Tích cực thực hiện đổi mới công tác quản lý Nhà nƣớc về giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 91 - 97)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.3.3.Tích cực thực hiện đổi mới công tác quản lý Nhà nƣớc về giáo dục

Quản lý Nhà nước về giáo dục là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục cho địa phương và phân cấp cho các cơ giáo dục và đào tạo. Ngay từ đầu năm học

24

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ GD&ĐT, Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel Quảng Ninh.

2005-2006, Ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật giáo dục (sửa đổi) một cách sâu rộng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo đảm đội ngũ cán bộ vững mạnh, đáp ứng kịp thời nguồn lực cán bộ.

Công tác thanh tra giáo dục được tiếp tục củng cố, tiến hành đổi mới với số lượng thanh tra ít hơn nhưng trách nhiệm cao hơn. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ngành đã tăng cường kiểm tra công tác thi, tuyển sinh THPT, cấp phát văn bằng, kiểm tra theo chuyên đề như: các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, dạy thêm, thiết bị dạy học… Đặc biệt năm 2008, trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 THPT đã đình chỉ 36 thí sinh không được dự thi vì không đủ điều kiện, hủy kết quả 07 bài vi phạm, xác minh 149 bằng tốt nghiệp phát hiện 6 văn bằng không hợp pháp[24, tr. 13]. Tất cả các trường hợp vi phạm đều được giao nộp cho các cơ quan chủ quản xử lý.

Năm học 2009-2010, để khắc phục triệt để tiêu cực trong nhà trường, Sở đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho 700 cộng tác viên thanh tra nhiệm kỳ 2009-2011[25]; thanh tra toàn diện được 10 cơ sở giáo dục, thanh tra hoạt động sư phạm của 20 giáo viên và các nội dung khác như: thanh tra hành chính, thanh tra, kiểm tra cuộc vận động “hai không”, các cơ sở ngoài công lập. Đặc biệt công tác dạy thêm, học thêm được ngành tập trung chấn chỉnh, qua thanh tra đã đình chỉ việc dạy thêm, học thêm của 1 đơn vị, 2 cơ sở dạy tại gia đình.

Do chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp thanh tra nên chất lượng giáo dục được nâng cao, các kỳ thi diễn ra nghiêm túc tạo điều kiện giáo dục tỉnh phát triển, hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng theo quy định, không có diễn biến phức tạp, không có khiếu kiện kéo dài, số lượng đơn thư giảm nhiều.

2.2.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Sau 5 năm thực hiện đẩy mạnh XHHGD, nhìn chung công tác XHHGD còn nhiều bất cập, XHH chưa theo kịp sự phát triển kinh tế, nhiều đơn vị vẫn

còn mang nặng tính bao cấp, trì trệ, thiếu năng động, chưa chủ động tìm nguồn, chỉ trông chờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

Từ khi có Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/5/2005 về: “Đẩy mạnh công tác XHHGD, y tế văn hóa và thể dục thể thao”. Tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực triển khai, cụ thể hóa chính sách khuyến khích và phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, tăng cường thực hiện các nhiệm vụ:

- Huy động nhiều nguồn lực, thu hút các thành phần kinh KT-XH, nhân dân tham gia vào hoạt động phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Đa dạng hóa các loại hình, phương thức hoạt động trong giáo dục, giảm áp lực và sự quá tải trong các trường công lập tạo điều kiện tập trung đầu tư cho các trường công lập.

Ngay từ đầu năm học 2005-2006, năm đầu tiên thực hiện giai đoạn II chiến lược phát triển giáo dục, các phòng giáo dục, nhà trường đã tăng cường mối quan hệ với các ban, ngành, đoàn thể đặc biệt Hội khuyến học tỉnh làm cho giáo dục nhà trường thật sự gắn bó với từng gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Hội khuyến học các cấp hoạt động có hiệu quả, mỗi cấp hội đều xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài với ngân sách lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục bình quân hàng năm đạt trên 30% tổng chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh, tỷ lệ nguồn thu XHHGD đạt trên 15% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo.

Đầu tư của Nhà Nước: Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm Nhà nước cấp khoảng 20 tỷ cho giáo dục để mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông. Việc mua sắm thiết bị dạy học chủ yếu từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu giáo dục của TW và tỉnh cấp.

Về huy động từ nhân dân, các nhà hảo tâm và doanh nghiệp thu được nhiều kết quả tích cực: Năm 2006, tổng số kinh phí huy động từ các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo là 52 tỷ đồng. Năm 2007, chỉ tính riêng các trường THPT ngoài công lập đã huy động được 112,7 tỷ đồng.

Năm 2009, nguồn kinh phí từ XHHGD đạt trên 100 tỷ đồng, năm 2010 đạt gần 180 tỷ đồng[26, tr. 15].

Toàn ngành vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đóng góp, hỗ trợ dưới mọi hình thức. Bà Đàm thị Lộc[26] tài trợ 10 tỉ đồng xây trường tiểu học Tiền An[27]. Tháng 1/2010 Ngành đã tặng bằng khen cho 1 doanh nghiệp và 3 nhà hảo tâm đã đóng góp nguồn tài trợ cho giáo dục và đào tạo tỉnh.

Để công tác XHHGD phát huy vai trò, đáp ứng yêu cầu công cuộc CNH- HĐH đất nước, tháng 11-2008 tại Đại hội Công đoàn giáo dục nhiệm kỳ 2008- 2012 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra nhiều chủ trương tăng cường các hoạt động xã hội hóa giáo dục, với các chính sách về đất đai, khuyến khích đầu tư xây dựng các trường ngoài công lập, thực hiện đa dạng hóa, thẩm định các đề án chuyển đổi, quy hoạch phát triển trường ngoài công lập.

Do thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, công tác XHHGD trên địa bàn tỉnh đạt nhiều thành tựu: Năm học 2009-2010, đã thành lập thêm 01 trường liên cấp ngoài công lập là tiểu học-THCS-THPT Trần Hưng Đạo tại huyện Đông Triều nâng tổng số trường THPT và trường liên cấp có cấp THPT là 54 trường[28]

, thành lập thêm 01 trường ngoài công lập là tiểu học – THCS - THPT Hồng Quảng (Huyện Yên Hưng) góp phần đa dạng hoá các loại hình giáo dục, đáp ứng phần nào nhu cầu học tập của học sinh trong tỉnh.

Hàng năm học sinh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc chương trình 135 được phát vở không thu tiền, được miễn giảm học phí. Học sinh các trường dân tộc nội trú được hưởng chế độ học bổng và các chế độ khác như chăn, áo ấm, sách vở, tiền đi lại, bảo hiểm…

26 Quê xã Tiền Giang, hyện Yên Hưng

27 Trường bàn giao, sử dụng tháng 8/2009

Từ năm 1999 đến nay, rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã bỏ vốn đứng ra thành lập trường ngoài công lập. Nhờ đó, các loại hình trường, lớp cũng trở nên đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Sau 10 năm xây dựng hiện toàn tỉnh có 31 trường ngoài công lập ở cả 4 cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT, chiếm trên 5% tổng số trường trên toàn tỉnh, các mô hình dần tạo lòng tin về trường ngoài công lập. Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, bà con xã hội hoá bằng cách góp gạo, góp công cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh, nhất là học sinh diện ''nội trú dân nuôi''.

Tuy nhiên cơ sở vật chất của các trường THPT ngoài công lập còn nhiều hạn chế. Hầu hết sau khi có quyết định thành lập, các trường mới chỉ xây dựng được một số hạng mục của đề án thành lập trường được UBND tỉnh phê duyệt như: khu nhà học, nhà làm việc, khu vệ sinh, ga ra để xe đạp, xe máy. Còn các công trình khác như: phòng học đủ cho học sinh học một ca, phòng thực hành bộ môn, phòng tin học, khu giáo dục thể chất... chưa được đầu tư xây dựng đúng theo tiến độ.

Mặc dù còn một số hạn chế nhưng so với giai đoạn trước công tác XHHGD đã tạo được những bước tiến mới, diện mạo ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã có những bước thay đổi đáng kể; quy mô ngày càng mở rộng; chất lượng được nâng lên; xã hội hóa trở thành một xu thế tất yếu, động lực để thúc đẩy giáo dục phát triển. Hệ thống các trường ngoài công lập trong giai đoạn 2006- 2010 ngày càng hoàn chỉnh được xem là một trong những thành công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. XHHGD đã góp phần to lớn vào công cuộc đào tạo nhân lực, nhân tài cho Quảng Ninh và đất nước.

Tiểu kết:

Như vậy sau 5 năm thực hiện chiến lược giáo dục theo đường lối CNH- HĐH nền giáo dục phổ thông Quảng Ninh đã có nhiều thay đổi, ngày càng hoàn thiện. Để giáo dục có thể trở thành động lực thúc đẩy KT-XH hơn nữa trong giai đoạn 2006-2010, toàn ngành tiếp tục thực hiện những chủ trương của Nhà nước, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn vốn, cơ sở vật chất, đổi mới mới cơ chế quản lý đảm bảo giáo dục tỉnh phát triển một cách bền vững. Đến năm 2010 ngành giáo dục phổ thông Quảng Ninh có đủ loại hình, quy mô trường, lớp tiếp tục được phát triển. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đã được chuyển giao về cấp tỉnh quản lý trực tiếp để có quy hoạch thống nhất, tạo điều kiện đầu tư có trọng điểm. Hệ thống các trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên đã phủ kín ở 14 huyện (TX, TP). Hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng đã hoàn chỉnh ở tất cả các xã, phường bước đầu phát huy tác dụng trong việc xây dựng xã hội học tập.

Chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng vững chắc. Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp 5 tiểu học đạt 99,9%; kết quả xét hoàn thành chương trình lớp 9 THCS đạt 99,6%. Đặc biệt, năm học 2009-2010 là năm thứ 4 liên tiếp kết quả thi tốt nghiệp THPT của tỉnh đứng đầu trong 15 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và trong tốp 10 tỉnh của toàn quốc có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhất, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS toàn tỉnh được giữ vững. Các kỳ thi tốt nghiệp diễn ra nghiêm túc, tỷ lệ đỗ vào các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng cao phản ánh thực chất chất lượng giáo dục.

Ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Ngành giáo dục và đào tạo được thực hiện có chiều sâu và đạt tính hiệu quả rõ rệt, nổi bật.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt số lượng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học tăng nhanh, tiệm cận với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã đề ra. Việc triển khai Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trong năm 2010 có bước đột phá quan trọng. Đặc biệt đã khắc phục được những yếu kém của công tác XHHGD giai đoạn trước. Như vậy so với giai đoạn trước và sau 10 năm quyết tâm cố gắng, nhu cầu học tập của con em nhân dân ngày càng được đáp ứng đầy

đủ, điều kiện đầu tư cho giáo dục phổ thông được nâng lên ở mọi vùng miền trong tỉnh. Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Các thế hệ học sinh, đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Quảng Ninh xứng đáng là một khu vực kinh tế phát triển cao của đất nước

Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu phát triển CNH-HĐH, không bị tụt hậu so với khu vực giáo dục tỉnh cần khắc phục một số hạn chế:

Ở những vùng điều kiện KT-XH khó khăn và một số trường THPT ngoài công lập: chất lượng giáo dục còn thấp, học sinh có học lực yếu, kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, chất lượng đội ngũ của một bộ phận giáo viên còn chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của công tác dạy và học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và khắc phục tình trạng dạy học theo cách "đọc- chép" chưa được triển khai có hiệu quả, đặc biệt tại các đơn vị giáo dục ở một số huyện miền núi. Một số địa phương còn chưa tích cực trong việc tham mưu triển khai thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 91 - 97)