6. Cấu cấu trúc luận văn
2.3.1. Từ đơn trong tập Chấm
Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số từ đơn tiếng Việt là từ đơn đơn âm [47, tr. 26]. Ví dụ: sông, núi, cha, mẹ, ôi, ái, á, đẹp, xấu…
Từ đơn thường là những từ có nhiều nghĩa, nghĩa thường là khái quát, phạm vi nội dung đề cập trong nghĩa của từ rất là rộng.
Từ đơn đóng vai trò quan trọng trong tiếng Việt. Đấy là lớp từ nền trong tiếng Việt. Vì thế, nó có vai trò tích cực trong việc tham gia cấu tạo nên từ phức. Ngoài tư cách là một từ độc lập, thì nó còn yếu tố để tạo nên từ phức với tư cách là hình vị. Từ đơn cũng có vai trò trong việc phát triển nghĩa (đa nghĩa).
Khảo sát tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi có được kết quả sau: 2242 từ đơn trên 732 câu thơ. Trung bình cứ 3,1 từ đơn trên câu. Mật độ sử dụng từ đơn khá dày đặc trên tất cả các câu thơ của chị.
Bảng 2.4. Số lượng và tỉ lệ từ đơn ở một số bài thơ trong tập Chấm
TT TÊN BÀI THƠ
TỔNG SỐ TỪ TRONG BÀI THƠ SỐ TỪ ĐƠN ĐƯỢC SỬ DỤNG TỶ LỆ 1 chốn về 75 53 70.6% 2 ở trọ 103 51 49.5% 3 nhân tình 104 67 64.4% 4 mưa tháng bảy 85 57 67% 5 nghĩ quanh từ điển 171 98 57.3% 6 rượu bên đường mười bốn 108 72 66.6%
7 bản đồ 116 62 53.4%
8 kịch của hai người 83 45 54.2%
9 say trà 44 23 52.2%
10 chuyến bay ban sáng 76 44 57.8%
Với việc sử dụng từ đơn dày đặc vì thế trong luận văn này chúng tôi khảo sát từ đơn dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp từ ta có thể chia ra làm 3 loại: thực từ, hư từ và trung gian (đại từ, số từ).
Từ đơn là thực từ được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng khá nhiều, bao gồm danh từ, động từ, tính từ. Ví dụ như:
bông sậy níu thành chùm thành bầy dìu dắt xuôi mùa luân lạc
nhẹ hơn nỗi đau quét không đi giẫm không nát
(mùa sậy chín)
ngón tay thức trước, sờ ngày thấy lạnh
con mắt ngủ lâu,
bóng tối vẫn đầy xô tấm chăn không,
chân chiêu chạm đất
(bài thơ chào ngày mới) Từ đơn là hư từ bao gồm các loại phụ từ, quan hệ từ, trợ từ …
lục bình vừa trôi vừa tàn lá đa vừa rã vừa rơi
vừa đến họ vừa rời cõi tạm
(ở trọ)
nông nổi ơi chỉ cần dừng chân lại sẽ thấy người
(hỏi đường) Ngoài ra còn có các đại từ số từ, từ trung gian:
bóng của ta từ chối xếp hàng nó thầm thì mi là duy nhất,
(nói với Hảo)
tôi đuối mê cơn chóng mặt cuối cùng,
"làm sao rơi mà không xây xước, khi chẳng còn ai nắm lấy tay mi?"
(lỗi tại người đưa tôi đến với mây) Hay như một khổ thơ, chúng ta có thể thấy cả hư từ lẫn thực từ xen kẽ:
không chớp nhói lên nghĩa là đã ngủ rồi, đã rã
đã rơi
ta không chờ đợi nữa
Có những câu thơ Nguyễn Ngọc Tư chỉ sử dụng từ đơn. Chính điều này giúp bài thơ tăng thêm tính nhạc:
cúc tự cài, hát mình nghe
chưa bao giờ mình mời ai tới đó
(chốn về)
gáy người thì lạnh ngực người ấm không?
(bóng người thì tối)
Với số lượng từ đơn được sử dụng nhiều, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện khả năng kết hợp từ cũng như tạo nghĩa khi đặt một loạt từ đơn đứng cạnh nhau mà vẫn khiến cho câu thơ không rời rạc cũng như vô nghĩa. Điều này là một thành công đáng được ghi nhận của chị qua tập Chấm.