Từ ngữ trong thơ

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 31 - 32)

6. Cấu cấu trúc luận văn

2.1.1. Từ ngữ trong thơ

Một tác phẩm văn chương trọn vẹn phải có sự tham gia kiến tạo của tất cả các đơn vị ngôn ngữ. Từ ngữ là cấp độ đầu tiên cần xem xét khi nghiên cứu một văn bản nghệ thuật. Đối với người nghệ sĩ quá trình sáng tác văn học xét theo phương diện nào đó chính là quá trình điều hành tổ chức ngôn ngữ theo một cơ cấu riêng mang tính chủ quan. Ở đây ngôn từ vừa là phương tiện vừa là chất liệu được khách quan hóa những đối tượng tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Từ những chủ quan ban đầu người nghệ sĩ qua quá trình tái hiện và chọn lọc phải tạo ra những phương thức thích hợp cho những hình ảnh đó toát ra khỏi tiềm năng tư duy làm cho nó hóa thân từ chủ quan thành khách quan. Mỗi tác giả bằng chính tài năng cá nhân, bằng cảm quan nghệ thuật sẽ có những cách lựa chọn ngôn từ riêng

Thơ ca điển hình cho việc tinh chọn ngôn ngữ. Nhà thơ Pháp Stepphan Mallame khẳng định “Thơ trước tiên là ma thuật ngôn từ” và kêu gọi “hãy nhường sáng kiến cho những từ”. Cùng thời với Mallarmé, Arthur Rimbaud - một thiên tài vụt sáng - say mê phát minh “những loài hoa mới”, “những tinh cầu mới”, những ngôn ngữ mới chưa từng bị “ô uế”. Ông quan niệm chữ viết là một kinh nghiệm tự thân, nó “không tìm cách khoanh vòng thực tại mà (phải) là một phát kiến mới mẻ” [14] [28]. Chính những điều khác thường của từ ngữ thơ khiến cho thơ ca luôn chứa sức gợi lớn với nhiều ý nghĩa phong phú cùng cảm xúc tinh tế. Điều đó đòi hỏi nhà thơ phải có sự tìm tòi công phu, cân nhắc kĩ lưỡng, chọn lọc, sáng tạo. Ngôn ngữ của cuộc đời thường là một loại quặng còn lẫn tạp chất, nhà thơ làm công việc của người tinh luyện

loại bỏ những chất thừa thãi để đúc kết lại thành một thứ kim loại hoàn hảo hơn, đủ sức lóng lánh phản chiếu tâm hồn.

Ngôn ngữ dùng trong thơ thuộc nhóm ngôn ngữ đặc trưng, nó là những câu chữ bình thường trong cuộc sống nhưng được tác giả mã hóa để chuyên chở một hay nhiều ý nghĩa khác phía sau nghĩa đen của từ ngữ. Chính những nghĩa bóng này sẽ tạo ra trường liên tưởng cho người đọc, những từ ngữ đó được xem là “nhãn tự” của câu thơ làm cho câu thơ trở nên đa chiều hơn.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w