Công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 58 - 63)

6. Đóng góp của luận văn

1.3.4.Công tác xã hội hóa giáo dục

Đẩy mạnh công tác XHHGD trong toàn dân

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển đi lên nhưng còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu

học tập của nhân dân, Quảng Ninh đã xác định XHHGD là một nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục, tạo ra môi trường học tập thuận lợi.

Quảng Ninh là một tỉnh trung du miền núi, ở mỗi địa phương có trình độ phát triển KT- XH khác nhau, có những đặc trưng riêng nên việc đẩy mạnh công tác XHHGD là hết sức cần thiết, đặc biệt cần thiết hơn với tỉnh khi mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang được chú trọng. Nhờ thực hiện tốt công tác vận động và tuyên truyền, tỉnh đã nhận được sự đóng góp hỗ trợ của xã hội, của tổ chức và các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cho XHHGD.

Nhằm tăng nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy ngày 22/05/2004 Hội khuyến học tỉnh Quảng Ninh đã ra mắt và chính thức hoạt động. Mặc dù Hội khuyến học thành lập muộn, song công tác khuyến học của tỉnh hoạt động thực sự hiệu quả trong việc hỗ trợ tài năng trẻ, giúp đỡ bằng vật chất cho trẻ em nghèo vượt khó. Nguồn tài chính huy động từ các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể ủng hộ các nhà trường, giúp đỡ các gia đình học sinh nghèo ngày càng tăng. Nhiều địa phương đã tích cực huy động xây dựng quỹ khuyến học như: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Đông Triều. Do làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò của gáo dục, công tác XHHGD ngay càng được nâng cao trong nhận thức của quần chúng nhân dân. Quảng Ninh có nhiều tập thể, cá nhân rất tích cực hoạt động chăm lo xây dựng trường lớp. Nhiều công trình, phòng học được xây dựng từ nguồn đóng góp của xã hội[10].

Bên cạnh đó Hội cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…. để huy động kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho các trường. Chỉ tính riêng Hội cha mẹ học sinh hàng năm đã hỗ trợ

10 Ngành Bưu điện tỉnh trích đóng góp xây dựng trường lớp trên 10 tỷ đồng. Phong trào giúp đỡ các xã nghèo, học sinh nghèo bằng vật chất, tinh thần quần áo, thuốc men, sách vở vv.. tính trung bình mỗi năm lên tới trên 300 triệu đồng

hàng trăm triệu đồng tu sửa cơ sở vật chất, mua trang thiết bị phục vụ cho đổi mới phương pháp giảng dạy. Cảnh quan của nhiều nhà trường được thay đổi khang trang và văn minh hơn.

Do làm tốt công tác XHHGD, loại hình ngoài công lập phát triển nhanh. Năm 2000 tỉnh chỉ có 1 trường THPT dân lập Lương Thế Vinh ở thị xã Cẩm Phả. Đến cuối năm 2005 hệ thống trường THPT ngoài công lập có 7 trường (THPT dân lập: Uông Bí, Yên Hưng, Đông Triều, Chu Văn An, Hạ Long, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông) [11]

, số học sinh ngoài công lập năm sau so với năm trước cũng tăng lên đáng kể.

Quy mô trường lớp, học sinh hệ thống ngoài công lập

Đơn vị: trường, học sinh

Danh mục Số trường THPT ngoài công lập Số học sinh ngoài công lập So với tổng số học sinh THPT (%) Năm học 2000-2001 1 13.083 36,20 Năm học 2001-2002 7 13.816 38,14 Năm học 2002-2003 7 18.133 43,3 Năm học 2003-2004 7 19.633 44,5 Năm học 2004-2005 7 21.617 44,7

Nguồn: Phòng tư liệu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, bà con xã hội hoá bằng cách góp gạo, góp công cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh, nhất là học sinh diện ''nội trú dân nuôi''. Không chỉ có các bậc phụ huynh quan tâm, chăm lo đến việc học hành của con em mình, mà rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân có lòng hảo tâm cũng tham gia tặng quà cho học sinh nhân ngày khai trường, quyên góp tiền, kêu gọi các tổ chức, doanh

11 trong đó có 5 trường được xây dựng cao tầng hóa sạch đẹp, 2 trường còn lại 1 trường đang xây dựng mới hoàn toàn, 1 trường lợp ngói đảm bảo hoạt động bình thường cho học sinh.

nghiệp khác tham gia xây trường, lớp học cho học sinh miền núi, vùng khó khăn.

Tuy nhiên công tác XHHGD còn chưa thống nhất về nhận thức, quan điểm và chưa theo kịp sự phát triển của thực tế đòi hỏi, nhiều đơn vị vẫn còn mang nặng tính bao cấp, thiếu năng động, chưa chủ động tìm nguồn, chỉ trông chờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

Mặc dù còn một số hạn chế nhưng với những bước tiến mới của công tác xã hội hoá giáo dục, diện mạo ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã có những bước thay đổi đáng kể; chất lượng được nâng lên. Xã hội hóa hiện là một xu thế tất yếu đang thực sự trở thành động lực để thúc đẩy giáo dục tỉnh phát triển toàn diện.

Tiểu kết

Trên cơ sở bám sát tình hình thực tế địa phương, với sự cố gắng của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể học sinh, ngành giáo dục và đào tạo Quảng Ninh đã tích cực thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã đạt được nhiều thành tựu, tạo ra sự chuyển biến trong mỗi cơ quan giáo dục, góp phần ổn định xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và chính quyền địa phương.

Đến hết năm học 2004-2005, quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, xóa các điểm trắng về giáo dục, mạng lưới trường lớp được kiện toàn và hoàn chỉnh dần với đầy đủ loại hình, tỷ lệ huy động học sinh đi học trong độ tuổi thuộc các ngành học khá cao. Tỷ lệ học sinh khá - giỏi, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp so với giai đoạn trước đều tăng. Đội ngũ giáo viên có tinh thần, trách nhiệm trong giảng dạy, được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Công tác điều tra, khảo sát, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp sử dụng đội ngũ giáo viên được thực hiện công bằng, hợp lý đảm bảo có đủ năng lực và phẩm chất phù hợp với yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học.

Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, củng cố; công tác phổ cập giáo dục THCS được đẩy mạnh và triển khai đúng độ tuổi. Việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt kết quả cao, công tác quản lý và đánh giá chất lượng có bước tiến mới. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Toàn tỉnh không còn tình trạng học 3 ca, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, SGK, các lớp thay sách mới được tiến hành đầy đủ, kịp thời, đảm bảo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo.

Cùng với những thành tựu nâng cao chất lượng giáo dục, công tác XHHGD đã và đang phát triển mạnh cả về nhận thức và hành động. Hệ thống các trường ngoài công lập phát triển vững chắc, các trường ngoài công lập được quyền tự chủ về nhân sự và tài chính, phát huy tính năng động ngày càng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do KT-XH vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo của tỉnh còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn. Công tác quản lý ở một số khâu lỏng lẻo, chưa đồng bộ làm cho giáo dục phổ thông tỉnh vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém.

Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, mặc dù có tiến bộ song một bộ phận giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vẫn còn bất cập so với yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tình hình chống tiêu cực trong giáo dục chưa được khắc phục, một bộ phận cán bộ quản lý còn để lỏng ở khâu coi thi dẫn đến kết quả tốt nghiệp cao chưa tương xứng với thực chất dạy học ở các địa phương. Công tác XHHGD tuy đã có tiến bộ và có dấu hiệu bứt phá ở cấp PTTH nhưng còn chậm ở bậc tiểu học và bậc THCS. Sự năng động trong các cơ sở giáo dục công lập còn yếu. GDTX còn gặp nhiều khó khăn về phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp và chất lượng. Đây là những vấn đề mà ngành cần phải tập trung giải quyết trong những năm học tới.

CHƢƠNG 2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH TRONG NHỮNG NĂM 2006 – 2010

2.1. Định hƣớng tiếp tục phát triển giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 58 - 63)