Khái niệm cấu trúc

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 60 - 61)

6. Cấu cấu trúc luận văn

3.1.1. Khái niệm cấu trúc

Theo Từ điển tiếng Việt, cấu trúc (danh từ) là tổng hòa các mối quan hệ bên trong của một chỉnh thể, một hệ thống [47].

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, “cấu trúc” có hai nghĩa: 1. Sự biểu thị khái quát hóa các đặc trưng bất biến của các thành phần âm thanh, âm vị học, hình thái học, hình vị học trong bình diện quan hệ giữa chúng với nhau. Nghĩa là trong bình diện các quy tắc sử dụng các đơn vị ở cấp độ thấp hơn để kiến tạo nên các đơn vị ở cấp độ cao hơn; 2. Quan hệ ngữ pháp của các bộ phận trong một đơn vị cú pháp phức hợp [65].

Nhìn vào những định nghĩa trên nhìn chung phạm trù trung tâm của khái niệm cấu trúc chính là các mối quan hệ nội tại.

Với định nghĩa về cấu trúc như trên thì bất cứ một sự phân tích các mối quan hệ nào giữa các thành phần của một sự vật cũng là một sự phân tích cấu trúc, và một sự phân tích như vậy cũng có thể được gọi là một việc làm bằng phương pháp cấu trúc. Việc phân tích cấu trúc của tác phẩm văn học là hoàn toàn cần thiết và có ích, nhưng việc nó có một nghĩa hay nhiều nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào các dữ kiện của tác phẩm. Người đọc và nhà phê bình không thể và không có quyền hạn chế cũng như mở rộng ý nghĩa của nó vượt ra ngoài các dữ kiện của tác phẩm.

Theo giáo sư Cao Xuân Huy, “Cấu trúc là một thực thể có thể phân tích thành từng yếu tố, trong đó mỗi yếu tố sở dĩ có được cương vị của nó không phải vì một thuộc tính nội tại gì của nó mà vì mối quan hệ của nó với toàn thể

cấu trúc và với yếu tố khác cùng với nó làm thành cái cấu trúc ấy và chỉ vì những mối quan hệ ấy mà thôi. Vậy cấu trúc trước hết là một thực thể toàn vẹn chứ không phải là tổng số của những vật rời rạc được cộng lại với nhau mà thành” [25, tr. 386].

Một phần của tài liệu Từ ngữ và cấu trúc văn bản trong tập Chấm của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w