách câu như một đơn vị ngữ nghĩa và ngữ âm riêng biệt. Mỗi câu trong văn bản luôn tồn tại trong mối quan hệ tương tác với các câu khác cạnh nó và với toàn bộ bài thơ. Tất cả cùng tham gia thiết lập chỉnh thể văn bản và mỗi câu chính là một thành tố tạo thành và không thể tách rời của bài thơ. Cũng qua đó, chức năng liên kết văn bản của câu thơ được biểu hiện. Đây là hướng tiếp cận câu thơ đầu tiên trên phương diện kết cấu văn bản đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca đề cập đến mà chúng tôi sẽ vận dụng.
Các kiểu liên kết câu trong văn bản thơ được các nhà nghiên cứu chỉ ra ở hai phương diện: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
3.2.2.1. Liên kết nội dung câu thơ trong tập Chấm
Khảo sát tập Chấm trên phương diện các phép liên kết nội dung được tạo bởi cãu thơ, chúng tôi nhận thấy ba loại liên kết nối bật là: liên kết chủ đề,
liên kết logic và liên kết ngữ dụng.
Theo Trần Ngọc Thêm, “liên kết chủ đề đòi hỏi toàn văn bản phái xoay quanh một chủ đề. Chủ đề của toàn văn bản được phân chia thành các chù đề con và thể hiện qua phần nêu của phát ngôn. Như thế, liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những phần nêu của các phát ngôn” [57, tr. 283]. Diệp Quang Ban cũng phát biểu: “liên kết chủ đề là sợi dây kết nối hợp lý giữa những sự vật, việc được nói đến trong các câu có liên kết với nhau” [2, tr. 166]. Như vậy, có thể hiểu, liên kết chủ đề chính là cách thức làm cho phần trong của văn bản hướng về chủ đề, xoay quanh chủ đề chung. Các câu được xem là có liên kết chủ đề khi chúng đề cập đến một đối tượng chung hoặc các đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau.
Trong Chấm chúng tôi nhận thấy liên kết chủ đề được biểu hiện trên hai cách thức: duy trì chủ đề và phát triển chủ đề.
Duy trì chủ đề là cách sử dụng những câu tập trung đề cập đến một đối tượng nào đó. Chủ đề hướng tới người bạn đồng hành trong ca tụng bạn đường:
mình sẽ chạm vào bằng những đầu ngón tay trong suốt tôi cười và nhận lại nụ cười thầm
có lần tôi khóc nước mắt mình chảy câm tôi ngủ, mình mơ cùng cỏ
giấc trăng xanh sốt lả bên trời đỏ
(ca tụng bạn đường)
Các câu thơ tuy có khác nhau về ý, nhưng đều kể lại những cuộc hành trình luôn có bạn đồng hành của nhân vật trữ tình. Nhìn trong tổng thể văn bản, duy trì chủ đề được thực hiện ở việc lặp lại từ ngữ, các sự kiện trong nhiều câu để làm nổi rõ chủ đề, hoặc dùng những cách nói khác nhau để cùng đề cập một nội dung, một ý tưởng.
Phát triển chủ đề là kiểu liên kết nội dung bằng cách đưa các đối tượng mới vào văn bản, nhưng chúng có liên quan mật thiết với đối tượng đã có.
Phương thức liên kết thể hiện phát triển chủ đề là liên tưởng và đối thoại. Bài “lỗi tại người đưa tôi đến với mây” tác giả đưa vào câu chuyện về tình yêu đôi lứa tưởng chừng rất hạnh phúc. Sau đó tiếp nối là những câu độc thoại, đối thoại “núi cao nên núi đứng một mình", "thác tung trời vì nước hẵng bước chênh vênh", "ta đi tìm tổ đại bàng, mình ạ"
nhặt mải mê niềm vui trên đất phía trên ta có một chuyến bay qua họ đuổi theo thời gian đã mất
vẽ lên mắt khép một chân trời hoa trái chân tôi cười khảy bụi
gót đơm cánh xòe bay
những rì rậm ngọt lự giữa mây "núi cao nên núi đứng một mình",
"thác tung trời vì nước hẵng bước chênh vênh" "ta đi tìm tổ đại bàng, mình ạ"
(lỗi tại người đưa tôi đến với mây) Sau đó, câu chuyện được đẩy lên cao và kết thúc với lời tự đúc rút của nhân vật trữ tình:
rì rầm mãi rầm rì rồi cũng nguội, tôi đuối mê cơn chóng mặt cuối cùng,
"làm sao rơi mà không xây xước, khi chẳng còn ai nắm lấy tay mi?"
(lỗi tại người đưa tôi đến với mây)
b. Liên kết logic
Đã có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh khái niệm liên kết logic. Có thể hiểu một cách chung nhất, liên kết logic là sự tổ chức, sắp xếp nội dung
các thành tố sao cho phù hợp với thực tế khách quan và với nhận thức của con người. Các câu, các đoạn trong văn bản được tổ chức sao cho chúng không mâu thuẫn, loại trừ nhau. Trong văn bản, sự liên kết các thành tố của nó càng lớn thì sự tương hợp ngữ nghĩa cùa chúng càng được thế hiện ở phạm vi rộng và phức tạp. Tương hợp giữa các phần kế tiếp (chiều xuôi) và các phần phía trước (chiều ngược); tương hợp giữa chủ đề và các phần thuyết minh, làm rõ thêm chủ đề.
Bài thơ hỏi đường được thể hiện dưới hình thức song ngữ. Trước hết ngay việc thể hiện hình thức đó cũng đã tạo ra cách hiểu nhất quán. Nhân vật trữ tình đi đến một vùng đất mới, ngôn ngữ mới. Cùng với nó là nhan đề bài thơ cũng giúp người đọc hiểu ngay nội dung của tác phẩm. Sự nhất quán trong bài thơ còn thể hiện ở các câu thơ. Thơ văn xuôi phù hợp cho việc miêu tả kể lại câu chuyện “ông ơi, lối đi này dẫn tới đâu,/ cháu muốn tới những thung sâu/ ông già im lặng và ngón tay gầy quắt,/ vẽ cho tôi một con đường”
lần lượt đến “một mình, tôi hỏi những em bé gầy gò, lem luốc/ em ơi, đi lối nào tôi sẽ đến đỉnh ngọn núi kia,”.
Sự nhất quán trong nội dung và hình thức biểu hiện đó chính là một phương tiện liên kết hữu ích để nổi kết các câu, các đoạn thơ thành một khối:
những ngày rong ruỗi trên đất lạ, tôi một lần đứng lại hỏi con đường, lối nào sẽ dẫn đến người.
đường im lặng đi lên đồi mải miết, nông nổi ơi chỉ cần dừng chân lại sẽ thấy người
(hỏi đường)
Nếu như các mặt liên kết nội dung như liên kết chủ đề, liên kết logic thể hiện mối quan hệ bên trong văn bản (liên kết hướng nội) thì có một mặt liên kết, tuy cũng thuộc phương diện nội dung nhưng lại có mối quan hệ với các nhân tổ nằm ngoài văn bản - một kiểu liên kết hướng ngoại, đó là liên kết ngữ dụng.
Liên kết ngữ dụng là kiểu liên kết mà những điều nói tới ở các câu, đoạn trong văn bản cỏ liên quan đến nhừng tri thức khác ở ngoài văn bản do sự hiểu biết có sẵn, sự lý giải từ phía đối tượng tiếp nhận tạo ra. Thường những hiểu biết đó thuộc về các lĩnh vực văn hoá (phong tục, tập quán, sinh hoạt...), lịch sử và những tri thức bách khoa khác. Những tri thức này giúp ích rất nhiều cho việc tạo lập cũng như phân tích văn bản, giúp xác lập giá trị, ý nghĩa của văn bản.
Bài thơ viết ở Côn Đảo không chỉ nói đến một địa danh đơn thuần trên hành trình khám phá của tác giả, mà nó còn gắn liền với lịch sử. Người đọc khi tiếp nhận văn bản cũng phải có một số kiến thức nhất định về địa danh này. Nơi đây một nhà tù chính trị thời Pháp được xây dựng lên với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng:
Côn Lôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương
Không biết bao nhiêu con người đã nằm lại nơi đây:
nhắm mắt thấy họ trượt lá rơi mỗi cành bàng mấy chùm rúc rích
lẩn khuất như bầy trẻ con trốn ngủ trong vườn đốt hoa giấy cháy kiệt màu
chờn chã bóng soi vào nước bả lả họ đi khói nắng đường trưa
tìm tay trên những rạn san hô làn da lấy lại của rêu
họ neo đảo vào trời nước mơ hồ
chân trời như môi hai kẻ hôn nhau không sao phân biệt được
(viết ở Côn Đảo)
3.2.2.3. Liên kết hình thức câu thơ trong Chấm
Bên cạnh các phép liên kết về nội dung, còn có những phép liên kết về hình thức. Các phương tiện liên kết hình thức trong văn bản lập thành một hệ thống khá phức tạp và đa dạng. Chức năng của chúng là liên kết các thành tố của văn bản thành một chỉnh thể giúp biểu đạt nội dung thông tin và thẩm mĩ mà văn bản hướng tới.
Trên tiêu chí sử dụng phương tiện liên kết, chúng tôi nhận thấy hai kiểu liên kết hình thức nổi bật ở tập Chấm là: liên kết bằng từ ngữ và liên kết phi từ ngữ.
a. Liên kết bằng từ ngữ
Thứ nhất, liên kết bằng đại từ. Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Tuy thuộc nhóm thực từ nhưng khác với danh từ, động từ hay tính từ, nó không trực tiếp phản ánh hiện thực khách quan mà phản ánh một cách gián tiếp, thông qua ý nghĩa của các từ, cụm từ hay bộ phận mà nó thay thế. Do chức năng này mà đại từ có khả năng làm phương tiện liên kết trong văn bản:
mình có ngôi nhà khép cửa chưa bao giờ mình mời ai tới đó
(chốn về)
Đại từ xưng hô có tác dụng nối các câu lại với nhau đồng thời nối toàn bài thơ lại với nhau mở đầu xưng “mình” và đến câu cuối cũng xưng “mình”:
Đại từ xưng hô được sử dụng khá phổ biến trong tập thơ Chấm. Đặc biệt là hai từ “ta”, “mình”.
Ngoài ra, các đại từ chỉ không gian, đại từ nghi vấn, đại từ phiếm chỉ cũng tham gia vào việc liên kết câu thơ.
Thứ hai, liên kết bằng quan hệ từ. "Quan hệ từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng chân thực mà chỉ mang ỷ nghĩa ngữ pháp, đó là liên kểt từ, cụm từ, kết cấu C - V hay đoạn văn để tạo đơn vị mới lớn hơn chính nó” [39, tr. 155]. Như vậy, chức năng chính yếu nhất của quan hệ từ, như tên gọi của nó là liên kết các đơn vị đồng cấp (hoặc khác cấp) đế tạo nên những đơn vị lơn hơn. Trên văn bản thơ, quan hệ từ cũng tham gia liên kết các câu để tạo thành chỉnh thế văn bản. Không khó bắt gặp kiểu kiên kết này trong tập
Chấm. Ví dụ:
thác tung trời vì nước hẫng bước chênh vênh
(lỗi tại người đưa tôi đến với mây)
nắm nhiều bàn tay và để chuội đi (bài tập tả đôi tay )
chỗ ấy gò lên như vết thương
(một ba mươi Tết)
Thứ ba, liên kết bằng phép điệp. Cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần như vậy được gọi là biện pháp điệp từ, hay gọi là phép lặp. Nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị biểu cảm và nhịp điệu cho văn bản, đặc biệt là văn bản thơ.
và xó bếp và bóng tối và gió thổi
Trên phương diện liên kết văn bản, phép điệp được sử dụng như một phương thức trong việc nối kết các thành tố của văn bản thành một chỉnh thể. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin chỉ nêu ra chứ không phân tích cụ thể và đi sâu vào từng kiểu, dạng:
em thấy anh châm thuốc bên đường lửa và anh rất lạnh
lửa và anh rồi tạnh
em thấy chữ vươn cao sau dấm chấm thấy chưa anh mọi thứ lại bắt đầu
(dự cảm)
cuộc giang hồ bâng quơ chúng trôi dạt góc nhà, và xó bếp và bóng tối và gió thổi (mùa sậy chín) mình thầm đếm ngày rơi ngày rời ngày rớt
ngày thườn thượt (tan hội)
Ở trên, chúng tôi đã điểm qua một số phuơng tiện liên kết bằng từ ngữ. Trong Chấm, chúng tôi còn thấy Nguyễn Ngọc Tư sử dụng các phép liên kết phi từ ngữ.
b. Liên kết phi từ ngữ
Thơ tự do, đặc biệt là thơ văn xuôi hiện đại, dễ dàng bắt gặp kiểu câu này. Liên kết văn bản bằng cách tách các thành phần câu thành câu riêng. Tác giả Đồ Thị Kim Liên gọi dạng câu được tạo lập theo cách này là ''câu đặc biệt
tách biệt”. “Loại câu này chỉ tồn tại trong văn bản viết. Người viết tách một bộ phận bất kỳ vốn là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ... ở câu chính thành câu đơn phần với mục đích nhấn mạnh hoặc có một giá trị tu từ
riêng” [39. tr. 346]. Như vậy, tư cách tồn tại của loại câu này do những câu lân cận nó quyết định và về mặt ngữ nghĩa, nhờ những câu lân cận, ta có thể khôi phục dạng đầy đủ của nó. Như thể, nó kiêm luôn vai trò của một phép liên kết văn bản.
cầu nát
tôi đứng bên bờ ngơ ngác
lòng đục nghẹn ngào trước nước quá trong lũ trẻ chăn dê thản nhiên qua sông
(khúc hát rời Nho Quế)
Ở đây ta có thể tổ chức lại thành một câu “cầu nát, tôi đứng bên bờ ngơ ngác lòng đục nghẹn ngào trước nước quá trong lũ thẻ chăn dê thản nhiên qua sông”, “cầu nát” bổ sung nghĩa cho hành động “đứng bên bờ ngơ ngác” của “tôi”.
Như vậy, dù đã viết nhiều tác phẩm văn xuôi độc đáo, nhưng ngôn ngữ truyện ngắn, tạp văn, tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chỉ là biểu hiện của một văn phong giàu bản sắc. Chỉ với thơ, Nguyễn Ngọc Tư mới có những thể nghiệm tào bạo. Nó thể hiện ở sự tung vỡ của những khuôn khổ và quy tắc ngữ pháp trong hình thức câu thơ.