6. Đóng góp của luận văn
3.4. Thách thức lớn nhất đối với giáo dục phổ thông Quảng Ninh là mức độ
chênh lệch về giáo dục giữa các vùng miền
Ở một số trung tâm đô thị lớn như: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí giáo dục có những mặt phát triển nổi trội không chỉ so với các địa phương trong tỉnh mà còn nổi trội so với các tỉnh khác. Trong khi đó, ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo nơi điều kiện kinh tế, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp.
Mặc dù, tỉnh Quảng Ninh cùng với Đảng và Nhà nước đã có nhiều chế độ, chính sách sách đối với học sinh người đồng bào dân tộc miền núi, vùng khó khăn nhưng thực trạng giáo dục ở khu này cơ sở vật chất, phòng học còn vô vàn
thiếu thốn, học sinh phổ thông đi học chưa đông, chưa đúng lứa tuổi, càng lên lớp trên thì số học sinh người dân tộc càng ít, nhất là những nơi dân cư sống bằng nghề đánh bắt cá và thuần nông; tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao. Nguyên nhân là do hoàn cảnh gia đình các em quá khó khăn nên các bậc phu huynh ít chăm lo cho con em, động cơ học tập của học sinh chưa xác định đúng đắn, học yếu gây chán nản bỏ học và một phần cũng do chính sách hỗ trợ nhiều năm qua triển khai quá chậm. Bên cạnh đó Chương trình và nội dung giáo dục chưa thích hợp với đặc điểm và yêu cầu của miền núi. Số lượng giáo viên người dân tộc còn quá ít, trình độ của giáo viên còn thấp.
Thời gian qua, để rút ngắn hạn chế khoảng cách chênh lệch tỉnh đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều chính sách nhưng khoảng cách chênh lệch vẫn còn rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng phát triển giáo dục toàn tỉnh. Quảng Ninh có cả vùng biên giới, hải đảo nên khắc phục hạn chế này không chỉ là nhiệm vụ của Quảng Ninh mà cần có sự đầu tư, hỗ trợ của TW. Tỉnh và TW cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với điều kiện từng địa phương để nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn.
Trước hết, các địa phương trong tỉnh cần đầu tư phát triển vùng dân tộc theo hướng, xây dựng mạng lưới trường lớp phù hợp với điều kiện từng vùng: ưu tiên xây dựng loại hình trường công lập, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường dân tộc nội trú, phát triển hệ thống trường phổ thông bán trú. Để thực hiện hiệu quả tỉnh cần có chương trình cụ thể: Xây dựng trường nội trú cho lớp 3, lớp 4 ở những nơi dân cư phân tán (huyện: Tiên Yên-Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô), và cho các trường THCS và THPT những điểm chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập; cung cấp các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết mà thầy và trò không tự làm được; mỗi trường cần được xây dựng một tủ sách giáo dục. Cần thu hồi số sách giáo khoa phát cho học sinh sau một năm học để dùng cấp phát cho học sinh những năm sau tiếp tục sử dụng.
Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, học chỉ dừng lại ở mục đích biết đọc, biết viết các địa phương cần tuyền truyền giải thích về quyền lợi và nghĩa
vụ học tập cho nhân dân các dân tộc, tạo khí thế học tập sôi nổi, đi học đều, học đúng độ tuổi và đạt kết quả cao. Đặc biệt xóa bỏ tư tưởng nữ giới ở nhà sinh con không cần đi học, ý thức lao động sản xuất cao hơn là lo cho con đi học.
Đối với học sinh dân tộc đã hoàn thành chương trình THPT cần có chính sách ưu tiên, vận động các em thi vào các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.
Đối giáo viên từ miền xuôi lên tham gia giảng dạy, việc tiếp tục cho các giáo viên được hưởng phụ cấp thu hút để họ hỗ trợ gia đình yên tâm ở lại công tác. Đối với giáo viên chuyển cả gia đình lên công tác địa phương đó cần giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, được hưởng các trợ cấp như gia đình đồng bào lên tham gia phát triển kinh tế miền núi theo quy định của Nhà nước
Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ cho giáo viên, thực hiện khẩu hiệu “dân tộc nào có giáo viên của dân tộc ấy”, phương pháp và nội dung giảng dạy cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa hình, văn hóa của từng địa phương, không thể dập khuôn y nguyên chương trình giảng dạy của miền xuôi để mang lên miền núi. Đối với các xã chủ yếu làm nông nghiệp như: Thống Nhất, Lương Mông, Quảng Tân vào vụ mùa nhà trường cũng có thể linh hoạt cho học sinh nghỉ học từ 3-5 ngày tùy theo từng bản làng để hỗ trợ gia đình thu hoạch vụ mùa. Đối với xã huyện đảo sống bằng nghề đánh bắt ngoài biển như: Cô Tô, Quan lạn, Thắng Lợi cho học sinh nghỉ khi đến vụ đánh băt sứa để tranh gây ra hiện tượng học sinh tự ý bỏ học.
Đối với Đảng và Nhà nước: những chính sách của tỉnh sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không có sự hỗ trợ, chính sách biện pháp kịp thời từ TW. Đảng và Nhà nước cần ban hành chính sách phù hợp với nguồn lực, hiện trạng của tỉnh để đảm bảo thực thi chính sách, rút ngắn khoảng cách vùng miền:
Thứ nhất, đối với học sinh: cần quan tâm bổ sung kinh phí đến vấn đề dạy
tiếng dân tộc, xem xét về điều kiện thi tuyển vào các trường Nội trú để nâng cao chất lượng trong đó có tính lộ trình, đảm bảo cho con em người dân có điều kiện học tập trong các Trường Dân tộc nội trú nhất là những khu vực đặc biệt khó khăn: Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn.
Thứ hai, đối với việc đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số: các cấp, các ngành ở trung ương cần sớm hoàn thành việc lập quy hoạch cán bộ miền núi theo cơ cấu dân tộc từng vùng. Trong kế hoạch cần có chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng vùng, từng dân tộc, kèm theo việc thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ đã có và bổ sung thêm những điểm chưa hợp lý nhất là phát triển thêm các lớp bồi dưỡng thi đại học hoặc lớp dự bị đại học để đẩy mạnh việc tuyển chọn con em các dân tộc thiểu số, vào học các lớp dự bị đại học, cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật: chú ý các ngành hiện đang còn quá thiếu cán bộ như: quản lý kinh tế nông lâm nghiệp, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi...).
Thứ ba, về cơ sở vật chất: Nhà nước cần bổ sung một số chính sách chế
độ vẫn vướng mắc từ lâu nay, như: vấn đề kinh phí xây dựng trường, các chế độ đối với học sinh và giáo viên, tăng mức đầu tư ngân sách và kinh phí cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục ở miền núi một cách thoả đáng hơn, với tinh thần chịu tốn kém hơn miền xuôi và nơi kinh tế đã phát triển, nhất là những nơi ít dân, kinh tế còn nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn. Trước mắt, cần giải quyết, giúp đỡ về các mặt cho việc phát triển giáo dục phổ thông như: xây dựng và trang thiết bị trường sở, nơi ăn ở và các chế độ ưu đãi lương bậc, sinh hoạt phí, phụ cấp... đối với giáo viên và học sinh nội trú).
Thứ tư, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên: điều chỉnh, bổ sung những
điểm chưa cụ thể hoặc chưa phù hợp, như: lương, bậc và thời hạn nâng bậc, chế độ khám chữa bệnh, cung cấp lương thực, thực phẩm, chuyển vùng, nghỉ hưu, phụ cấp thâm niên công tác miền núi v.v... đối với các loại cán bộ các ngành ở miền núi, vùng cao, biên giới.
Đứng trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Giáo dục và đào tạo Quảng Ninh phải phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn và có những kế hoạch cụ thể để phát triển đáp ứng kịp tốc độ và triển vọng nền kinh tế xã hội của tỉnh, tạo ra thị trường lao động kỹ thuật mới.
KẾT LUẬN
Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào tạo có hệ thống của giáo dục. Đối với nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, bên cạnh việc huy động sức mạnh toàn dân tộc, mọi nguồn lực để: “Tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[37]
thì giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, trong đó giáo dục phổ thông là bộ phận cơ bản không thể thiếu trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vững bước xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong đợi.
1. Căn cứ vào tình hình KT-XH thực tế của tỉnh, vào những kết quả giáo dục hiện tại và vai trò quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh cùng chính quyền, nhân dân trong tỉnh đã quan tâm, chăm lo sát sao đến các điều kiện phát triển sự nghiệp giáo dục để giáo dục phổ thông ngày càng có hiệu quả, đồng bộ và thực chất hơn. Trong 10 năm (2001-2010) giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh bằng sự nỗ lực, biết phát huy những thế mạnh cũng như kế thừa và khắc phục những khó khăn trong những năm trước đó. Vì vậy đã và đang có bước phát triển khá toàn diện và bền vững.
Qua 2 giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, quy mô trường, lớp tiếp tục được phát triển, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú quy hoạch thống nhất, các trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên đã phủ kín, các trung tâm học tập cộng đồng đã hoàn chỉnh ở tất cả các xã, phường bước đầu phát huy tác dụng trong việc xây dựng xã hội học tập. Chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng vững chắc. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt số lượng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học tăng nhanh. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chăm lo và đầu tư phát triển. Công tác luân chuyển giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục các trường vùng khó khăn. Công tác XHHGD tiếp tục thu được kết quả tích cực, sau 10 năm các trường ngoài công lập phát triển ổn định, đặc biệt khối THPT. Vai trò an sinh xã hội được chú trọng, tạo cơ hội cho hàng nghìn học sinh được học trong môi trường giáo dục. Những thành tựu mà nền giáo dục tỉnh đã đạt được trong 10 năm qua đã đóng góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng KT-XH của tỉnh.
2. Tuy nhiên, do địa hình tỉnh phức tạp, cơ chế quản lý còn nhiều sai sót nên giáo dục phổ thông Quảng Ninh còn một số hạn chế. Vùng điều kiện KT- XH khó khăn, chất lượng giáo dục thấp, học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc huy động học sinh ra lớp và tỷ lệ đi học chuyên cần chưa cao. Quản lý hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tuy công tác triển khai ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin đã có bước đột phá nhưng ở một số đơn vị, địa phương trong dạy và học trong giáo viên, học sinh còn gặp nhiều khó khăn nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có điện lưới. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp học, vùng miền vẫn tồn tại. Phương pháp và chất lượng đào tạo của một bộ phận giáo viên
chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của giáo dục. Thách thức lớn nhất đối với giáo dục Quảng Ninh vẫn là mức độ chênh lệch về giáo dục giữa các vùng miền.
3. Từ thực tiễn những thành tựu và khó khăn của giáo dục phổ thông tỉnh Quảng Ninh cho thấy để phát triển giáo dục một cách hiệu quả ngành giáo dục cần tích cực tham mưu cho Đảng, chính quyền các cấp, chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể và chiến lược phát triển hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên. Đổi mới quản lý là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Hiện tại Quảng Ninh đang tập trung mọi điều kiện để hoàn thành đề án “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu mới”; tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia; tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả các Dự án ODA về giáo dục và đào tạo, thu hút nguồn tài trợ, các dựa án vay vốn để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị trường học nhất là khu vực khó khăn, khắc phục dần mức độ chênh lệch về giáo dục giữa các vùng miền.
Với những thành tích đã đạt được trong 10 năm (2001-2010), với những kinh nghiệm được đúc kết cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các địa phương và với nỗ lực phấn đấu của toàn Ngành vận dụng linh hoạt đường lối giáo dục phù hợp thực tiễn, sự nghiệp giáo dục và đào tạo phổ thông tỉnh Quảng Ninh sẽ có được những chuyển biến mạnh mẽ, tạo tiền đề đáp ứng tốt hơn yêu cầu hình thành lớp công dân mới trẻ và có năng lực, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, cho tỉnh trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Nxb Giáo dục, 2001
2. Bộ giáo dục và đào tạo,Chương trình giáo dục phổ thông, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2000
3.Cục thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001
4. Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông : Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, 2009. –
5. Cục thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003
6. Cục thống kê Quảng Ninh , Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006
7. Cục thống kê Quảng Ninh, Chỉ số phát triển con người tỉnh Quảng Ninh
(2000-2003). Nxb Thống kê, 2004
8. Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh – GD & ĐT (2011), Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục giai đoạn 2001-2010.
9. Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh – GD & ĐT (2010), Hội nghị tổng kết chương trình 10 năm giáo dục ngoài công lập tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000- 2010.
10. Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh – GD & ĐT (2010), Hội nghị tổng kết dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ninh (năm 2005 – 2010).
11. Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh, Giới thiệu về Sở Giáo dục và Đào tạo