7. Cấu trúc của luận văn
2.3.5. Giải pháp khắc phụ cô nhiễm và bảo vệ môi trường nông thôn đồng
đồng bằng sông Hồng
Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường: dân số đông lượng rác thải sinh hoạt lớn, khu công nghiệp, làng nghề lượng chất thải, nước thải lớn với mức độ hàm lượng các chất độc hại cao cần được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Tập trung xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp và các làng nghề, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của nhân dân.
Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, chế biến khoáng sản, các làng nghề, lưu vực sông và khu vực nông thôn.
Các địa phương phải nâng cao nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, quản lý chặt chẽ có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường.
102
Các địa phương phải tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường nhằm phát hiện và ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Kiểm soát ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đốt rơm rạ ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống nhân dân. Thực hiện một số mô hình sử dụng rơm, rạ, phụ phẩm ngay tại đồng ruộng để trả lại lượng mùn, chất hữu cơ cho đất; nguyên liệu cho loại hình sản xuất khác như nấm rơm, thức ăn cho trâu, bò vào mùa đông.
Lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học thay cho thuốc có nguồn gốc hoá học. Tập trung, thu gom vỏ bao bì thuốc trừ sâu đã sử dụng tiêu huỷ theo quy định, từng bước khắc phục thói quen xả thải ra môi trường đồng ruộng ngay sau khi sử dụng. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến thông tin tại địa phương, hướng dẫn bà con cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đem lại giá trị kinh tế mà vẫn bảo vệ môi trường.
Cần xây dựng các lò, nhà máy xử lý rác không gây ô nhiễm môi trường để xử lý rác thải sinh hoạt cũng như của các hoạt động sản xuất khác. Bởi các loại rác thải hiện nay chưa qua phân loại xử lý lại được đưa về nông thôn chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nông thôn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người dân.
Có chính sách ưu đãi và phát triển hệ thống nông lâm kết hợp đối với vùng đồi, lâm ngư kết hợp đối với vùng biển với các mô hình đa dạng và phong phú, phát triển mô hình trang trại tổng hợp kết hợp chăn nuôi và trồng trọt.
Xây dựng chương trình kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng tỉnh, thành phố trong vùng. Chủ động và đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng.
103
Các địa phương trong vùng tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện có hiệu quả Quyết định 1554/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nước thải, chất thải từ các đô thị, khu công nghiệp trong vùng phải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường vì nguồn ô nhiễm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sông ngòi của vùng. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn do các con sông là nguồn nước cung cấp chính cho tưới tiêu, nguồn nước ngầm cho sinh hoạt của người dân.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội, chú trọng nhất là kênh thông tin địa phương trực tiếp, gần gũi chia sẻ tới người dân. Qua đó nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Người dân phải tự ý thức và có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khuôn viên gia đình, cơ sở sản xuất và môi trường sống chung.
Kết luận Chương 2
Với những thành tựu đạt được trong việc thực hiện phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông Hồng cho thấy nông thôn vùng đã có sự phát triển. Song cần phải có sự phát triển sâu, rộng hơn để đảm bảo và nâng cao thu nhập của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đáp ứng các nhu cầu về y tế, giáo dục, văn hoá, cơ sở hạ tầng,… ngày càng phong phú và đa dạng, khôi phục và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp. Sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội phải hài hoà, đi đôi với việc bảo vệ môi trường tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp nâng cao chất lượng mọi mặt đời sống của cư dân nông thôn.
104
Để phát triển bền vững nông thôn đồng bằng sông Hồng cần các giải pháp thiết thực và thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong việc phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn và bảo đảm môi trường. Bên cạnh đó phát huy tính tích cực của người dân để người dân chủ động phát triển sản xuất theo các mô hình mới có hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường; phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của cư dân nông thôn với giá trị mới mà không làm mất đi giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.
105
KẾT LUẬN
Hiện nay, phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, và cũng là yêu cầu cấp thiết đối với mọi nền kinh tế và các quốc gia trên thế giới. Bởi sự phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà về cả ba mặt kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường, đây là sự lựa chọn cho con đường cách thức phát triển của xã hội hiện nay. Sau khi Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm về phát triển bền vững và các chương trình liên quan đến phát triển bền vững thì được các nước trên thế giới hưởng ứng và lựa chọn làm cách thức cho con đường phát triển của mình. Nước ta cũng lựa chọn con đường phát triển bền vững cho sự phát triển của mình.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, bộ mặt nông thôn đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi đáng kể: Đời sống nhân dân được nâng cao, đặc biệt là vai trò, vị trí của người nông dân ngày càng được đề cao; kinh tế nông thôn được phát triển theo hướng ngày càng đa dạng về ngành nghề và với trình độ ngày càng hiện đại hơn; văn hoá, giáo dục, y tế từng bước phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; môi trường sống ở nông thôn từng bước được cải thiện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nông thôn đồng bằng sông Hồng còn gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn những nguy cơ phát triển chưa bền vững: tình trạng người nông dân sau khi thu hồi đất không có công ăn việc làm, cuộc sống của người dân bấp bênh; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm chưa cao; tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường văn hoá ở nông thôn, ô nhiễm môi trường sống nông thôn do nguồn nước thải, khí thải, rác tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, xưởng gia công cơ khí và của người dân xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý.
106
Do vậy, sự phát triển bền vững ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay càng cấp thiết. Các vấn đề trọng tâm trong phát triển bền vững nông thôn nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; hiện đại hoá nền văn hoá nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ; xoá đói giảm nghèo; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đảm bảo sự bền vững về môi trường bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Giáo trình Xã hội học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20), Nxb Con đường mới, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng cho Việt Nam, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam,
Hà Nội.
6. Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 269/QĐ-TTg.
7. Chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP.
8. Vũ Hy Chương (2007), Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng
và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10.Mai Thanh Cúc, Quyển Đình Hà (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
11.Nguyễn Sinh Cúc (2009), “Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 10, tr.38-42.
108
12.Đường Hồng Dật (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13.Văn Duy, Nguyễn Xuân Lựa (2011), Làng nghề cổ truyền Thuỷ Nguyên,
Hải Phòng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
14.Bùi Quang Dũng (2007), Xã hội học nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15.Nguyễn Xuân Dũng (2009), “Đào tạo nghề: Tiếp tục đổi mới cho mục tiêu
phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 140, tr.49-52.
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) (2004), Hà Nội.
19.Vũ Đình (2004), “Những hoạt động khởi đầu của Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 3, tr.37-38.
20.Vũ Đình (2004), “Hoàn thiện quy hoạch về tăng cường đầu tư phát triển thuỷ sản theo hướng bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 6, tr.30-31.
21.Nguyễn Văn Động, Nguyễn Thị Thuận, Phạm Thị Giang Thu, Thái Vĩnh
Thắng, Trần Ngọc Dũng (2010), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm
bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
22.Lê Minh Đức (2004), “Về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 4, tr.35-37.
23.Lê Minh Đức (2007), “Thành tựu 2 năm thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 1, tr.47-49.
109
24.Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Vũ Minh Trang, Nguyễn Thị Hoài Thu (2012), Quản lý chất thải nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
25.Lương Đình Hải (2007), “Phát triển bền vững và hài hoà những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay”, Tạp chí Triết học, Số 2, tr.27-34. 26.Đào Lệ Hằng (2008), Sử dụng bền vững đất nông nghiệp, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 27.Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
28.Nguyễn Văn Hồng (2012), Môi trường, dân số và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
29.Đinh Phi Hổ (2009), “Vai trò kinh tế trang trại đối với phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 144, tr.130-131,140.
30.Nguyễn Văn Huyên (2009), “Phát triển bền vững: Một lý thuyết phát triển trong thế giới đương đại”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 7, tr.33-38.
31.Nguyễn Đắc Hưng (2009), “Thực hiện mục tiêu kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội”, Tạp chí Cộng sản, Số 799, tr.49-53.
32.Nguyễn Đình Hương (2009), “Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục quốc dân là nhân tố quyết định phát triển bền vững của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 10, tr.59-63.
33.Phạm Lan Hương (2012), Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
34.Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường
110
35.Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2010), Những vấn đề kinh tế xã hội ở nông
thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Đại học quốc gia,
Hà Nội.
36.Nguyễn Cao Lãnh (2012), Quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu
vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng sinh thái, Luận án
tiến sĩ Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
37.Hoàng Thịnh Lâm (2004), “Để phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 6, tr.32-34.
38.Trịnh Kim Liên (2013), Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên
địa bàn Hà Nội đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
39.Trần Văn Lộc (2004), “Các chỉ tiêu về phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo, Số 5, tr.35-36.
40.Lê Quốc Lý (2009), “Phát triển bền vững với xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 9, tr.26-31.
41.Đỗ Hoài Nam (2010), Báo cáo phát triển con người, Nxb Thế giới, Hà Nội. 42.Trần Ngọc Ngoạn (2008), Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43.Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44.Phạm Thị Oanh (2012), Mối quan hệ con người - tự nhiên và phát triển
bền vững ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa
học xã hội, Hà Nội.
45.Nguyễn Thế Phán (2004), “Một số vấn đề khai thác sử dụng đất đai ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 82, tr.17-19.
111
46.Phân hội Vườn Quốc gia và khu vực bảo tồn thiên nhiên, Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2000), Các Vườn Quốc gia Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
47.Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48.Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai
số 45/2013/QH13.
49.Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ