Tăng cƣờng điều kiện dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 85)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.3. Tăng cƣờng điều kiện dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục

2.2.3.1. Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho giáo dục

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã giành được những kết quả đáng kể về quy mô, chất lượng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành tích nổi bật đó chính là việc tăng cường cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy và học.

Tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được từ những năm trước đó, từ năm 2006 Sở giáo dục và đào tạo tích cực tham mưu với tỉnh tăng cường đầu tư ngân

sách, chỉ đạo các địa phương đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia bậc THCS, THPT, đặc biệt là việc ưu tiên quỹ đất xây dựng trường mới, tách các trường THCS ra khỏi tiểu học. Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 được thực hiện có hiệu quả rõ rệt.

Công tác tài chính: Từ năm 2005 - 2007 tỉnh đã tăng cường nguồn tài chính

để hoàn thành giai đoạn I (2003-2007) chương trình kiên cố hóa trường, lớp. Về cơ bản ngân sách chi cho cơ sở vật chất ngày càng tăng, đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho công tác giáo dục và đào tạo.

Nguồn vốn cơ sở vật chất Đơn vị: tỷ đồng Vốn xây dựng cơ sở vật chất 2005 2006 2007 2008 2009 2010 47,187 52,765 65 150 180 339

Nguồn: phòng tư liệu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

Năm 2007, toàn tỉnh hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường - lớp, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục đạt 100,7% so với kế hoạch, ngân sách chi cho cấp phổ thông là 65 tỷ để chi trả tiền lương và các hoạt động phục vụ giảng dạy. Tỉnh đầu tư 45 tỷ đồng xây dựng bổ sung phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, kho thiết bị phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Xây mới và thay thế 464 phòng học các cấp, sửa chữa được 222 phòng học bộ môn, số nhà công vụ giáo viên tăng 50 phòng với diện tích 1.750m[24, tr. 14].

Sau khi hoàn thành giai đoạn I, tỉnh tiếp tục triển khai giai đoạn II (2008- 2012) theo quyết định 20/2008/QĐ-TTg của chính phủ về phê duyệt Đề án kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên.

Năm 2008 và Quý I/2009 tỉnh đã thực hiện xây dựng trên 400 phòng học kiên cố và gần 100 phòng công vụ giáo viên với nguồn kinh phí trên 100 tỷ đồng, chủ yếu ngân sách tỉnh. Với quyết tâm xóa phòng học tạm và có đủ nhà công vụ cho giáo viên, năm 2010 tỉnh đã đầu tư trên 500 tỷ để xóa 1.011 phòng học tạm các cấp, xây 300 phòng công vụ cho giáo viên.

cuối năm 2010, nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi đã đưa nhiều trường lớp học mới vào sử dụng như: huyện Hoành Bồ với 109 phòng học và 14 nhà công vụ cho giáo viên; thành phố Uông Bí với 11 công trình, 93 phòng học, 8 nhà công vụ với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng; TP Móng Cái với 17 phòng học và 18 phòng ở cho giáo viên, tổng kinh phí đầu tư hơn 14 tỷ đồng... toàn tỉnh đã xóa bỏ được phòng học ba ca, phòng học tranh, tre, nứa lá. Đến hết năm 2010, Quảng Ninh cơ bản hoàn thành mục tiêu trước 2 năm so với đề án, tỷ lệ cao tầng, kiên cố hóa phòng học ở các cấp đạt gần 70%[27, tr.11]. Kết quả này giúp cho nhiều học sinh được đến lớp; mục tiêu phổ cập giáo dục THCS được thực hiện đúng lộ trình.

Cùng với chương trình kiên cố hóa trường, lớp, tỉnh chú trọng tăng cường cơ sở vật chất ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng điều kiện KT-XH khó khăn. Từ năm 2005-2008 tỉnh đã triển khai dự án dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Dự án PEDC) và đã giành được nhiều kết quả cao. Tính đến tháng 11-2010, dự án đã xây mới được 103 điểm trường kiên cố và 10 điểm trường được cải tạo sửa chữa, làm khang trang cơ sở vật chất trường, lớp của các trường tiểu học và THCS ở 3 huyện khó khăn: Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu và thành phố Móng Cái.

Về trang thiết bị dạy học: để đảm bảo tiến độ và chất lượng dạy học việc mua sắm trang thiết bị luôn phải đảm bảo kịp thời. Ngay từ đầu năm học 2005- 2006 tổng kinh phí mua sắm lên đến 17,187 tỷ đồng, với 844 bộ thiết bị lớp 4 và 223 bộ thiết bị lớp 9, đảm bảo 100% số lượng có theo quy định. Năm học 2008- 2009: thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông cho lớp 12, Sở đã lập kế hoạch và thực hiện mua SGK, sách giáo viên, bổ sung thiết bị cho các khối còn lại với kinh phí lên đến 15 tỷ đồng, cung ứng cho cả trường công lập và trường dân lập. Cuối năm học, 100% các trường đều có kho, phòng đồ dùng dạy học hoặc tủ bảo quản thiết bị, trên 70% trường THPT, 40% trường THCS có phòng học bộ môn độc lập.

Không chỉ tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất trường lớp, các trường còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học được đẩy mạnh. Các môn học đều có hướng dẫn việc ứng dụng công

nghệ thông tin vào từng bài giảng cụ thể, giáo viên đều tham gia các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin. Năm học 2008-2009 với sự cố gắng không ngừng của Sở giáo dục cùng với Chi nhánh Viettel Quảng Ninh và Viễn thông, Quảng Ninh tổ chức lễ khởi công kết nối mạng giáo dục và hoàn thành kết nối kênh thuê riêng qua cáp quang trước ngày 31/10/2008.

Năm học 2009-2010 tỉnh đã tổ chức thành công kì thi giải toán cho học sinh trên Internet (Violympic) với nhiều đổi mới. Tính đến 31/5/2010: 100% Phòng giáo dục và đào tạo, trường THPT, Trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên được kết nối Internet băng thông rộng.

Tháng 7-2010, Sở giáo dục và đào tạo đã phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông tiếp nhận lô hàng đầu tiên gồm 200 máy tính trong tổng số 2.000 máy tính do Công ty Hewlett –Parckard Việt Nam[22]

trao tặng cho 100 trường học nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học của tỉnh Quảng Ninh.

Như vậy với hàng loạt các chủ trương, đề án xây dựng cơ sở vật chất, tỉnh Quảng Ninh đã tạo nên những đổi thay đáng kể về diện mạo trường, lớp ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là ở các xã miền núi, biên giới và hải đảo. Nhằm duy trì kết quả đã đạt được, cuối năm 2010, Sở triển khai kế hoạch đấu thầu mua sắm thiết bị dạy học theo danh mục của Bộ giáo dục và đào tạo cho cấp tiểu học, THCS và THPT.

2.2.3.2. Chăm lo đầu tƣ phát triển đội ngũ giáo viên

Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhận thức được điều đó trong những năm qua đội ngũ giáo viên của tỉnh ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đảm bảo tương đối đủ các bộ môn cho vùng ưu tiên, huyện miền núi. Song nhìn chung, đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn tồn tại bất cập, thừa thiếu cục bộ,

chưa thực sự chủ động sáng tạo trong giảng dạy nên còn nhiều hạn chế trước yêu cầu về đổi mới chương trình và dạy sách giáo khoa mới.

Trước khó khăn đó, toàn ngành quán triệt sâu sắc và triển khai quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Chính phủ và đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006-2010” của tỉnh. Để giải quyết kịp thời tình trạng thiếu giáo viên cục bộ một số bộ môn như: Lý, Hóa, Giáo dục công dân, ở khu vực miền núi, hải đảo. Tháng 12/2010 Sở đã phối hợp với trường Cao đẳng sư phạm tỉnh bồi dưỡng và cấp chứng chỉ giáo dục thể chất cho 141 giáo viên tiểu học khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo viên. Sở đã tăng cường luân chuyển giáo viên cho các vùng khó khăn với khối trực thuộc, nhờ vậy tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục vùng khó khăn, các trường ngoài công lập.

Để đảm bảo chất lượng dạy và học, đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ, Sở đã tiến hành tinh giảm biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của chính phủ. Năm 2008: giải quyết chính sách cho 24 cán bộ, giáo viên được về hưu sớm với số tiền chi trả 816 triệu đồng, năm 2009: 27 cán bộ, giáo viên và năm 2010: 16 cán bộ, giáo viên được giải quyết về hưu sớm. Đồng thời công tác nâng cao trình độ cũng được chú trọng. Từ năm 2006-2010, Sở đã cử 151 cán bộ giáo viên đi học cao học và nghiên cứu sinh (trong đó năm 2006: 40 người, 2007: 36 người, 2008: 37 người, năm 2009: 21 người, năm 2010: 17 người). Với việc thực hiện tốt các đề án, chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên phổ thông các cấp đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng nhanh. Năm học 2009-2010 tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên toàn ngành là 18.967 người, trong đó biên chế là 15.475 người giáo dục phổ thông có gần 98,15% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn[23]

.

Tỷ lệ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên

23 Hiện chỉ còn một số giáo viên thể dục ở cấp Tiểu học, THCS, giáo viên Tin học THPT và Nhạc họa, Mỹ thuật THCS chưa đạt chuẩn

Đơn vị: % Năm học Tiểu học THCS THPT Tỷ lệ trên chuẩn Tỷ lệ đạt chuẩn Chưa đạt Tỷ lệ trên chuẩn Tỷ lệ đạt chuẩn Chưa đạt Tỷ lệ trên chuẩn Tỷ lệ đạt chuẩn Chưa đạt 2006- 2007 35,65 63,24 1,11 17,6 82,3 0,1 2,8 93,1 4,1 2007- 2008 38,8 60,3 0,1 19,0 80,7 0,3 4,0 92,0 4,0 2008- 2009 56,0 43,7 0,3 18,5 81,3 0,2 3,7 94,45 1,85 2009- 2010 62,9 36,8 0,3 31,3 68,5 0,2 5,1 93,05 1,85

Nguồn: phòng tư liệu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh.

Như vậy, sau 4 năm thực hiện đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006-2010”, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn ở cả 3 cấp ngày càng được nâng cao, tỷ lệ chưa đạt chuẩn chủ yếu tập trung ở bậc THPT nhưng đang có xu hướng giảm, số giáo viên chưa đạt chuẩn ở các năm học chủ yếu thuộc vùng núi cao và chiếm tỷ lệ nhỏ. Tháng 11/2010 trong “Lễ trao tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú lần thứ XI và tuyên dương nhà giáo tiêu biểu năm học 2009-2010”, tỉnh Quảng Ninh vinh dự có 6 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Trình độ chính trị: không chỉ chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, công tác nâng cao trình độ chính trị cũng được quan tâm. Tỷ lệ đảng viên toàn ngành của tỉnh chiếm 35,8 % tổng số cán bộ, giáo viên. Năm 2010: nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dục ngành, Sở đã cấp phát 123 bộ máy vi tính tới các trường tiểu học, PTCS, THCS và tổ chức tập huấn 6 lớp cho 185 hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông về chương trình quản trị hiệu quả trường học; cử 17 cán bộ, giáo viên đi học cao học; cử 22 cán bộ quản lý các trường THPT, các Phòng giáo

dục và đào tạo đi học quản lý giáo dục tại Học viện Quản lý giáo dục.

Đời sống giáo viên: Ngày càng được nâng cao và cải thiện với nhiều chính

sách ưu đãi. Đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn được hưởng mức trợ cấp hằng tháng bằng 1,5 lần so với mức trợ cấp hằng tháng. Nữ giáo viên nếu đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi được hưởng thêm 0,5 lần mức lương tối thiểu/tháng đảm bảo từ sau năm 2010 không còn tình trạng thiếu giáo viên có chất lượng ở tất cả các cấp học, môn học.

Năm học 2008-2009: toàn Ngành đã ủng hộ cho cán bộ, giáo viên của 03 huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ chịu ảnh hưởng do hoàn lưu của cơn bão số 6 được tổng số tiền là 1.317 triệu đồng. Hưởng ứng lời phát động ủng hộ đồng bào lũ lụt của Phó Thủ tướng, Sở đã hỗ trợ 370 gia đình các thầy giáo, cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu với tổng số tiền là 111 triệu đồng[24]

.

Mặc dù tình trạng tình trạng thiếu giáo viên có chuyên môn cao ở vùng khó, hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử, tình trạng dạy học theo cách “đọc-chép” vẫn tồn tại. Song so với giai đoạn trước đã có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt năm học 2009-2010, ngành đã tích cực thực hiện kế hoạch đào tạo giáo viên giai đoạn 2009-2015 đáp ứng nhu cầu giáo viên của các cấp học tại trường Cao đẳng sư phạm tỉnh và các trường đại học. Riêng năm học 2009-2010, Ngành đã tổ chức 4 lớp dạy tiếng dân tộc Dao Thanh Phán cho 150 cán bộ, viên chức công tác tại vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2.2.3.3. Tích cực thực hiện đổi mới công tác quản lý Nhà nƣớc về giáo dục

Quản lý Nhà nước về giáo dục là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục cho địa phương và phân cấp cho các cơ giáo dục và đào tạo. Ngay từ đầu năm học

24

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ GD&ĐT, Chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel Quảng Ninh.

2005-2006, Ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật giáo dục (sửa đổi) một cách sâu rộng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo đảm đội ngũ cán bộ vững mạnh, đáp ứng kịp thời nguồn lực cán bộ.

Công tác thanh tra giáo dục được tiếp tục củng cố, tiến hành đổi mới với số lượng thanh tra ít hơn nhưng trách nhiệm cao hơn. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ngành đã tăng cường kiểm tra công tác thi, tuyển sinh THPT, cấp phát văn bằng, kiểm tra theo chuyên đề như: các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, dạy thêm, thiết bị dạy học… Đặc biệt năm 2008, trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 THPT đã đình chỉ 36 thí sinh không được dự thi vì không đủ điều kiện, hủy kết quả 07 bài vi phạm, xác minh 149 bằng tốt nghiệp phát hiện 6 văn bằng không hợp pháp[24, tr. 13]. Tất cả các trường hợp vi phạm đều được giao nộp cho các cơ quan chủ quản xử lý.

Năm học 2009-2010, để khắc phục triệt để tiêu cực trong nhà trường, Sở đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho 700 cộng tác viên thanh tra nhiệm kỳ 2009-2011[25]; thanh tra toàn diện được 10 cơ sở giáo dục, thanh tra hoạt động sư phạm của 20 giáo viên và các nội dung khác như: thanh tra hành chính, thanh tra, kiểm tra cuộc vận động “hai không”, các cơ sở ngoài công lập. Đặc biệt công tác dạy thêm, học thêm được ngành tập trung chấn chỉnh, qua thanh tra đã đình chỉ việc dạy thêm, học thêm của 1 đơn vị, 2 cơ sở dạy tại gia đình.

Do chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp thanh tra nên chất lượng giáo dục được nâng cao, các kỳ thi diễn ra nghiêm túc tạo điều kiện giáo dục tỉnh phát triển, hoàn thành những nhiệm vụ đề ra. Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện đúng theo quy định, không có diễn biến phức tạp, không có khiếu kiện kéo dài, số lượng đơn thư giảm nhiều.

2.2.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)