Từ ghép trong tập Chấm

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 47 - 52)

6. Cấu cấu trúc luận văn

2.3.2. Từ ghép trong tập Chấm

Từ ghép là một trong hai kiểu từ phức được tạo thành bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị theo một kiểu quan hệ nhất định [49, tr. 29].

Ví dụ: giàu sang; cà pháo; ốc bươu; xã hội...

Dựa vào mối quan hệ về ngữ nghĩa các thành tố cấu tạo. Từ ghép được chia thành hai nhóm: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập (hay còn gọi là từ ghép hợp nghĩa, từ ghép liên hợp, từ ghép song song, từ ghép tổng hợp) là từ ghép có hai hình vị (hoặc ba hình vị) có vai trò tương đương nhưng không phụ thuộc vào nhau, cùng tạo thành một kết hợp (đơn vị) mang nghĩa khái quát hoặc nghĩa từng thành tố.

Ví dụ từ ghép có hai thành tố trái nghĩa: buồn vui; trên dưới; xa gần; mờ tỏ; vào ra; sống chết… từ ghép có hai thành tố gần nghĩa: lắp ghép; tươi

sáng; hoa lá; chị em; nhà cửa; sách vở… từ ghép có hai thành tố lặp nghĩa:

giản đơn; lòng dạ; hư vô; thịnh vượng; cấp bậc; tìm kiếm; trong sạch…

Trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập có thể chuyển đổi vị trí cho nhau: gìn giữ; buồn vui; vào ra; lui tới… nhưng cũng có nhiều trường hợp không thể chuyển đổi vị trí cho nhau như: sông nước; thuyền bè; vua quan; vua tôi; ông bà…

Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa; từ ghép phân loại) là từ ghép gồm một hình vị làm thành tố chính còn một (hoặc một số) thành tố khác làm thành tố phụ. Ví dụ: máy ảnh; máy bơm; máy nổ; máy khoan; máy in; máy tính; máy xúc; máy ủi; máy cắt…

Máy: thành tố chính.

Ảnh, bơm, nổ, khoan, in, tính… thành tố phụ.

Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho thành tố chính.

Khảo sát tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thấy từ ghép được sử dụng nhiều thứ hai sau từ đơn, 1140 từ trên 732 câu. Tỉ lệ 1,56 từ trên mỗi câu. Tỉ lệ này chưa phải là nhiều, song có thể chỉ ra một số nét đặc sắc qua việc sử dụng từ ghép trong tập Chấm.

Khảo sát tập thơ, chúng tôi xin chỉ ra một số đặc điểm trong việc sử dụng từ ghép của Nguyễn Ngọc Tư. Những đặc điểm này có vai trò trong việc kết nối nội dung văn bản, tạo nhịp và đặc biệt là xây dựng hình tượng nghệ thuật trong thơ chị.

Bảng 2.5. Số lượng và tỉ lệ từ ghép ở một số bài thơ trong tập Chấm

TT TÊN BÀI THƠ

TỔNG SỐ TỪ TRONG BÀI THƠ

SỐ TỪ GHÉP

ĐƯỢC SỬ DỤNG TỈ LỆ

2 nuối tóc 95 14 14.7%

3 sáng chủ nhật 86 14 16.2%

4 nghĩ quanh từ điển 171 65 38%

5 bản đồ 116 44 37.9%

6 khúc hát rời Nho Quế 60 16 26.6%

7 hỏi đường 158 51 32.2%

8 kịch của hai người 83 34 40.9%

9 tan hội 72 14 19.4%

10 1977 98 30 30.6%

Một số bài sử dụng từ ghép nhiều, dày đặc: nhật kí mang thai tháng thứ ba (50 từ); nghĩ quanh từ điển (65 từ); hỏi đường (51 từ); bản đồ (44 từ); trọ (44 từ).

Ngòi bút chị chân chất, bình dị chuyên viết về cuộc sống con người. Chính vì vậy từ ghép được sử dụng nhiều, mang phong cách sinh hoạt hàng ngày càng tăng thêm sự gần gũi giữa tác phẩm với người đọc, giữa chính con người với con người: cô gái; tỉa bắp; cánh đồng; bầy dê; cỏ rối; hoa dại; xanh non; mồ hôi; ánh cười;..

những ngày phiêu lưu trên đất lạ,

tôi hỏi những cô gái tỉa bắp bên đường, chị ơi ngả nào thì tới cánh đồng,

bầy dê nhỏ vùi mặt vào cỏ rối, bên lối đi nhiều hoa dại, lúa xỏ mầm qua đất xanh non. những cô gái gạt mồ hôi,

(hỏi đường)

sợi co ro trong sương giá sợi lam lũ phất râu ngô sợi nhởn nhơ hoa cải

(bản đồ)

ngôn ngữ” lại diễn tả chính xác nhất cảm giác cũng như bản chất sự vật. Không có sự nhập nhòe về nghĩa, thể hiện đúng trăn trở, đắn đo, suy nghĩ:

họ đi chậm thế này làm sao kịp đến ngày mai một đám rước công kênh tung hô đi khỏi đám bôi mặt cãi nhau nhau trờ tới

giẫm lơ mơ bết dưới gót giày

(một bài lạc)

Trong nhiều bài thơ Nguyễn Ngọc Tư đã sắp xếp liên tục các từ ghép ở cạnh nhau. Cách làm này tưởng như nội dung câu thơ sẽ bị đứt đoạn, rời rạc mà vẫn được kết nối chặt chẽ.

Cụ thể như bài ở trọ, các từ ghép được sắp xếp liền mạch với nhau tạo thành nhịp điệu của câu thơ: tàn cuộc// rời đi // hành lý// ốm o; chiếc lược//sứt răng// đắp bụi// gầm giường

tàn cuộc rời đi hành lý ốm o người di trú không mùa

bỏ lại vách nhà cũ vết máu khô, bức ảnh xé còn một nửa

chiếc lược sứt răng đắp bụi gầm giường

(ở trọ)

Với việc sử dụng những từ ghép liền kề nhau, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công khi tạo ra những liên tưởng đầy ám ảnh mà cũng rất chân thực:

chiến thắng cắm cờ; di trú không mùa; hồi ức vỏ đạn; tử tử sủi tăm; kéo lê vệt nhớ không màu …

em thấy vết thương tháng Tư khẽ rên hồi ức vỏ đạn rỗng trở mình xáo động rêu chân cầu thêm một lần đau

(dự cảm ) Hay:

chiến thắng cắm cờ lên xác anh em tự tử sủi tăm khi chìm xuống đáy

(nghĩ quanh từ điển)

Bên cạnh những bài thơ sử dụng nhiều từ ghép cũng có những bài rất hạn chế trong việc sử dụng từ ghép như: chờ điện thoại (9 từ); nhật kí mang thai-tháng thứ năm (17 từ); khúc hát rời Nho Quế (16 từ); bóng người thì tối

(9 từ); tan hội (14 từ).

Nếu việc sử dụng những từ ghép đặt cạnh nhau tạo liên tưởng ám ảnh thì việc sử dụng 1 từ ghép trong một câu thơ tạo ra cảm giác mạnh. Trong nhật kí mang thai - tháng thứ năm, mỗi dòng thơ chỉ dùng một từ ghép chính phụ nhằm nhấn mạnh cảm xúc: tối màu; u uẩn, thở dài, cựa quẫy, trở mình… Lời tâm sự của người mẹ với bào thai của mình, nghe chua xót mà đầy kiêu hãnh:

áo mẹ tối màu làm mắt con u uẩn? một chút rượu nhấm môi con trong ấy nghe cay?

bài ca buồn mẹ để vẳng vào tai ấy chết con đừng sớm thở dài mẹ lỡ giẫm gai con không cần nhói

hãy cựa quẫy hãy trở mình

nhắc nhớ mẹ thở cho hai người mẹ nuôi men ủ nụ cười

(nhật kí mang thai - tháng thứ năm) Hay bài khúc hát rời Nho Quế cũng không sử dụng nhiều từ ghép. Mỗi từ ghép được đặt vào câu thơ tạo ấn tượng về mặt cảm giác một cách cụ thể. Nguyễn Ngọc Tư là vậy, ngòi bút của chị không quá lên gân cũng không quá kịch tính mà một nỗi buồn man mác, mất mát cứ thế len lỏi vào trong từng mạch máu:

cầu nát

tôi đứng bên bờ ngơ ngác

lòng đục nghẹn ngào trước nước quá trong

(khúc hát rời Nho Quế)

Những kết hợp như vậy làm cho câu thơ của Nguyễn Ngọc Tư có được vẻ duyên dáng riêng mà không mất đi cái sắc sảo vốn có của chị.

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w