Trong 10 năm phát triển giáo dục (2001-2010), giáo dục Quảng Ninh đã

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 103 - 111)

6. Đóng góp của luận văn

3.2. Trong 10 năm phát triển giáo dục (2001-2010), giáo dục Quảng Ninh đã

đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng

Thứ nhất, mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh phổ thông tỉnh Quảng

Ninh không ngừng được kiện toàn và duy trì ổn định trên toàn tỉnh. Do yêu cầu

học tập của nhân dân không ngừng tăng lên, ngành giáo dục đã tiến hành mở rộng, sắp xếp mạng lưới trường lớp đảm bảo cho khu vực miền núi, vùng khó khăn con em đều được đến trường. Cùng với đó, hình thức đào tạo đa dạng đầy đủ các loại hình trường lớp: trường công lập ngày càng khang trang hiện đại, trường ngoài công lập phát triển cả về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, các huyện miền núi trường lớp ngày càng kiên cố, trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên phủ kín ở 14 huyện (TX,TP) đáp ứng đầy đủ nhu cầu người học.

Ở khu vực khó khăn: miền núi, biên giới, hải đảo. Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp trước đây còn diễn ra phổ biến. Do đặc điểm là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, phần lớn là các dân tộc thiểu số sinh sống rải rác, không tập trung nên việc quy hoạch mạng lưới trường học còn gặp khó khăn, khó đáp ứng khoảng cách đi học hợp lý, phù hợp với các đối tượng học sinh theo từng cấp học. Tuy nhiên sau 10 năm nỗ lực thực hiện mở rộng quy mô các cấp học, các huyện đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bán trú, dân nuôi. Ngay cả huyện Ba Chẽ từng được trao danh hiệu là địa phương có nhiều “không” nhất trong toàn tỉnh: không đường giao thông, không điện, không trường học, không chợ và không có hệ thống thuỷ lợi. Cuộc sống của nhân dân khó khăn, thiếu

thốn trăm bề. Nhờ sự hỗ trợ Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, đến Ba Chẽ hôm nay sẽ thấy niềm vui của đồng bào các dân tộc trước những ngôi trường được xây dựng khang trang, những con đường bê tông trải dài, những dòng nước mát tưới tiêu đến tận các cánh đồng. Năm 2010, chương trình 135 ở các huyện miền núi về cơ bản đã hoàn tất giai đoạn II (2006-2010). Nhìn lại thành quả sau những năm thực hiện có thể thấy các huyện miền núi, hải đảo với diện mạo mới mẻ, đổi thay đang hiện hữu.

Ở khu vực thuận lợi: thành thị và đồng bằng, hệ thống các trường ngoài công lập phát triển mạnh mẽ, là nguồn giáo dục chất lượng cao cho hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Việc mở rộng mạng lưới trường lớp được coi là 1 thành công, bước đi tất yếu của sự nghiệp giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của nhân dân trong việc lựa chọn loại hình đào tạo phù hợp với điều kiện của mỗi người.

Quy mô trường lớp phát triển không ngừng, hệ thống trường lớp được đưa về tận các thôn, bản đã đóng góp thành công trong việc duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, mạng lưới trường THPT được phân bố khắp địa bàn tỉnh, nhất là những nơi có điều kiện kinh tế phát triển như: thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thành phố Uông Bí… và mục tiêu đến năm 2015 sẽ quyết tâm hoàn thành phổ cập giáo dục trung học trong toàn tỉnh.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới giáo dục trường lớp, số lượng học sinh phổ thông có nhiều biến động theo hướng tích cực, số lượng học sinh tương đối ổn định ngoại trừ học sinh tiểu học.

Trong giai đoạn 1 (2001-2005): Do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, số lượng học sinh tiểu học liên tục giảm từ 3,8% (2001) đến 5,92% năm 2005. Bên cạnh đó, vùng núi, hải đảo: do thực hiện tốt giáo dục tiểu học vùng khó đến cuối năm 2004 tỷ lệ trẻ em đến tuổi vào học lớp 1 đạt tỷ lệ trên 90%. Các trường THCS, PTCS vùng sâu, khó khăn đều có lớp nội trú dân nuôi, 6

huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh: Bình Liêu, Hải Hà, Cô Tô, Đầm Hà, Hoành Bồ, Ba Chẽ, cũng bắt đầu xây dựng trường tiểu học.

Đến giai đoạn 2 (2005-2010): số lượng học sinh ở cấp tiểu học tiếp tục được giảm (giảm 4.498 em). Bên cạnh đó do làm tốt công tác XHH và phát triển giáo dục vùng khó khăn, số lượng học sinh ngoài công lập và dân tộc nội trú tăng lên đáng kể. Sau 5 năm số lượng học sinh THPT ngoài công lập tăng: 8.801 em, nội trú dân nuôi tăng 1.900 em.

Tính chung trong 10 năm số lượng học sinh tiểu học và THCS giảm nhanh trong đó học sinh tiểu học giảm 25.702 em, THCS giảm 6.185 em, đây là xu hướng phát triển của một nền giáo dục vững chắc. Có được kết quả đó là do thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kế hoạch hoá gia đình, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất có trọng điểm, đất đai xây dựng trường lớp. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS được duy trì, củng cố vững chắc, thành phố Uông Bí là địa phương đầu tiên trong tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, 14/14 đơn vị cấp huyện, 186/186 đơn vị cấp xã tiếp tục duy trì, giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

Bên cạnh kết quả trên, xây dựng trường chuẩn quốc gia tạo bước chuyển mạnh mẽ đối với giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới. Kết thúc giai đoạn 1 năm học 2004 - 2005, số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh có 85 trường trong đó: bậc Tiểu học: 80, THCS: 4, THPT: 1. Trong giai đoạn tiếp theo, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh. Với 5 tiêu chí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Quảng Ninh đặc biệt chú trọng đến tiêu chí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh vì đây là tiêu chí liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo dục. vì vậy đến tháng 7-2010, số trường chuẩn quốc

gia toàn tỉnh lên đến 188 trường ở các cấp học [30]. Trong đó, bậc tiểu học: 119 trường[31]

; THCS : 56 trường; THPT: 13 trường. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 235 trường chuẩn quốc gia ở các cấp học vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã đề ra.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hơn nữa tỉnh tăng cường thực hiện: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đạt được hiệu quả rõ rệt, nổi bật.

Bằng sự tăng cường đầu tư, quan tâm chỉ đạo của toàn tỉnh, sự nỗ lực của nhà trường, gia đình và các em học sinh, đã tạo được nguồn lực tổng hợp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, toàn diện đặc biệt về đạo đức và nhân cách. Nhìn tổng thể phong trào thi đua đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Cùng với đó, thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về phẩm chất đạo đức nhà giáo gắn với việc học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ. Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục triển khai thực hiện ít nhất có 1 đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý, mỗi trường đều có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Sau 3 năm triển khai cuộc vận động tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống, toàn tỉnh không có hiện tượng nào vi phạm đạo đức nhà giáo. Đây là thành quả quan trọng của tỉnh sau nhiều năm phấn đấu tạo điều kiện kiện toàn hệ thống giáo dục trong thời kỳ mới.

Thứ hai, chất lượng giáo dục được nâng cao thể hiện sự phát triển vững chắc, ổn định.

30 Đạt tỷ lệ 44,2 % so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã đề ra là hết năm 2010 sẽ đạt chuẩn quốc gia là 45% ở các cấp học

Toàn ngành đã thực hiện dạy đúng, đủ theo chương trình hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo ở từng cấp học.

Đối với cấp tiểu học chương trình các môn học được thực hiện hiệu quả, linh hoạt. Cấp THCS, THPT việc đổi mới nội dung, phương pháp được thực hiện nghiêm túc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chấm dứt việc dạy học: “đọc - chép” trong các giờ học chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính chủ động. Từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang mô hình nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong đó chú ý đặc biệt đến phát triển tư duy.

Trong những năm qua để phát huy được tính chủ động sáng tạo, tăng cường năng lực tự học, phát huy tính tích cực các môn học ngành giáo dục tỉnh đã triển khai thực hiện đổi mới với phương pháp dạy học đối với các môn: lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Việc sử dụng đồ dùng trực quan (bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu) mang tính minh họa dựa vào đồ dùng trực quan để trình bày kiến thức, các loại tài liệu tham khảo công tác triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên các cấp đạt hiệu quả cao, đến cuối năm 2009: việc thực hiện triển khai chương trình và SGK cơ bản đã đi vào nề nếp 100% giáo viên THCS, THPT đủ điều kiện hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III.

Với những cố gắng đó chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi tăng, tỷ lệ học sinh học lực yếu kém giảm mạnh. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT diễn ra nghiêm túc, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm học 2009-2010 đạt tỷ lệ cao, cao hơn tỷ lệ chung của toàn quốc[32].

Chất lượng giáo dục toàn diện tại các trường phổ thông cũng được tăng cường, ngoài việc bảo đảm chất lượng giảng dạy của từng bộ môn, trường còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Công tác giáo dục chính trị, pháp luật, kỹ

năng sống được chú trọng nhằm ngăn chặn tiêu cực học đường: bạo lực học đường, ma túy, tai nạn giao thông.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được củng cố và duy trì. Số học sinh giỏi đạt cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia ngày càng chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt từ năm học 2007-2008 tỉnh tăng thêm đội tuyển học sinh giỏi tiếng Trung Quốc. Đặc biệt là 2 trường: THPT chuyên Hạ Long, THPT Hòn Gai chất lượng học sinh giỏi luôn dẫn đầu trong toàn ngành. Trường tiểu học Trần Quốc Toản (TP. Hạ Long) là trường đầu tiên trong tổng số trên 36.000 trường học của toàn quốc được công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ cao nhất (Cấp độ 3)[33]

một cách xuất sắc với kết quả to lớn. Về chỉ số đạt: 97/99 (98%), về tiêu chí: 31/33 (94%).

Giáo dục miền núi, vùng khó là một nội dung quan trọng, nổi cộm của tỉnh. Chính vì vậy tỉnh thực hiện nhiều chính sách ưu tiên phát triển: chế độ ưu đãi lương bậc, sinh hoạt phí, phụ cấp... đối với giáo viên, hỗ trợ cho học sinh nội trú dân nuôi 200.000 đồng/tháng/học sinh, cùng đồ dùng học tập, SGK; hỗ trợ tiền ăn trưa để các em có điều kiện ở lại trường học tập; một số trường Phổ thông Dân tộc bán trú có điều kiện đặc biệt khó khăn (THCS Quảng Đức – huyện Hải Hà) ngoài việc được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ của Nhà nước là 420.000 đồng/tháng/học sinh, các trường đã chủ động xây dựng mô hình: “Trồng rau xanh - chăn nuôi gia cầm” với mục tiêu đảm bảo “sạch - no - đủ”, để học sinh yên tâm học tập, giáo viên gắn bó với nghề.

Sau 10 năm thực hiện chính sách phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc và miền núi, giáo dục miền núi có nhiều thay đổi, góp phần phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của các địa phương trong tỉnh và cả nước. Mạng lưới trường lớp không ngừng được đầu tư mở rộng, chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường Phổ thông dân tộc nội trú ngày càng cải thiện, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT

năm 2010 đạt 87,5%. Chất lượng giáo dục văn hóa của học sinh dân tộc tăng lên rõ rệt.

Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng dạy học, tỉnh còn chú trọng thực hiện cuộc vận động "hai không” với nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi sai lớp", đã làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, hành động của xã hội, của các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh. Việc giúp đỡ học sinh học lực yếu kém đã được các đơn vị giáo dục chỉ đạo chặt chẽ, các trường triển khai quyết liệt và thu được kết quả tương đối tốt, kết quả các kỳ thi phản ánh đúng chất lượng thực tế.

Với tinh thần nghiêm túc và quyết tâm cao, trong năm 2010 không có hiện tượng cán bộ, giáo viên vi phạm quy chế thi, kiểm tra; không có hiện tượng thí sinh gian lận trong các kì thi. Cuộc vận động đã khơi dậy được tinh thần đấu tranh đối với các hành vi tiêu cực, gian lận trong thi cử; lập lại được trật tự, kỷ cương; chấm dứt được các vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, phản ánh thực chất chất lượng dạy và học, góp phần làm cho nền giáo dục phát triển ổn định, vững chắc.

Thứ ba, đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng chiếm tỷ lệ cao, đội ngũ quản lý giáo dục hoạt động hiệu quả, nâng cao trình độ quản lý giáo dục.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung dạy và học ngành giáo dục rất chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp theo chương trình, SGK mới, bồi dưỡng viên chức phòng thiết bị, thư viện. Với những bước đi, chủ trương đúng đắn tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên phổ thông các cấp đạt chuẩn và trên chuẩn luôn đạt tỷ lệ cao. Năm học 2004-2005: 100% giáo viên THPT, THCS đạt chuẩn và trên chuẩn; giáo viên tiểu học đạt 96,5%. Tỷ lệ này vẫn được duy trì trong những năm tiếp theo, năm 2010 số giáo viên phổ thông có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn xấp xỉ 99%.

Bên cạnh nâng cao chuyên môn, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi, chế độ đãi ngộ đối với đời sống giáo viên như: xây nhà công vụ, nâng lương sớm cho giáo viên có thành tích xuất sắc, hỗ trợ cho các giáo viên hoàn cảnh khó khăn để giáo viên yên tâm, gắn bó nhiệt huyết với nghề. Xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo tận tụy vì học sinh thân yêu, cống hiến vì sự nghiệp đổi mới của ngành.

Để chất lượng giáo dục duy trì được những kết quả cao, công tác đổi mới quản lý giáo dục rất cấp thiết. Các địa phương trong tỉnh luôn chủ động trong việc kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy ở các cơ sở giáo dục; sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hợp lý; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục. Trách nhiệm và hiệu quả công tác thanh tra đã được nâng lên. Các đoàn thanh tra đã phát hiện và chỉ đạo các địa

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)