Đặc điểm bài thơ trong tập Chấm

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 85 - 91)

6. Cấu cấu trúc luận văn

3.2.3. Đặc điểm bài thơ trong tập Chấm

Bài thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh, có cấu trúc nội tại, là sự tổng hợp từ đề thơ, dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, tứ thơ. Mỗi bài thơ có độ dài ngắn khác nhau và dĩ nhiên giá trị của mỗi bài thơ phụ thuộc vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của nó chứ không phải ở chỗ ngắn dài.

Bài thơ phải có một nội dung trọn vẹn. Nội dung ở đây không phải là một câu chuyện có kết, mở nhưng nó phải chuyển tải một thông điệp của tác

giả. Nó bao gồm tư tưởng tác giả muốn gửi gắm, cũng như bản thân việc phát triển thêm nhiều tầng ý nghĩa từ người đọc. Nội dung đó thể hiện qua ngôn từ được tác giả chọn lọc. Trên bề mặt hình thức một bài thơ sẽ có nhan đề, cách tổ chức, sắp xếp câu thơ, khổ thơ theo dụng ý của tác giả nhằm phục vụ cho thông điệp mình gửi gắm.

Đi sâu chi tiết vào cả nội dung lẫn hình thức một bài thơ thực chất chúng ta đã bàn và nói đến nhiều từ: thể thơ, cách tổ chức câu thơ, vần, nhịp điệu, cách sử dụng các lớp từ... Do vậy ở đây chúng tôi chỉ bàn đến một số đặc điểm khác của bài thơ trong tập Chấm.

3.2.3.1. Nhan đề bài thơ trong Chấm

Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là “chìa khoá nghệ thuật” giúp người đọc mở ra “cánh cửa chìm” của tác phẩm. Nhan đề là dự đồ nghệ thuật, là cái biểu nghĩa của văn bản. Tên gọi tác phẩm chính là sự tổng kết lại dự đồ sáng tác của tác giả.

Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm; phải nói cô đọng được cái "thần", cái "hồn" của tác phẩm.

Khảo sát tập Chấm dựa vào nhan đề chúng tôi xếp được vào những nội dung lớn như sau:

- Địa danh đã đi và đến: núi Hiệu Oanh, rượu bên đường Mười Bốn, viết ở Côn Đảo, khúc hát rời Nho Quế, phong cảnh Đại Lải...

- Những câu chuyện được ghi chép lại trên hành trình của tác giả: biên giới, ở trọ, nói với Hảo, tan hội, một bài lạc, nhật kí mang thai-tháng thứ ba…

- Một trạng thái riêng tư: chốn về, sáng chủ nhật, chờ điện thoại, mất ngủ, vẽ giấc trưa, 1977 …

- Chiêm nghiệm: hình dung dưới cỏ, dự cảm, kịch của hai người, bóng người thì tối, bài tập tả đôi tay

- Đề tặng: trà mặn (tưởng nhớ chú Ba), 1977 (viết cho một năm sinh), nhân tình (tặng Phượng những ngày hay khóc)

Nhan đề thơ của Nguyễn Ngọc Tư trong tập Chấm thường là giản dị, dễ hiểu, gọi ngay tên sự việc như mưa tháng Bảy, sáng chủ nhật… hoặc bộc lộ ngay tình cảm của mình: nghĩ quanh từ điển, hát tặng chia lìa… Từ ngữ cũng linh hoạt, thường có cấu tạo 2 đến đến 5 âm tiết, dài nhất là 8 âm tiết: lỗi tại người đưa tôi đến với mây.

3.2.3.2. Một số kiểu mở bài và kết thúc trong Chấm

Mở đầu bài thơ là vô cùng quan trọng. Đối với nhà thơ khi mở đầu được bài thơ tức là đã tìm cho mình được một ý thơ, một đường thơ để đi tiếp. Còn đối với độc giả, mở đầu ấn tượng, thú vị sẽ lôi cuốn họ tìm hiểu, khám phá tác phẩm.

Nếu lấy dòng đầu tiên làm đơn vị mở đầu bài thơ, ta thấy trong tập

Chấm của Nguyễn Ngọc Tư có những cách mở đầu phổ biển sau: - Mở đầu giới thiệu không gian thời gian

núi mất bóng mình bởi dải mù sương

(phong cảnh Đại Lải)

sông chiều chan nắng mỏng

(khúc hát rời Nho Quế) - Mở đầu bằng miêu tả cảnh vật, sự việc, con người

mình có ngôi nhà khép cửa

(chốn về)

lên xe mình sẽ sàng ngồi cạnh

- Mở đầu bằng tâm trạng:

em tự trào mình lụy giống người xưa

(nuối tóc)

em nghe đói sau tiếng thở dài giáp hạt

(dự cảm)

Phần kết có tác dụng nâng bài thơ lên tầm tư tưởng cao, tạo cho bài thơ một kết cấu vững chắc, là phần đọng lại nhiều tình ý của bài thơ, là chỗ cao trào của cảm xúc. Khảo sát tập thơ, chúng tôi thấy, các bài thơ trong tập

Chấm thường có những kiểu kết thúc sau: - Kết thúc bằng một câu hỏi:

Ví dụ:

linh hồn nhỏ bản đổ nào dẫn lối?

(bản đồ)

gáy người thì lạnh ngực người ấm không?

(bóng người thì tối)

khuya xa nào mình mọc cánh bay?

(tan hội)

làm sao rơi mà không xây xước, khi chẳng còn ai nắm lấy tay mi?

(lỗi tại người đưa tôi đến với mây) - Kết bằng một chiêm nghiệm:

vừa đến họ vừa rời cõi tạm

(ở trọ)

chốn trọ này không có gì chơi về đi em, mưa ướt hết rồi

- Kết bằng sự cô đọng của cảm xúc

chân chạm xuống mới hay mình vừa mất

(chuyến bay ban sáng)

tết rụng cánh nhân gian nối lại chỗ ấy gò lên như vết thương

(một ba mươi Tết nào)

hai mươi tám đốt nhẵn mòn toan tính vun không đầy nắm bụi, một mai

(bài tập tả đôi tay) - Kết khẳng định niềm tin, hi vọng:

em thấy chữ vươn cao sau dấu chấm thấy chưa anh mọi thứ lại bắt đầu

(dự cảm)

mẹ nuôi men ủ nụ cười và đứng thẳng

(nhật ký mang thai - tháng thứ năm)

nông nổi ơi chỉ cần dừng chân lại sẽ thấy người

(hỏi đường)

Có thể nói, các bài thơ trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư được xây dựng theo trình tự mở kết, vừa chặt chẽ vừa gợi mở tự do trong việc triển khai ý tưởng và bộc lộ cảm xúc. Mở đầu và kết thúc đều tập trung vào cùng thể hiện một chủ đề tư tưởng nhất định.

3.2.3.3. Những cấu trúc lạ

Cả tập Chấm được trình bày mới lạ độc đáo từ hình thức in cho đến tổ chức bài thơ. 40 bài thơ có cấu trúc mới lạ, biểu hiện ở cách ngắt câu xuống dòng đặc biệt, được xếp hình bậc thang, vắt dòng, hoặc trình bày lạ mắt:

rụng hồi Giêng, Giêng

thêm Giêng vẫn rụng tóc rời đi như những cuộc tình đi

những người đi những mùa đi

bén ngót trên tay tóc nhặt cuối ngày cứa xót vào vai

từng từng sợi lẻ

(nuối tóc) Hay như bài:

điện thoại câm

như nhân gian âm thầm cài chặt cửa không phập phồng

không chớp nhói không tiếng gọi

thẳm như vòi vọi

(chờ điện thoại)

Cấu trúc bài thơ trong tập Chấm có sự đổi mới tạo nên sự chia cắt, ngắt khoảng có câu dài, ngắn tạo mạch cảm xúc:

tiếng trẻ con cười vắt lưng trời chiếc đu rơi rồi

lơi

(ở biên giới)

Tập Chấm thể hiện sự sáng tạo, tiếp nhận cái mới của Nguyễn Ngọc Tư. Mặc dù hình thức mới mẻ, song không gây cảm giác choáng váng cho người đọc như nhiều bài thơ của những nhà thơ đương đại khác. Đây cũng là một thành công trong việc đổi mới hình thức thơ mà Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w