Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục và nâng cao chất lƣợng đào tạo

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 69)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục và nâng cao chất lƣợng đào tạo

2.2.1.1. Mở rộng quy mô giáo dục

Ngay từ đầu năm học 2005-2006, các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2010. Chủ trương chung của tỉnh là: tiếp tục phát triển, củng cố mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục – đào tạo theo hướng khắc phục các bất hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, tạo điều kiện kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ của từng địa phương, vùng miền trong tỉnh.

Với quyết tâm, cố gắng đó năm học 2009 - 2010, quy mô trường lớp ở các cấp học được củng cố và phát triển, toàn tỉnh có 415 trường phổ thông, trong đó công lập: 395 trường (chiếm 95,0%), ngoài công lập: 20 trường (chiếm 5,0%)[12]

.

Các Trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên đã phủ kín ở 14 huyện (TX, TP).

Trường THPT Chuyên Hạ Long - công trình trọng điểm của tỉnh trong năm 2010 đã hoàn thành giai đoạn I để đưa vào sử dụng phục vụ cho năm học 2010-2011. Đây cũng là công trình vinh dự được gắn biển Công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.

Toàn tỉnh có 100% số xã (phường, thị trấn) đều có cơ sở giáo dục tiểu học, tại các huyện miền núi hệ thống các trường phổ thông dân lập nội trú dân nuôi được củng cố và mở rộng vào diện lớp 10. Năm 2008 tỉnh đã thành lập thêm trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Tiên Yên nâng tổng số

12 Trong đó TH có 172 trường (2 trường NCL), THCS có 141 trường, PTCS có 49 trường, THPT có 53 trường

trường dân tộc nội trú của tỉnh lên 6 trường, đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo nhân lực con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Hệ thống trường lớp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân song trong từng cấp học, ngành học vẫn tồn tại 1 số hạn chế:

Các trường tiểu học, phổ thông cơ sở ở khu vực miền núi có nhiều điểm trường lẻ, phân tán, cách xa trung tâm nên khó khăn trong công tác thực hiện kế hoạch giáo dục. Đây cũng là trở ngại trong việc duy trì phổ cập tiểu học và phổ cập THCS. Sự phân bố hệ thống các trường trung học phổ thông, phổ thông trung học[13] trên địa bàn tỉnh tương đối hợp lý song vẫn còn 2 huyện Bình Liêu và Ba Chẽ địa bàn rộng, số lượng trường THPT chưa đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Huyện Bình Liêu có 2 trường THPT: THPT Bình Liêu và THCS&THPT Hoành Mô, huyện Ba Chẽ chỉ có 1 trường THPT: THPT Ba Chẽ.

Quy mô trường phổ thông

Đơn vị: trường Năm học 2005- 2006 2006-2007 2007- 2008 2008-2009 2009- 2010 1.Tiểu học 2.THCS 3.THPT Trong đó: Ngoài công lập 158 135 38 10 162 138 42 11 164 139 45 16 166 140 45 16 172 141 46 16

Quy mô lớp học, học sinh Đơn vị: lớp, học sinh Danh mục 2005-2006 2006-2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 1.Tiểu học Số lớp Ngoài công lập Học sinh Ngoài công lập 4.200 0 91.725 0 4.138 0 87.108 0 4.065 0 86.050 0 4.018 10 84.535 347 4.069 22 86.227 679 2.THCS Số lớp Học sinh 2.356 85.433 2.356 81.596 2.310 80.700 2.205 73.459 2.171 70.105 3.THPT Số lớp Học sinh Ngoài công lập: Số lớp Học sinh 1.091 51.909 271 12.809 1.071 48.268 290 13.473 1.065 48.075 321 14.051 1.033 45.519 311 14.149 1.027 43.757 300 14.008 Nguồn: phòng tư liệu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh.

Qua bảng số liệu cho thấy sau 5 năm số lượng học sinh ở các cấp học: THCS, THPT giảm mạnh (Trong đó cấp THCS giảm 15.328 em, THPT giảm 8.152 em). Học sinh tiểu học cũng giảm đáng kể (5.498 em). Đây là kết quả cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình và hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Nguyên nhân của quá trình giảm đó là do quy mô dân số trong độ tuổi giảm, thực hiện giữ nguyên số lớp và đội ngũ biên chế giáo viên đồng thời điều chỉnh giảm sĩ số học sinh/lớp để nâng cao chất lượng giáo dục.

hơn đến vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Ngay từ đầu năm học 2005-2006, toàn Ngành đã tập trung cao độ cho việc chỉ đạo và thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học theo Đề án: “Kiên cố hóa trường lớp và xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015”.

Năm 2006-2007: THPT Cẩm Phả, THCS Việt Hưng, THCS Nguyễn Văn Thuộc, THCS Hà Tu, THCS Lý Tự Trọng được tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia: 5/39 trường THCS đạt 10,8%. Với 5 trường chuẩn quốc gia mới được công nhận đây là năm học đầu tiên tỉnh Quảng Ninh có đầy đủ các trường chuẩn ở các bậc học. Các địa phương đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, đặc biệt ưu tiên quỹ đất xây dựng trường mới, hoàn thiện các phòng chức năng: hội trường, phòng họp kết nối Internet, sân thể dục, nhà để xe cho học sinh.

Kết thúc giai đoạn 2006-2010 xây dựng trường chuẩn quốc gia, năm 2010 là năm học tỉnh có số lượng trường chuẩn quốc gia tăng mạnh ở tất cả các cấp học, chất lượng trường đạt chuẩn ngày càng được nâng lên.

Nếu năm 2005, số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh có 85 trường trong đó: bậc Tiểu học: 80, THCS: 4, THPT: 1, đến hết tháng 7-2010, toàn tỉnh có 188 trường chuẩn quốc gia ở các cấp học [14]. Bậc Tiểu học: 119 trường[15]

; THCS : 56 trường; THPT: 13 trường. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 235 trường chuẩn quốc gia ở các cấp học vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã đề ra. Các Phòng giáo dục và đào tạo tạo tập trung chỉ đạo quyết liệt nên một số địa phương có số lượng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học chiếm tỷ lệ cao như: Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều.

Tuy nhiên, do 1 số địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở

14 Đạt tỷ lệ 44,2 % so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII đã đề ra là hết năm 2010 sẽ đạt chuẩn quốc gia là 45% ở các cấp học

vật chất, phân cấp quản lý, trình độ của đội ngũ giáo viên; ở một số thị xã, thành phố diện tích khuôn viên không đủ tiêu chuẩn nên tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp THPT còn thấp.

Hệ thống giáo dục thường xuyên:

Mạng lưới cơ sở GDTX luôn được các ngành quan tâm, đầu tư, phát triển. Tuy nhiên sau 5 năm hệ thống các trung tâm GDTX chưa phát triển số lượng trung tâm còn ít, tỷ lệ người tái mù chữ còn cao. Để khắc phục những bất cập trên, ngành giáo dục đã tham mưu với tỉnh thành lập các trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trung tâm học tập cộng đồng mới ở các địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân và định hướng nghề nghiệp.

Năm học 2005-2006: Sở tham mưu với tỉnh mở thêm trung tâm hướng nghiệp GDTX ở Vân Đồn, toàn tỉnh đã có 51 trung tâm học tập cộng đồng cấp xã đi vào hoạt động. Năm 2009 tỉnh thành lập thêm trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên Bình Liêu.

Năm học 2009-2010, hệ thống các Trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố và phát triển, 14/14 huyện (TX,TP) đã có Trung tâm hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên; đến tháng 9/2009 đã có 186/186 xã có Trung tâm học tập cộng đồng (đạt 100% số đơn vị cấp xã). Như vậy, chỉ tiêu này đã hoàn thành vượt mức và trước thời hạn so với lộ trình đã định tới năm 2010 của tỉnh tại Quyết định số 1317/2006/QĐ-UBND về: “Thực hiện Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”.

Việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo Trung tâm GDTX, Trung tâm học tập cộng đồng được thực hiện đầy đủ. Đặc biệt Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức Hội nghị cấp tỉnh thống nhất chỉ đạo phong trào “Trung tâm cùng tiến” trong hệ thống các Trung tâm hướng nghiệp – GDTX, đã tăng cường khả năng hoạt động đào tạo cho các cơ sở GDTX vùng khó khăn. Tỉnh chỉ đạo tổ chức biên soạn Bộ Học

liệu địa phương tỉnh Quảng Ninh và ban hành các chế độ chính sách hỗ trợ cho các Trung tâm học tập cộng đồng.

Trong năm học 2009-2010, toàn tỉnh đã tổ chức được 4 lớp dạy tiếng dân tộc Dao Thanh Phán cho 150 cán bộ, công chức và quân nhân công tác tại vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Thực hiện thành công hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình GDTX. Cấp chứng chỉ ngoại ngữ - tin học đã đi vào nền nếp, đánh giá đúng trình độ của giáo viên cũng như người học. Số lượng người học tin học ở các cấp đạt: 4.058 người [25, tr. 11]. Các cơ sở GDTX thuộc các trường tiểu học và THCS hàng năm thực hiện tốt công tác xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ cho trên 300 người, các lớp bổ túc trung học cơ sở hàng năm thu hút gần 1.000 học viên vào học góp phần củng cố kết quả phổ cập THCS.

So với giai đoạn trước (năm học 2004-2005 toàn tỉnh mới chỉ có 6 trung tâm HN-GDTX, 37 trung tâm học tập cộng đồng) đến nay các cơ sở GDTX phát triển đều khắp trên toàn tỉnh, cơ bản đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu được học tập thường xuyên của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng thực của học viên bổ túc văn hoá còn thấp so với yêu cầu; tỷ lệ người lao động ở nông thôn theo học bổ túc văn hoá chưa cao; việc thực hiện kết hợp dạy bổ túc văn hoá với học nghề tuy đã triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn

Là một tỉnh trung du miền núi nên công tác giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn luôn được tỉnh quan tâm hàng đầu. Sau 5 năm (2001-2005) hệ thống các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh, các lớp nội trú dân nuôi được duy trì đã đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên do những hạn chế về trình độ nhận thức, điều kiện học tập nên so với khu vực thành thị thì giáo dục vùng dân tộc, vùng khó còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp trình độ chung của toàn tỉnh. Trước thực tế đó, để nâng cao chất lượng và trình độ dân trí, toàn ngành chủ trương thực hiện:

trường Dân tộc nội trú huyện. Mở các lớp tiền tiểu học vùng dân tộc để dạy Tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

- Chú trọng đầu tư, nâng cấp và củng cố trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là những điểm trường xa xôi như: trường THCS Quảng Đức (huyện Hải Hà), THPT Quảng La (huyện Hoành Bồ), THPT Cô Tô, THPT Ba Chẽ.

- Tăng cường tập trung mọi nguồn lực thực hiện Đề án: “Phát triển hệ thống cơ sở nội trú dân nuôi trong các trường THCS và PTCS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2010”.

Với những chủ trương đúng đắn đó đến năm học 2008-2009, toàn tỉnh có 6 trường phổ thông dân tộc nội trú (1cấp tỉnh và 5 cấp huyện) với 1.061 học sinh và 36 trường THCS của 9 huyện có cơ sở nội trú dân nuôi với trên 3.600 học sinh”[26, tr. 8-9].

Năm học 2009-2010: Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện[16]

đã được chuyển giao về cấp tỉnh quản lý trực tiếp đã tạo ra quy hoạch thống nhất góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Sở giáo dục và đào tạo cũng đã triển khai nhiều chương trình hiệu quả như: đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cán bộ, giáo viên thuộc những vùng này; chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là những điểm trường xa xôi… Bên cạnh các cơ chế, chính sách của Nhà nước thì trong 5 năm trở lại đây tỉnh đã ban hành rất nhiều quyết định hỗ trợ cho những học sinh vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn. Điển hình như chính sách hỗ trợ tiền ăn cho học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục trung học cơ sở vùng khó, để các em có điều kiện ở lại trường học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Cùng với các biện pháp nâng cao chất lượng, việc tổ chức: “Hội thi đọc và kể chuyện học sinh dân tộc thiểu số Quảng Ninh” ở quy mô cấp tỉnh cho học

sinh tiểu học là dân tộc thiểu số tại 7 huyện: Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Hoành Bồ và thành phố Móng Cái; tổ chức Hội thi Văn hóa, Thể thao và thành lập đội tuyển tham dự Hội thi Văn hóa, Thể thao các trường phổ thông Dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ VI-năm 2010 tại tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 8-2010, đã làm cho trình độ dân trí giữa các vùng trong tỉnh ngày càng rút ngắn.

Mặc dù nhận được sự quan tâm của toàn ngành, nhưng trường Dân tộc nội trú tỉnh quy mô còn nhỏ, giao thông đi lại đến trường nhiều huyện còn khó khăn như: đường vào bản Lý Nà (xã Quảng Đức, huyện Hải Hà), đường vào bản Lồ Má Coọc (xã Quảng Sơn). Ở một số huyện, xã chưa có trường Dân tộc nội trú : Đầm Hà, Vân Đồn, ngành đã tích cực tham mưu với tỉnh thành lập trường phổ thông Dân tộc nội trú thứ 2 của tỉnh trên cơ sở nâng cấp trường Dân tộc nội trú huyện Tiên Yên.

2.2.1.2. Nâng cao chất lƣợng đào tạo

Trong những năm qua bằng sự phấn đấu không ngừng, chất lượng giáo dục phổ thông của Quảng Ninh đã được nâng lên một cách toàn diện. Quảng Ninh là tỉnh thứ 31/64 tỉnh thành trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng cao, Quảng Ninh cũng là tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao so với trung bình cả nước (99,22% so với cả nước 90,85% năm học 2004-2005). Mặc dù vậy, chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về nhân lực của thời kỳ cả nước thực hiện CNH, HĐH. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục - dạy và học một cách toàn diện, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh đã triển khai thực hiện:

- Đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; tăng cường thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi; tìm giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng các kỳ thi.

- Đối với các huyện miền núi nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh, đề ra nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học. Dạy học sát đối tượng, dạy

chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ để học sinh có điều kiện học tập, vui chơi, gắn bó hơn với trường lớp, thầy cô và bạn bè…

- Quảng Ninh đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động khuyến khích xã hội học tập như: “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”, “Tháng 9 khuyến học”, phong trào “Ba đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ giấy bút), phong trào “Ba đỡ đầu” (đỡ

Một phần của tài liệu Giáo dục phổ thông tỉnh quảng ninh (2001 2010) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)