Phát triển bền vững nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 37 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Phát triển bền vững nông thôn ở Việt Nam

1.2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững nông thôn ở Việt Nam

Phát triển bền vững nông thôn có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Đối với nước ta nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng thì sự phát triển bền vững nông thôn càng có một vị trí đặc biệt bởi nền tảng của kinh tế nước ta là sản xuất nông nghiệp cho nên sự đóng góp của nông thôn vào sự phát triển chung của đất nước, của vùng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực, thực phẩm để nuôi sống bản thân họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Là vùng có mật độ dân số cao cộng với sự gia tăng dân số nhanh, đây là sức ép lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho dân cư. Do vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia.

Ở nông thôn cư dân sống ở nông thôn chiếm tới 70% dân số, đây chính là nguồn nhân lực dồi dào cho việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị. Nếu không có sự tham gia của lao động nông thôn tại thành thị, khu vực ven đô mà chỉ dựa vào sự gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị thì không đủ lao động để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển.

Nông thôn là địa bàn phân bố và chiếm đa số nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật, biển vì vậy sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái; việc khai thác và sử

35

dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên ở nông thôn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.

Phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc giữ gìn môi trường sinh thái, môi trường sống của con người tạo sự gắn bó hài hoà giữa con người với tự nhiên và hình thành nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người.

Trong sự phát triển chung của đất nước, nông thôn đã đạt được những thành tựu nhất định song nông thôn vẫn còn là một xã hội nông nghiệp, mang đậm tính chất tiểu nông khép kín do vậy ít sự hấp dẫn, thu hút các nguồn lực trong xã hội cho phát triển. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành thủ công nghiệp tại địa phương còn thấp dẫn đến thu nhập của người dân chưa cao. Nông dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng lại thiếu đất để sản xuất do đất nông nghiệp giảm do dân số tăng nhanh và tác động của quá trình đô thị hoá; lực lượng lao động ở nông thôn lớn nhưng lại thiếu việc làm, thất nghiệp vẫn xảy ra; thiếu các phương tiện và điều kiện thuận lợi cho giáo dục; hàng tiêu dùng có nơi còn khan hiếm, giá cả cao, người dân nông thôn khó có thể mua những thứ cần thiết phù hợp với nhu cầu của họ. Về cơ bản nông thôn vẫn còn là địa bàn hay khu vực lạc hậu trên hầu hết các mặt của đời sống xã hội. Môi trường sinh thái nông thôn đang có nguy cơ suy thoái, suy giảm cả về mặt lượng (không gian, sinh cảnh, diện tích, tài nguyên) cả về mặt chất (chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, đa dạng sinh học) dưới tác động của cả quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và biến đổi khí hậu (nhiệt độ tăng, nước biển dâng).

Như vậy, nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu; cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu; cung cấp lao động cho công nghiệp và

36

thành thị; là thị trường rộng lớn tiêu thụ nhiều sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ; phát triển nông thôn tạo điều kiện ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Với những vai trò quan trọng nêu trên, phát triển bền vững nông thôn là yếu tố cơ bản và là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển quốc gia. Từ đó yêu cầu phát triển bền vững nông thôn là xu thế khách quan và phát triển tất yếu của tiến trình phát triển.

Để giải quyết bài toán trên cho khu vực nông thôn thì phát triển bền vững nông thôn là một phạm trù mới và được nhận thức rộng với nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể có ba quan điểm nổi bật như sau:

Quan điểm thứ nhất: Phát triển bền vững nông thôn là chiến lược nhằm

cải tạo các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người, cụ thể là những người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất sống ở nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển. (Quan điểm này tập trung vào người nghèo, đặc biệt là nhóm người nghèo ở nông thôn để họ có thể cải tạo cuộc sống của mình về mặt kinh tế và xã hội, nhưng quan điểm này chưa chưa đề cập đến việc bảo vệ môi trường sinh thái nói chung cũng như môi trường sống của toàn xã hội và nhóm người nghèo đa phần sinh sống tại nông thôn nói riêng).

Quan điểm thứ hai: Phát triển bền vững nông thôn là hoạt động nhằm

nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. (Quan điểm này tập trung vào người dân sống ở nông thôn sử dụng các nguồn lực của địa phương hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao vị thế của mình).

Quan điểm thứ ba: Đây là quan điểm tác giả lấy làm căn cứ để triển

khai những nội dung liên quan đến phát triển bền vững nông thôn. Phát triển bền vững nông thôn dựa trên cơ sở những nguyên tắc phát triển bền vững

37

được thông qua tại Hội nghị về Môi trường và phát triển năm 1992 tại Rio de Janeiro. Những nguyên tắc này nhấn mạnh vào cách nhìn về xã hội con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Theo quan niệm này, phát triển bền vững nông thôn có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, “Phát triển bền vững nông thôn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Đây là một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn. Đồng thời phát triển bền vững nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hoá nền văn hóa nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ” [52, tr.21].

Thứ hai, “phát triển bền vững nông thôn mang tính toàn diện và đa phương. Bao gồm phát triển các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất liên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cở sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực nông thôn, xây dựng tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn. Và phát triển bền vững nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường” [52, tr.22].

Từ đó, có thể hiểu phát triển bền vững nông thôn ở Việt Nam là sự phát triển nông thôn bảo đảm bền vững về kinh tế, xã hội - văn hóa và môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, đồng thời không gây trở ngại cho sự phát triển của các thế hệ sau.

Hiện nay, tốc độ phát triển nông nghiệp của nước ta khá cao và ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia. “Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản luôn đạt mức cao, bình quân 5 năm tăng 4,85%. Hệ thống giao thông, điện, kết cấu hạ tầng xã hội ở nông thôn có bước phát triển nhanh về số lượng. Đến năm 2010 có tới 96% số xã và 93,3% số hộ có điện lưới quốc gia, hơn 60% cư dân nông thôn có nước

38

sinh hoạt hợp vệ sinh. Thu nhập của người dân được nâng cao, năm 2007 tăng 2,7 lần so với năm 2000” [60, tr.41].

Tuy nhiên, sự phát triển ở nông thôn vẫn còn thiếu quy hoạch và còn mang tính tự phát. Kết cấu kỹ thuật hạ tầng kinh tế, xã hội còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài. Môi trường nhiều vùng nông thôn ngày càng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chăn nuôi và hoá chất nông nghiệp, các vùng ven đô, khu công nghiệp, làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn còn chậm. Hiện nay, cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng đang trong quá trình xây dựng và phát triển và có nhiều chuyển biến trong đời sống cư dân, sự phát triển đó vẫn chưa đáp ứng được hầu hết cư dân sống ở nông thôn. Để đảm bảo sự phát triển hài hoà có hiệu quả và mang tính lâu dài cần phải phát triển bền vững nông thôn.

1.2.2.2. Những nhân tố tác động đến phát triển bền vững nông thôn ở Việt Nam

Phát triển bền vững nông thôn chịu tác động của nhiều nhân tố, về cơ bản có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu: Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên; Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội; Nhóm nhân tố về điều kiện hình thức tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ.

Thứ nhất, nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bền vững nông thôn. Bao gồm: tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, khoáng sản và các yếu tố sinh học khác,… Do các nhân tố này có tác động trực tiếp tới việc hình thành, vận động và biến đổi môi trường ở nông thôn. Môi trường ở nông thôn do các yếu tố tự nhiên quy định, trong khi đó mỗi vùng nông thôn lại có những đặc điểm riêng về tự nhiên và điều này cũng ảnh hưởng lớn đến đặc điểm xã hội của vùng. Hiện nay, biến đổi khí hậu và nước

39

biển dâng, cùng với các hiện tượng thời tiết bất thường đã và đang thường xuyên diễn ra, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn.

Ở nông thôn, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của những ngành khác. Các vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên khác nhau vì vậy quy mô của các ngành và các ngành chuyên môn hóa, chế biến của nông - lâm - thủy sản cũng khác nhau.

Sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu dựa vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác quá mức tài nguyên đất và nước nhưng chưa có những biện pháp cải tạo phục hồi nên đã gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, môi trường ở nông thôn chưa được quản lý tốt có nhiều biểu hiện của việc phát triển kém bền vững như ô nhiễm đang diễn ra ngày càng trầm trọng và ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy, việc khai thác và sử dụng các nhân tố này có hiệu quả góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững ở nông thôn.

Thứ hai, nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội luôn tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển bền vững nông thôn. Nhóm này gồm những nhân tố như: thị trường, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn, sự phát triển các khu vực công nghiệp và đô thị, dân số và lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng (trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, tập quán sản xuất…).

Để phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông thôn nói riêng trở thành con đường, cách thức thì Nhà nước phải thể chế hoá quan điểm của Đảng thành những chính sách cụ thể phù hợp với đất nước và từng vùng để thực hiện phát triển bền vững có hiệu quả trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,

40

hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Thị trường gắn liền với kinh tế hàng hóa bởi trong nền kinh tế hàng hóa các hoạt động kinh tế đều được thực hiện thông qua thị trường. Các yếu tố cơ bản của thị trường là cung, cầu và giá cả. Nhu cầu thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển sản xuất, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ở nông thôn. Thị trường với bản chất là tự phát, nếu để phát triển tự so có thể dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất và gây lãng phí cho xã hội, do đó cần có sự quản lý, can thiệp của Nhà nước ở tầm vĩ mô để thị trường, phát triển đúng hướng lành mạnh, tránh được những rủi ro. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, tất cả quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các quốc gia mở cửa, hội nhập đều liên thông với nhau. Nên những biến động của nền kinh tế thế giới, của thị trường thế giới sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững nông thôn. Nền kinh tế nếu chỉ chịu sự tác động của quy luật thị trường thì sẽ vận động một cách tự phát không tránh được những rủi ro và lãng phí các nguồn lực. Vì vậy, với chức năng của mình Nhà nước phải ban hành các chính sách kinh tế đồng bộ cùng với các công cụ quản lý khác để thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn vận động theo hướng có lợi nhất, phù hợp với mục tiêu, định hướng đặt ra.

Cơ sở hạ tầng ở nông thôn yêu cầu phải có trình độ phát triển tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế. Để phát triển bền vững nông thôn phải phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở nông thôn bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội.

Sự phát triển các khu công nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nông thôn. Một mặt, các khu công nghiệp phát triển sẽ tạo khả năng cung cấp kỹ thuật, công nghệ và nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn, góp phần làm cho khu vực nông thôn phát triển; mặt khác,

41

nó cũng đem lại những tác động tiêu cực như làm biến đổi kết cấu dân số, lao động, việc làm, môi trường ở nông thôn…

Thứ ba, nhóm nhân tố về điều kiện hình thức tổ chức sản xuất và khoa

học công nghệ

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, sự phát triển khoa học - công nghệ và việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hiện đại mang lại sự phát triển mới cho nông thôn. Sự tồn tại, vận động biến đổi của nông thôn được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông thôn. Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, việc ứng dụng nó vào sản xuất đã trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển xã hội nói chung nông thôn nói riêng. Những tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ sinh học và ứng dụng nó vào sản xuất nông nghiệp, đã xuất hiện nhiều nhu cầu mới, tác động đến sự thay đổi về số lượng, tăng mức nhu cầu, làm thay đổi tốc độ phát triển của các ngành nông nghiệp, ngành nghề sản xuất ở nông thôn. Nó tạo ra khả năng mở rộng sản

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 37 - 46)