Các hướng nghiên cứu từ ngữ trong thơ

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 32 - 34)

6. Cấu cấu trúc luận văn

2.1.2. Các hướng nghiên cứu từ ngữ trong thơ

2.1.2.1. Hướng tiếp cận thi pháp học

Đây là hướng tiếp cận ngôn ngữ văn chương đã được đề cập đến từ thời cổ đại trong tác phẩm “Nghệ thuật thơ ca của Arixtôt”. Sau đó được kế thừa và hoàn thiện dần trong các giai đoạn sau của lịch sử nghiên cứu văn học.

Thi pháp học hiện đại bắt đầu từ thế kỷ X nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thật sự trọn vẹn để thâu tóm hết các vấn đề liên quan. Theo quan điểm của Từ điển thuật ngữ văn học thi pháp học là “khoa nghiên cứu thi pháp tức là hệ thống các phương thức phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật [23, tr. 304-305]

Với mục đích chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật trong tính chỉnh thể của nó thi pháp học quan tâm đến tất cả các phương tiện biểu hiện của tác phẩm như thể loại, phong cách, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian - thời gian nghệ thuật… Theo đó, người nghiên cứu tác phẩm văn học từ phương diện thi pháp sẽ miêu tả đặc điểm hình thức của các yếu tố nói trên một cách có hệ thống. Qua đó phát hiện những yếu tố lặp đi lặp lại một cách có quy luật để xác định tính chỉnh thể của hệ thống thi pháp

đồng thời tìm ra nét độc đáo của một tác giả, một thể loại thậm chí là một trào lưu một trường phái văn học.

Khi tiếp cận từ ngữ ở góc nhìn thi pháp học người nghiên cứu phải vận dụng các lý thuyết của thi pháp để soi chiếu vào tác phẩm nhận ra những từ ngữ xuất hiện nhiều trong tác phẩm một cách có quy luật thể hiện sự lựa chọn của tác giả để tìm ra điểm độc đáo của tác phẩm đồng thời qua đó chỉ ra quan điểm nghệ thuật của tác giả thể hiện qua hình thức lặp lại ấy. Bởi theo quan điểm của thi pháp học bất cứ hình thức nào trong tác phẩm được nhà thơ nhà văn tập trung xây dựng có hệ thống cũng là hình thức mang tính quan niệm.

2.1.2.2. Hướng tiếp cận phong cách học

Hướng tiếp cận thứ hai của ngôn ngữ văn chương được chúng tôi quan tâm là xem xét nghệ thuật ngôn từ trên phương diện phong cách học (stylistics).

Khái niệm phong cách học được dùng để chỉ những nét chung được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của một nhà văn có tính tương đối bền vững của hệ thống hình tượng của các phương thức biểu hiện nghệ thuật tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học của dân tộc. Tức là “trong những nét chung nhất phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, nói khác đi đó là khoa học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao” [33, tr. 7]. Nó cũng là những nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm khiến cho tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và hệ thống hình tượng rõ rệt. Theo đó, một trong những đối tượng nghiên cứu cơ bản của phong cách học đó là nguyên tắc lựa chọn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong đó có từ ngữ. Khác với các phạm trù khác của thi pháp học phong cách học có sự thể hiện cụ thể trực tiếp. Những đặc điểm phong cách dường như hiện diện lên hết bề mặt tác phẩm như là một sự thống nhất.

Người ta phân biệt các phong cách lớn như: phong cách thời đại, phong cách của các khuynh hướng và trào lưu, phong cách dân tộc, phong cách cá

nhân... Ở những thời đại khác nhau, tương quan giữa phong cách cá nhân và phong cách lịch sử cũng được hình thành với những cấp độ khác nhau.

Khi tìm hiểu từ ngữ trong thơ, người làm phong cách phải chú ý đặc biệt đến mặt biểu cảm của từ ngữ được lựa chọn sử dụng, đối lập nó với các kiểu lựa chọn khác có giá trị ngữ nghĩa tương đương. Đồng thời, khảo sát những từ ngữ thuộc cùng một kiểu lựa chọn của tác giả. Nếu những từ ngữ thuộc kiểu lựa chọn đó có mặt trong tác phẩm với một tần số cao thì đó là một trong những dấu hiệu để nhận ra phong cách nhà thơ.

Như đã nói ở trên, có rất nhiều hướng tiếp cận từ ngữ trong thơ. Trên đây chỉ là một số hướng nghiên cứu cơ bản mà trong quá trình tìm hiểu từ ngữ trong Chấm của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi sử dụng. Những hướng nghiên cứu đó chưa bao quát được hết những đặc điểm nổi bật trong thơ nói chung, nhưng chúng tôi hi vọng sẽ cho thấy rõ một số dấu hiệu đặc trưng trong phong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w