Giải pháp về xây dựng hoàn thiện luật pháp, thực hiện chính sách có

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 95 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Giải pháp về xây dựng hoàn thiện luật pháp, thực hiện chính sách có

sách có hiệu quả đối với nông thôn đồng bằng sông Hồng

Để phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông thôn nói riêng cần tiếp tục hoàn thiện: hệ thống luật pháp, chính sách đồng bộ về phát triển nông nghiệp; hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, các giống cây trồng, vật nuôi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác sử dụng trong nông, lâm, ngư nghiệp; đồng thời áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, đổi mới công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Các địa phương thực hiện các chính sách, xây dựng quy hoạch phát triển phải gắn với thực tế của mình, đồng thời cần có sự tăng cường, phối hợp

93

công tác giữa các cơ quan quản lý ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, môi trường và các cơ quan quản lý khác. Bên cạnh đó có các chương trình, hoặc lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ở địa phương nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cho phát triển bền vững nông thôn.

Các địa phương tích cực, chủ động thực hiện, tiếp nhận các dự án có liên quan đến diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo ổn định cuộc sống của nông dân sau khi thu hồi đất. Quy hoạch các dự án phải đem lại sự phải triển mới cho nông thôn, đồng thời triển khai có hiệu quả tránh lãng phí tài nguyên. Quy hoạch phát triển nông thôn, khuyến khích đô thị hoá nông thôn một cách hợp lý thông qua các chính sách tài chính, phát triển công nghệ và chính sách dân số, nhằm tạo sự phát triển bền vững ở cả nông thôn và thành thị, tạo lập mối quan hệ hợp lý về phân công lao động, trao đổi và thúc đẩy lẫn nhau giữa nông thôn và thành thị, làm cho đời sống vật chất ở nông thôn ngày càng đầy đủ và tiện nghi và đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng văn minh, tiến bộ.

Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, người dân về phát triển bền vững, về thực hiện các chính sách, kế hoạch thực hiện để phát triển kinh tế, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp với đối tượng, để nâng cao tính tự giác, chủ động sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Tổng kết các các xã điểm, huyện điểm theo chỉ đạo của Trung ương, từ đó đưa ra kinh nghiệm để triển khai thực hiện hoàn thành tốt những chỉ tiêu trong bộ tiêu chí. Qua khảo sát các mô hình xây dựng nông thôn mới điển hình: đề xuất xây dựng mô hình cơ giới hoá đồng bộ thâm canh lúa và rau mầu (Hải Phòng); xây dựng mô hình đa canh cây trồng cho vùng ven đô Thành phố Ninh Bình (Ninh Bình). Sơ kết, tổng kết Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhân rộng mô hình hiệu quả, tiếp tục thực hiện Chương trình

94

nước sạch, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình khắc phục ô nhiễm môi trường.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước, cán bộ các cấp ở cơ sở trong thực hiện Chiến lược về phát triển bền vững, các Nghị quyết, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách, các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững.

Tăng cường, áp dụng nghiêm minh các chế tài hình sự, hành chính có nội dung bảo đảm phát triển bền vững; thực hiện nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; thực hiện khen thưởng rõ ràng những tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo phát triển bền vững. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xoá bỏ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tái chế có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 95 - 97)