Nâng cao chất lƣợng đào tạo

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 76 - 82)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.1.2. Nâng cao chất lƣợng đào tạo

Trong những năm qua bằng sự phấn đấu không ngừng, chất lượng giáo dục phổ thông của Quảng Ninh đã được nâng lên một cách toàn diện. Quảng Ninh là tỉnh thứ 31/64 tỉnh thành trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng cao, Quảng Ninh cũng là tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao so với trung bình cả nước (99,22% so với cả nước 90,85% năm học 2004-2005). Mặc dù vậy, chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về nhân lực của thời kỳ cả nước thực hiện CNH, HĐH. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục - dạy và học một cách toàn diện, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh đã triển khai thực hiện:

- Đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; tăng cường thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi; tìm giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng các kỳ thi.

- Đối với các huyện miền núi nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh, đề ra nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học. Dạy học sát đối tượng, dạy

chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ để học sinh có điều kiện học tập, vui chơi, gắn bó hơn với trường lớp, thầy cô và bạn bè…

- Quảng Ninh đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động khuyến khích xã hội học tập như: “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”, “Tháng 9 khuyến học”, phong trào “Ba đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ giấy bút), phong trào “Ba đỡ đầu” (đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi thành tài, đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên), “Phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, đơn vị, khu dân cư hiếu học”… đã tạo ra không khí học tập trong toàn xã hội.

Nhờ vậy, kết quả học tập loại khá giỏi tăng lên, loại yếu kém tiếp tục có xu hướng giảm trong từng bậc học. Năm học 2005-2006 tỷ lệ học lực loại giỏi ở tiểu học là: 22,6%, THCS: 9,71%, PTTH: 1,94%. Tỷ lệ học sinh yếu kém giảm và chiếm tỷ lệ nhỏ: tiểu học: là 4,16%, THCS: 7,21% THPT:12,88% . Tỷ lệ học sinh yếu kém phản ánh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp của cấp học.

Kết quả thi tốt nghiệp, lên lớp ngày càng ổn định, Quảng Ninh là tỉnh có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao và tăng trưởng vững chắc sau 4 năm thực hiện cuộc vận động “hai không”. Năm học 2005-2006, năm đầu tiên không tổ chức thi tốt nghiệp THCS, năm thứ 2 không tổ chức thi tốt nghiệp THPT, do tăng cường công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy và học, xây dựng nền nếp ổn định ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết quả xét tốt nghiệp bậc THCS đạt tỷ lệ: 99,35%,

THPT đạt 98,99%, bổ túc THPT đạt 99,25%[23, tr. 4]. Năm học 2009 - 2010:

Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp 5 tiểu học: 99,98%; kết quả xét hoàn thành chương trình lớp 9 THCS: 99,57%; kết quả thi tốt nghiệp THPT: 98,64%[17]; Bổ túc THPT: 98,82% [18].

Đặc biệt năm 2008-2009: tỉnh có 03 đơn vị tỉ lệ thí sinh đỗ 100% là: THPT

Hoàng Quốc Việt, THPT Cẩm Phả, THPT Chuyên Hạ Long. Kết quả thi tốt

17 Cao hơn tỷ lệ chung của toàn quốc là: 6,07%,

nghiệp của tỉnh cũng đứng đầu trong 15 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc[19] và trong tốp 10 tỉnh của toàn quốc có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT trên 90%, tốp 5 tỉnh của toàn quốc có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Bổ túc THPT cao trên 70%.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, giáo dục mũi nhọn tiếp tục được củng cố và tăng cường nhằm lựa chọn những học sinh có chất lượng vào đội tuyển và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em ôn thi, cũng như giáo viên có chuyên môn cao để ôn luyện nên số lượng và chất lượng giải qua các năm học không ngừng được tăng lên.

Năm học 2005-2006, tổng số đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh là 2.340 giải, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đạt 24 giải. Kỳ thi học sinh giỏi môn máy tính Casio cấp khu vực đạt 11 giải[23, tr 3].

Tiếp nối những thành tích trên, năm học 2009-2010: Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Quảng Ninh đạt 47 giải. Kỳ thi giải toán bằng máy tính cầm tay toàn quốc đạt 8 giải. Đặc biệt một số trường ở vùng còn những điều kiện khó khăn như: THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Quảng La, THCS Quảng An đã có học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn giải toán trên máy tính cầm tay lớp 12 và môn Địa lý lớp 9 THCS. Năm 2009, học sinh Quảng Ninh thi đỗ và đã nhập học vào các trường đại học, cao đẳng là 7.020 học sinh (tăng 981 thí sinh so với năm 2008, tăng 3.560 thí sinh so với năm 2005).

Tuy nhiên, để chất lượng giáo dục được nâng lên một cách toàn diện, ngành tiến hành đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Muốn chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện và lâu dài, vấn đề đặt ra đối với toàn ngành phải nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất lối sống giáo viên. Vì vậy tỉnh hết sức chú trọng, quan tâm thực hiện chỉ thị số 06-CT-TW của Bộ chính trị ngày 07/11/2006 về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Hưởng ứng cuộc vận động ngay từ cuối năm 2006 đầu năm học 2007 các đơn vị đã tiến hành mở các lớp bồi dưỡng, học tập, trao đổi, thảo luận để đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh phấn đấu: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, tổ chức hội thi: “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt toàn ngành đẩy mạnh thực hiện phong trào:

- Mỗi cán bộ, giáo viên có 1 sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học và quản lý.

- Mỗi trường có 1 kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học.

- Mỗi phòng giáo dục và đào tạo có 1 sáng kiến đổi mới phương pháp quản lý.

Sau 3 năm triển khai cuộc vận động phẩm chất đạo đức đội ngũ nhà giáo đã có những thay đổi đáng kể. Nhiều tấm gương tận tụy vì học sinh, cống hiến vì sự nghiệp đổi mới được biểu dương: Cô giáo Vũ Hồng Tiến (Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Hạ Long), thầy giáo Nguyễn Hồng Quảng (Trường THCS Mạo Khê II), thầy giáo Doãn Văn Toàn (Trường THPT Trần Phú)… Bên cạnh đó phẩm chất đạo đức nhà giáo được nâng cao, nếu như năm học 2007- 2008 tỉnh xử lý kỷ luật 06 giáo viên vi phạm đạo đức thuộc các trường: THPT Ba Chẽ, THPT Hải Đông, phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên Uông Bí. Kết thúc năm học 2009-2010 toàn tỉnh không có hiện tượng nào vi phạm đạo đức nhà giáo, có 22 đơn vị tổ chức bầu chọn và vinh danh cán bộ quản lý và giáo viên tiêu biểu được học sinh yêu quý.

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tich trong giáo dục”. Tích cực thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là 2 vấn đề bức xúc nhất mà toàn xã hội và ngành giáo dục nói chung và giáo dục tỉnh Quảng Ninh cần phải quyết tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để

giảm thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra và đánh giá đúng thực lực học sinh cũng như chất lượng giáo dục. Toàn ngành giáo dục đã tăng cường triển khai thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tứng chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”.

Toàn tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát chất lượng học sinh đầu năm ở các bộ môn, xác định những trường hợp học sinh “ngồi sai lớp”, học sinh yếu kém, học sinh chưa tốt nghiệp THPT từ đó đưa ra biện pháp giúp đỡ:

- Ở cấp tiểu học tiến hành bàn giao trách nhiệm trực tiếp cho hiệu trưởng, giáo viên đứng lớp vào dịp đầu năm học về chất lượng học sinh.

- Phát động phong trào mỗi giáo viên dạy 02 tiết/tuần không tính thù lao để bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Tích cực đổi mới, kiểm tra, đánh giá nhằm đánh giá thực chất, khách quan, phản ánh trung thực kết quả học tập của học sinh.

Nhờ thực hiện những giải pháp kịp thời đúng đắn, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tich trong giáo dục” qua hơn 3 năm thực hiện đã đi vào chiều sâu và đạt được kết quả cao có tác dụng thúc đẩy giáo dục phát triển. Tình trạng học sinh yếu kém đã được khắc phục, tỷ lệ học sinh bỏ học từ năm học 2007-2008 giảm đáng kể do làm tốt công tác tuyên truyền vận động.

Đến năm học 2009-2010 không có hiện tượng cán bộ, giáo viên vi phạm quy chế thi, kiểm tra; không có hiện tượng thí sinh gian lận trong các kì thi. Trật tự, kỷ cương thi cử trong toàn ngành đã có chuyển biến căn bản, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 được thực hiện nghiêm túc, an toàn, khách quan, chính xác và công bằng ở tất cả các quy trình.

Chất lượng giáo dục của cuộc vận động “hai không” đã phản ánh sự chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học, việc giảng dạy và học tập thực chất đã đi dần vào nền nếp. Kết quả đó phù hợp với sự phấn đấu nỗ lực của học sinh, giáo viên trong thời gian qua và được xã hội, nhân dân chấp thuận, làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của xã hội, nhà trường, học sinh và cha mẹ học

sinh.

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”[20]

Nhằm tạo ra 1 môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, thu hút học đến trường. Phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh là yêu cầu rất quan trọng khi mà bạo lực học đường, tệ nạn xã hội đang diễn ra hàng ngày trong các trường phổ thông. Toàn ngành đã tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 về phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” các trường học đã xây dựng các chương trình phù hợp tình hình thực tế từng địa phương trong tỉnh. Qua 2 năm thực hiện 5 nội dung quan trọng đã được Ngành tập trung chỉ đạo đạt được nhiều thành tích.

Năm học 2009-2010, các đơn vị trường học tiếp nhận chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, các công trình, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng và hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, sưu tầm, xây dựng tủ sách pháp luật trong các nhà trường. Đến nay, 100% các nhà trường đã xây dựng được nội quy và quy tắc ứng xử văn hoá.

Liên ngành giáo dục và đào tạo – Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ và chính quyền địa phương, các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm... đã phối hợp giúp đỡ được 11.987 /12.035 học sinh (đạt 99,6%) “đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở” và học sinh thuộc diện đau yếu, bệnh tật, nhiễm HIV/AIDS... Sở giáo dục và đào tạo cũng đã phối hợp với Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, Hội khuyến học triển khai hỗ trợ 1.000 góc học tập

20 Với 5 tiêu chí: 1.Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. 2.Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. 3.Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 4.Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. 5.Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

với tổng trị giá 1 tỷ đồng[21] cho trẻ em tàn tật, mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang học tại các trường phổ thông trong tỉnh.

Nhìn chung, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng thi đua ở tất cả các cấp học. Năm học 2009-2010: 135/598 trường được công nhận: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 (đạt 22,5%). Trong đó: Cấp học tiểu học: 50/172 trường (đạt 29,0%); cấp học THCS: 43/190 trường (đạt 22,6%); cấp học THPT:13/53 trường (đạt 24,5%)[26, tr. 4].

Trong năm 2009, Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên phối hợp với Viện khoa học giáo dục tổ chức tập huấn công tác xây dựng thư viện thân thiện cho 127 cán bộ quản lý thư viện ở tất cả các trường THCS, THPT. Nhằm xây dựng một môi trường học tập xanh – sạch – đẹp, các địa phương trong tỉnh đã trồng được 28.868 cây xanh. Nhiều trường học đã có sáng kiến mới như: THPT Hoàng Quốc Việt tổ chức “Lễ vinh danh học sinh lớp 12” vào dịp khai giảng năm học mới, THPT Bạch Đằng có mô hình “Xây dựng trường học là môi trường thân thiện”, THPT Trần Phú triển khai phong trào thi đua: “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”, THPT Cẩm Phả: tổ chức đêm cắm trại, dạ hội thân thiện...

Phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xã hội và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, chú trọng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt giáo dục đạo đức, nhân cách.

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)