7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Giải pháp về phát triển kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hồng
Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với quá trình tái cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị cao và phù hợp với địa phương. Đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị.
Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác (do quỹ đất nông nghiệp của vùng ít nay lại ngày càng bị thu hẹp), áp dụng chính sách hỗ trợ đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng bị thu hồi đất, tạo điều kiện về thể chế để người nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt hiệu quả sử dụng. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo mô hình kinh tế trang trại, hình thành vùng chuyên canh để áp dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và chế biến.
95
Mở rộng sản xuất và thị trường các sản phẩm nông nghiệp sạch từ mô hình sản xuất hàng nông sản, thực phẩm có giá trị kinh tế cao (sản xuất rau an toàn, chăn nuôi tập trung, cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap), chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng có niềm tin vào mức độ vệ sinh, an toàn của nông sản, thực phẩm. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau, hoa quả để tăng chủng loại, quy mô và hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm. Hoàn thiện các hệ thống kho lưu giữ, bảo quản, hệ thống chế biến. Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có đối với các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. Thiết lập một hệ thống hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản.Hình thành sự liên kết giữa người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp trong việc sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm có chất lượng tại các vùng chuyên canh lớn như Dương Nội, Đông Anh, Chương Mỹ, Vĩnh Phúc.
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển các công trình thủy lợi nhằm tăng diện tích được tưới tiêu chủ động. Giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân và vật nuôi ở những vùng dân cư nghèo, những vùng bị ô nhiễm nguồn nước do nhiễm asen nặng và chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ven khu công nghiệp và các thành phố lớn.
Phát triển ngành nghề nông thôn và khôi phục phát triển làng nghề
truyền thống: Làng nghề, ngành nghề truyền thống là tài sản quý giá, không
chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn biểu hiện nền văn hóa, văn minh độc đáo của vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng. Do đó, phát triển làng nghề truyền thống là một trong những hướng quan trọng cần được thúc đẩy trong giai đoạn hiện nay.
Các làng nghề trong vùng phải được nâng cấp và hiện đại hóa, sử dụng những công nghệ tiên tiến hơn để bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững của
96
vùng. Trên cơ sở đó mới có thể xây dựng được mô hình phát triển làng nghề gắn với du lịch văn hóa để phát huy được thế mạnh của đồng bằng sông Hồng.
Cần có quy hoạch về phát triển các làng nghề truyền thống phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng làm định hướng phát triển cho từng thời kỳ. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống cần chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Có biện pháp quảng cáo các sản phẩm thủ công do các làng nghề sản xuất, thúc đẩy việc tìm kiếm thị trường thieu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Có chính sách tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận, huy động các nguồn vốn tín dụng cũng như có mặt bằng xây dựng nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm; hoàn thiện môi trường thể chế, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, các chủ hộ sản xuất kinh doanh và lực lượng lao động giỏi, lành nghề. Cùng với việc khôi phục các làng nghề truyền thống cần khuyến khích phát triển các nghề mới với những quy trình sản xuất hiện đại kết hợp với công nghệ cổ truyền để đa dạng hóa và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm của các làng nghề trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phát triển kinh tế nông thôn theo mô hình kinh tế trang trại: Sự phát triển của trang trại sẽ góp phần quan trọng tạo việc làm ở nông thôn vùng. Ngoài lao động gia đình, chủ những trang trại có quy mô lớn còn thuê nhiều lao động làm việc trong trang trại. Đặc điểm chung của các trang trại trong vùng là thường sản xuất kinh doanh theo mô hình tổng hợp, kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, ao cá nên có nhu cầu việc làm thường xuyên trong năm. Để thúc đẩy trang trại phát triển cần thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích có hiệu quả như: Thực hiện chính sách đất đai thích hợp; Khuyến khích trang trại áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ; Nâng cao năng lực quản lý cho các chủ trang trại thông qua đào tạo những kiến thức về quản lý kinh tế và hướng dẫn áp dụng khoa học công nghệ; Tạo điều kiện để chủ
97
trang trại người lao động được tham gia nghiên cứu các hoạt động chọn loài và phẩm chất cũng như xây dựng công nghệ trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển hàng hóa đối với cây ăn quả, cây công nghiệp, vật nuôi.
Tăng cường công tác khuyến nông: Khuyến nông là biện pháp chuyển
tải những thông tin khoa học công nghệ mới đến với nông dân, là một công cụ giúp Nhà nước đạt mục tiêu phát triển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn bền vững, với một số biện pháp như:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến nông cho trang trại như chương trình khuyến nông trọng điểm áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và chương trình phổ cập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro.
- Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tham quan các mô hình trang trại điển hình trong và ngoài tỉnh.
- Sử dụng rộng rãi và thường xuyên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, sách báo để phổ biến công nghệ mới, các loại giống mới có năng suất cao, kinh nghiệm sản xuất giỏi cho chủ trang trại và nông dân làm việc tại trang trại.