6. Đóng góp của luận văn
1.3. Hoạt động của hệ thống giáo dục phổ thông giai đoạn 2001-2005
1.3.1. Xây dựng mạng lƣới giáo dục, đảm bảo hiệu quả đào tạo
1.3.1.1. Xây dựng mạng lƣới giáo dục
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, vấn đề xây dựng, mở rộng mạng lưới giáo dục là hết sức cần thiết. Chiến lược giáo dục đã đề ra nhiệm vụ cụ thể, cần phải tiếp tục xây dựng mở rộng mạng lưới các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Sau 15 năm đổi mới nhìn chung cơ cấu hệ thống giáo dục Quảng Ninh ngày càng phát triển, quy mô phát triển bậc học phổ thông đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân trên toàn tỉnh. Tuy nhiên do đặc thù tỉnh là trung du miền núi, dân cư còn thưa thớt, điều kiện kinh tế và địa hình đi lại khó khăn, do vậy trước hết Quảng Ninh cần phải tạo ra một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, đồng đều giữa các vùng miền, tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn, phục vụ yêu cầu phát triển theo hướng CNH, HĐH đất nước.
Về mạng lưới trường lớp, năm học 2000 - 2001 toàn tỉnh có 221 trường
phổ thông, tuy nhiên số trường liên cấp còn nhiều chiếm 79 trường, trong đó PTCS (liên cấp 1-2): 69 trường, THPT (liên cấp 2-3): 10 trường. Các trường ngoài công lập chiếm số lượng ít (toàn tỉnh có 7 trường), xu thế phát triển trường ngoài công lập ở khu vực điều kiện thuận lợi chưa tương xứng.
Xuất phát từ thực tế đó và để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh trong thời kỳ mới, toàn tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực mở rộng quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý giữa các cấp học, bậc học, giữa các vùng miền, tích cực tách trường liên cấp ở những vùng thuận lợi.
Được chính quyền và đoàn thể nhân dân quan tâm, hỗ trợ phát triển, cùng sự cố gắng của ngành giáo dục ngay trong năm học 2001 – 2002, toàn tỉnh có 236 trường phổ thông, trong đó: Bậc tiểu học có 143 trường (tăng 3 trường),
THCS có 102 trường (tăng 12 trường), bậc PTCS có 74 trường (tăng 5 trường), 5 trường liên cấp 2-3, 33 trường THPT (cấp 2 + cấp 3) còn 7 trường tách được 3 trường, THPT (cấp 3) có 29 trường (trong đó có 7 trường THPT dân lập tăng 1 trường)[19, tr. 1]. Tại các huyện miền núi, hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và các lớp bán trú dân nuôi được củng cố và mở rộng diện tuyển sinh vào lớp 10.
Đến năm học 2002-2003, hệ thống giáo dục tỉnh tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng đầy đủ với: trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bán trú, dân nuôi cụm xã ở các địa phương khó khăn. Các trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và cấp huyện, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp phát triển mạnh. Đáng chú ý là bên cạnh các trường lớp công lập, cuối năm 2003, Quảng Ninh đã có 7 trường THPT dân lập với 7.314 học sinh. Hệ bán công, ngoài công lập được mở rộng đã thoả mãn nhu cầu học tập cao của con em nhân dân. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi được huy động vào lớp 1 tăng lên hàng năm, năm học 2002-2003 đạt 98,75%. Học sinh tốt nghiệp THCS hầu hết được tuyển vào THPT hoặc trung học bổ túc, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10, năm 2002 là 89,76% (năm 1991 mới đạt 50%)[30, tr. 2].
Năm học 2004-2005, quy mô giáo dục phổ thông tiếp tục được mở rộng, toàn tỉnh có 100% số xã (phường, thị trấn) có cơ sở giáo dục tiểu học. So với năm 2001 quy mô giáo dục có nhiều thay đổi, toàn tỉnh có: 154 trường tiểu học (tăng 14 trường), 63 trường PTCS (tách thêm 16 trường); 33 trường THPT (tăng 3 trường).
Nhìn chung mạng lưới trường lớp được kiện toàn và hoàn chỉnh dần, mạng lưới trường lớp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Tuy nhiên, nhiều vùng do những khó khăn đặc biệt vẫn tồn tại hạn chế:
Việc triển khai dự án trường tiểu học vùng khó ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn chậm và ít hiệu quả như: Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên. Số lượng trường THPT ở các huyện này cũng chưa đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Về chất lượng cấp THPT chưa có trường đạt chuẩn quốc
gia, cấp THCS chưa công nhận thêm trường nào. Số trường đạt chuẩn quốc gia THCS vẫn chỉ có 2 trường là quá ít và chậm phát triển.
Tỉnh vẫn còn 63 trường PTCS, ghép chung 2 cấp học khác nhau, gây khó khăn trong quản lý, triển khai các hoạt động dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn đạt quốc gia.
Quy mô học sinh – lớp học
Đơn vị: lớp - học sinh Danh mục 2000 - 2001 2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 1.Tiểu học - Số lớp - Số học sinh 2.Trung học cơ sở - Số lớp - Số học sinh 3. Trung học phổ thông - Số lớp:
Trong đó: Ngoài công lập
- Số học sinh
Trong đó: Ngoài công lập 4.581 119.929 1.967 76.290 756 275 36.137 13.083 4.637 115.618 2.104 79.369 794 284 36.217 13.816 4.575 109.618 2.204 83.081 814 262 36.660 12.425 4.486 104.595 2.305 85.167 845 239 37.835 11.390 4.332 97.651 2.359 87.337 916 269 40.815 12.517
Nguồn: Phòng tư liệu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh
Bảng thống kê cho thấy việc huy động học sinh ở các bậc học, ngành học so với độ tuổi cần huy động đều đảm bảo hoàn thành, đạt tỷ lệ khá cao và năm học sau tăng so với năm học trước. Số học sinh THCS, THPT đều tăng, riêng số học sinh tiểu học và vào lớp 6 có giảm so với những năm học trước. Quy mô lớp học, học sinh là tương đối ổn định, ngoại trừ học sinh tiểu học có xu hướng giảm.
Học sinh tiểu học giảm là do kết quả của công tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện từ nhiều năm trước đây. Từ năm học 2001-2005 số học sinh tiểu học liên tục giảm. So với năm học trước, năm học 2001-2002 số học sinh tiểu học giảm 3,8% (4.594 học sinh), năm 2002-2003 giảm 5,2% (6.059 học sinh), đến năm học 2003-2004: giảm 4,8% (5.073 học sinh). Đặc biệt đến năm học 2004-2005 số học sinh tiểu học giảm mạnh chỉ còn 97.651 học sinh: giảm 5,92% (6.140 học sinh).
Nhìn chung quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp được kiện toàn và hoàn chỉnh dần: tiêu chuẩn số học sinh trên lớp được đảm bảo. Tiểu học: 23,41 học sinh/lớp, THCS 37,25 học sinh/lớp, THPT 45,09 học sinh/lớp[7, tr. 105].
Bên cạnh các trường công lập, hệ thống các trường ngoài công lập được hình thành từ năm học 1999, đến năm học 2004-2005 trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển tỉnh đã xây dựng được 7 trường THPT dân lập với 221 lớp và 9.933 em học sinh, đồng thời giải quyết được những tồn tại, vướng mắc của trường THPT dân lập Lê Thánh Tông, tạo điều kiện cho trường tồn tại và phát triển. Tuy nhiên tỉnh chưa có trường dân lập bậc tiểu học và THCS, việc hướng dẫn chỉ đạo các trường ngoài công lập còn lúng túng và chưa theo kịp sự phát triển của tỉnh.
Cùng với việc xây dựng mở rộng quy mô trường lớp thì vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng rất được quan tâm, đặc biệt sau quyết định số 27/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, và quyết định số 32/2005 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Theo đó các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện[3]
.
3 Năm tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Tổ chức và quản lý; đội ngũ và giáo viên; cơ sở vật chất - thiết bị trường học; thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục; hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục.
Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia rất cần thiết đối với ngành giáo dục tỉnh, vì thực tế Quảng Ninh tình trạng tồn tại phòng cấp 4, học tạm, học nhờ cao, tỷ lệ phòng học đạt kiên cố hóa trở lên còn thấp. Vì vậy việc phải xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia đáp ứng sự phát triển của giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới, cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là rất quan trọng.
Sau quyết định số 27/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo, trong những năm 2001 – 2005, Quảng Ninh không ngừng đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng học, phòng chức năng, bổ sung trang thiết bị. Số trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng nhiều, đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh và mục tiêu đào tạo, được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm.
Số lượng trường chuẩn quốc gia 2001-2015
Đơn vị: trường
Năm học Số trường đạt chuẩn quốc gia
Tiểu học THCS 2000-2001 26 0 2001-2002 45 0 2002-2003 61 0 2003-2004 63 2 2004-2005 73 2
Nguồn: Phòng tư liệu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh
Nhìn chung, số trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên nhanh chóng. Tính riêng năm học 2001 - 2002: 19 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 45 trường (bằng 30% số trường tiểu học trong tỉnh, đến năm 2005 con số này đã đạt 73 trường gấp gần 3 lần so với năm
2001) [19, tr. 4]. Năm học 2003-2004: trường THCS Lý Tự Trọng – Hạ Long,
trường THCS Mạo Khê II – Đông Triều là 2 trường THCS đầu tiên của tỉnh được công nhận trường chuẩn quốc gia. Điều này cho thấy số trường đạt chuẩn quốc gia THCS có 2 trường là khiêm tốn, chứng tỏ công tác chủ động khai thác
nguồn kinh phí từ xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia của các địa phương, các nhà trường còn chậm, cấp THPT vẫn chưa có trường đạt chuẩn quốc gia nào[4].
Giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn
Theo thống kê năm 2010, trong số 186 đơn vị hành chính cấp xã của toàn tỉnh thì có tới 113 xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo. Đồng thời, do tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 11% trong tổng số dân, kinh tế chủ yếu gắn với nghề nông, đời sống lại gặp nhiều khó khăn nên đã gây trở ngại không nhỏ đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Để giáo dục phát triển một cách toàn diện, không còn sự chênh lệch giữa các vùng miền, ngày 29/11/2001, Tỉnh uỷ Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TU về tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005, ban hành các chính sách đối với giáo dục: miễn giảm học phí cho các đối tượng học sinh nghèo, dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn, chính sách ưu đãi và bồi dưỡng giáo viên miền núi, vùng cao.
Sau 5 năm quy mô các trường lớp miền núi được mở rộng, nâng cao hơn. Toàn tỉnh có 5 trường phổ thông Dân tộc nội trú cấp huyện: phổ thông Dân tộc nội trú Ba Chẽ, phổ thông Dân tộc nội trú Hoành Bồ, phổ thông Dân tộc nội trú Bình Liêu, phổ thông Dân tộc nội trú Tiên Yên, phổ thông Dân tộc nội trú Hải Hà và 1 trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho con em vùng dân tộc còn nhiều khó khăn, từ năm 2003 tỉnh đã triển khai dự án giáo dục tiểu học vùng khó, tăng cường các lớp tiền tiểu học để chuẩn bị cho trẻ em có thêm vốn tiếng Việt vào học lớp 1, huy động tối đa trẻ em đến tuổi ở các thôn bản miền núi ra lớp đạt tỷ lệ trên 90%. Những thôn bản chưa đủ quy mô mở lớp, các địa phương tiếp tục mở lớp ghép để học sinh đi học đúng độ tuổi. Với sự
4 Các trường trung học đạt chuẩn quốc gia cần đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý; giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị và công tác xã hội hóa giáo dục.
quyết tâm trên, kết thúc năm học 2003-2004: học sinh dân tộc nội trú cấp THCS của tỉnh có 942 học sinh, cấp THPT có 210 học sinh. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2003 học sinh Dân tộc nội trú cấp THPT có 192 học sinh[5]. Năm học 2004 - 2005, có 37 trường THCS và PTCS vùng sâu, vùng khó khăn có lớp nội trú dân nuôi với gần 1.700 học sinh, cũng trong năm học này các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Móng Cái và Hoành Bồ đã bắt đầu được đầu tư xây dựng trường dự án giáo dục tiểu học vùng khó.
Tuy nhiên việc triển khai dự án tiểu học vùng khó ở một số địa phương còn diễn ra chậm và ít hiệu quả như huyện Ba chẽ, do huyện tồn tại nhiều khó khăn: 80% học sinh là dân tộc thiểu số nên khả năng giao tiếp và tiếp thu rất hạn chế. Cơ cấukinh tếlà lâm - nông - tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp dẫn đến nhiều trẻ em tuổi còn rất nhỏ đã phải tham gia lao động cùng với gia đình như: chăn trâu, lấy củi, làm nương rẫy... nên việc tạo cơ hội cho trẻ đến trường và chăm sóc trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn còn tình trạng trẻ em chưa được tới trường hoặc đến trường nhưng chưa chuyên cần.
Mặc dù đã được huyện quan tâm, nhưng cơ sở vật chất của các trường, nhất là bậc tiểu học vẫn còn thiếu thốn. Các điểm trường hầu như không có nhà vệ sinh và công trình nước sạch đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác y tế học đường: 100% các điểm trường lẻ không đạt mức chất lượng tối thiểu, nhiều điểm trường đã xuống cấp, phòng học chật hẹp, điều kiện dạy và học lạc hậu, do vậy không thu hút được học sinh đến trường, tỷ lệ học sinh ra lớp thấp, hàng năm vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học. Một số huyện còn chưa có trường nội trú như huyện Đầm Hà.
Xây dựng hệ hống giáo dục thường xuyên và dạy nghề
Trong hệ thống giáo dục thì GDTX đóng vai trò quan trọng giúp hoàn thiện nhân cách, nâng cao trình độ học vấn để tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Hệ thống giáo dục thương xuyên bao gồm xóa mù chữ, bổ túc văn
hoá, phục vụ các nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng trong xã hội ở tất các cấp học, bậc học theo phương thức không chính quy nhằm giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời.
Nhìn chung, hệ thống GDTX của tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập cho mọi đối tượng. Trước năm 2001, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có một vài trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp làm nhiệm vụ dạy nghề - hướng nghiệp. Để phù hợp với điều kiện thực tế, giảm sự chồng chéo cồng kềnh trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm GDTX, tỉnh chủ trương thành lập thêm các trung tâm GDTX, nhằm khắc phục những khó khăn trong công tác chống mù chữ cho toàn cộng đồng, đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trong toàn tỉnh.
Sở giáo dục căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để phát triển mạng lưới cơ sở các trung tâm làm nhiệm vụ GDTX và mở các lớp Bổ túc văn hóa, tạo cơ hội cho người lao động học tập. Năm học 2001 - 2002 chương trình Bổ túc văn hóa được mở ở 17 đơn vị gồm 6 trung tâm và 11 trường THPT. Số học viên bổ túc văn hóa tăng do nhu cầu của xã hội, số học viên bổ túc THCS