6. Đóng góp của luận văn
2.2.3.2. Chăm lo đầu tƣ phát triển đội ngũ giáo viên
Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhận thức được điều đó trong những năm qua đội ngũ giáo viên của tỉnh ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đảm bảo tương đối đủ các bộ môn cho vùng ưu tiên, huyện miền núi. Song nhìn chung, đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn tồn tại bất cập, thừa thiếu cục bộ,
chưa thực sự chủ động sáng tạo trong giảng dạy nên còn nhiều hạn chế trước yêu cầu về đổi mới chương trình và dạy sách giáo khoa mới.
Trước khó khăn đó, toàn ngành quán triệt sâu sắc và triển khai quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Chính phủ và đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006-2010” của tỉnh. Để giải quyết kịp thời tình trạng thiếu giáo viên cục bộ một số bộ môn như: Lý, Hóa, Giáo dục công dân, ở khu vực miền núi, hải đảo. Tháng 12/2010 Sở đã phối hợp với trường Cao đẳng sư phạm tỉnh bồi dưỡng và cấp chứng chỉ giáo dục thể chất cho 141 giáo viên tiểu học khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo viên. Sở đã tăng cường luân chuyển giáo viên cho các vùng khó khăn với khối trực thuộc, nhờ vậy tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục vùng khó khăn, các trường ngoài công lập.
Để đảm bảo chất lượng dạy và học, đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ, Sở đã tiến hành tinh giảm biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của chính phủ. Năm 2008: giải quyết chính sách cho 24 cán bộ, giáo viên được về hưu sớm với số tiền chi trả 816 triệu đồng, năm 2009: 27 cán bộ, giáo viên và năm 2010: 16 cán bộ, giáo viên được giải quyết về hưu sớm. Đồng thời công tác nâng cao trình độ cũng được chú trọng. Từ năm 2006-2010, Sở đã cử 151 cán bộ giáo viên đi học cao học và nghiên cứu sinh (trong đó năm 2006: 40 người, 2007: 36 người, 2008: 37 người, năm 2009: 21 người, năm 2010: 17 người). Với việc thực hiện tốt các đề án, chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên phổ thông các cấp đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng nhanh. Năm học 2009-2010 tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên toàn ngành là 18.967 người, trong đó biên chế là 15.475 người giáo dục phổ thông có gần 98,15% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn[23]
.
Tỷ lệ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên
23 Hiện chỉ còn một số giáo viên thể dục ở cấp Tiểu học, THCS, giáo viên Tin học THPT và Nhạc họa, Mỹ thuật THCS chưa đạt chuẩn
Đơn vị: % Năm học Tiểu học THCS THPT Tỷ lệ trên chuẩn Tỷ lệ đạt chuẩn Chưa đạt Tỷ lệ trên chuẩn Tỷ lệ đạt chuẩn Chưa đạt Tỷ lệ trên chuẩn Tỷ lệ đạt chuẩn Chưa đạt 2006- 2007 35,65 63,24 1,11 17,6 82,3 0,1 2,8 93,1 4,1 2007- 2008 38,8 60,3 0,1 19,0 80,7 0,3 4,0 92,0 4,0 2008- 2009 56,0 43,7 0,3 18,5 81,3 0,2 3,7 94,45 1,85 2009- 2010 62,9 36,8 0,3 31,3 68,5 0,2 5,1 93,05 1,85
Nguồn: phòng tư liệu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh.
Như vậy, sau 4 năm thực hiện đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006-2010”, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn ở cả 3 cấp ngày càng được nâng cao, tỷ lệ chưa đạt chuẩn chủ yếu tập trung ở bậc THPT nhưng đang có xu hướng giảm, số giáo viên chưa đạt chuẩn ở các năm học chủ yếu thuộc vùng núi cao và chiếm tỷ lệ nhỏ. Tháng 11/2010 trong “Lễ trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú lần thứ XI và tuyên dương nhà giáo tiêu biểu năm học 2009-2010”, tỉnh Quảng Ninh vinh dự có 6 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Trình độ chính trị: không chỉ chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, công tác nâng cao trình độ chính trị cũng được quan tâm. Tỷ lệ đảng viên toàn ngành của tỉnh chiếm 35,8 % tổng số cán bộ, giáo viên. Năm 2010: nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dục ngành, Sở đã cấp phát 123 bộ máy vi tính tới các trường tiểu học, PTCS, THCS và tổ chức tập huấn 6 lớp cho 185 hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông về chương trình quản trị hiệu quả trường học; cử 17 cán bộ, giáo viên đi học cao học; cử 22 cán bộ quản lý các trường THPT, các Phòng giáo
dục và đào tạo đi học quản lý giáo dục tại Học viện Quản lý giáo dục.
Đời sống giáo viên: Ngày càng được nâng cao và cải thiện với nhiều chính
sách ưu đãi. Đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn được hưởng mức trợ cấp hằng tháng bằng 1,5 lần so với mức trợ cấp hằng tháng. Nữ giáo viên nếu đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi được hưởng thêm 0,5 lần mức lương tối thiểu/tháng đảm bảo từ sau năm 2010 không còn tình trạng thiếu giáo viên có chất lượng ở tất cả các cấp học, môn học.
Năm học 2008-2009: toàn Ngành đã ủng hộ cho cán bộ, giáo viên của 03 huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ chịu ảnh hưởng do hoàn lưu của cơn bão số 6 được tổng số tiền là 1.317 triệu đồng. Hưởng ứng lời phát động ủng hộ đồng bào lũ lụt của Phó Thủ tướng, Sở đã hỗ trợ 370 gia đình các thầy giáo, cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu với tổng số tiền là 111 triệu đồng[24]
.
Mặc dù tình trạng tình trạng thiếu giáo viên có chuyên môn cao ở vùng khó, hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử, tình trạng dạy học theo cách “đọc-chép” vẫn tồn tại. Song so với giai đoạn trước đã có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt năm học 2009-2010, ngành đã tích cực thực hiện kế hoạch đào tạo giáo viên giai đoạn 2009-2015 đáp ứng nhu cầu giáo viên của các cấp học tại trường Cao đẳng sư phạm tỉnh và các trường đại học. Riêng năm học 2009-2010, Ngành đã tổ chức 4 lớp dạy tiếng dân tộc Dao Thanh Phán cho 150 cán bộ, viên chức công tác tại vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.