Thành tựu trong phát triển bền vững về văn hoá xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 57 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Thành tựu trong phát triển bền vững về văn hoá xã hội nông thôn

Đồng bằng sông Hồng có lịch sử lâu đời trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là cội nguồn văn hóa của dân cư người Việt, có vị trí góp phần đảm bảo an ninh lương thực và nông sản xuất khẩu (đứng thứ 2 trong cả nước). Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của vùng cũng có sự phát triển đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của cư dân nông thôn. Cụ thể như sau: tỷ lệ hộ nghèo của vùng giảm nhanh qua các năm và thấp hơn các vùng khác trong cả nước năm 1998 tỷ lệ hộ nghèo của toàn vùng là 30,7% (cả nước 37,4%) đến năm 2013 giảm còn 4,9% (cả nước 9,8%), là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ 2 của cả nước, sau khu vực Đông Nam Bộ 1,1% (Xem Bảng 2.5).

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng giảm nhanh qua các năm do kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chính sách, chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả đã góp phần tạo điều kiện cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đồng thời sự đổi mới trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần tạo điều kiện cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chính sách đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp đã khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp, các chính sách cải cách đất đai nông nghiệp, miễn giảm thuế nông nghiệp, phát triển dịch vụ khuyến nông, phát triển hạ tầng nông thôn cũng tạo điều kiện tăng sản lượng nông nghiệp,

55

đa dạng hóa cây trồng vật nuôi theo hướng tăng giá trị kinh tế, giảm chi phí sản xuất nâng cao dân trí qua đó nâng cao thu nhập và phát triển con người.

Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm (1998-2013)

Đơn vị: %

TT Vùng 1998 2002 2004 2006 2008 2010 2011 2012 2013

1 Cả nước 37,4 28,9 18,1 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1 9,8

2 Đồng bằng sông Hồng 30,7 21,5 12,7 10,0 8,6 8,3 7,1 6,0 4,9

3 Trung du và

Miền núi phía Bắc 64,5 47,9 29,4 27,5 25,1 29,4 26,7 23,8 21,9

4 Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 42,5 35,7 25,3 22,2 19,2 20,4 18,5 16,1 14,0

5 Tây Nguyên 52,4 51,8 29,2 24,0 21,0 22,2 20,3 17,8 16,2

6 Đông Nam Bộ 7,6 8,2 4,6 3,1 2,5 2,3 1,7 1,3 1,1

7 Đồng bằng sông

Cửu Long 36,9 23,4 15,3 13,0 11,4 12,6 11,6 10,1 9,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2013)

Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách giúp thực hiện quá trình thu hồi đất và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Các địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người nông dân thông qua thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ như Luật Đất đai, Luật Đất đai sửa đổi; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi dưỡng, bổ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện ngân sách Nhà nước. Những quy định về giá đất bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư đã được tích cực triển khai tới từng hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất ở.

Trình độ dân trí cũng như chất lượng nguồn nhân lực của vùng nhìn chung là cao hơn so với cả nước. Năm 2004, vùng đồng bằng sông Hồng tập

56

trung tới 26-27% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước. Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là 1,72 triệu người, chiếm 23,2% lao động kỹ thuật của cả nước. Đồng bằng sông Hồng là nơi luôn có thế mạnh nhất cả nước về nguồn nhân lực, vùng này là nơi quan trọng cung cấp nhân tài cho cả nước. Vùng tập trung phần lớn các trường đại học và cao đẳng và trung tâm nghiên cứu khoa học của cả nước. Vùng có gần 100 trường đại học, cao đẳng, có thể tiếp nhận 15 vạn sinh viên; 70 trường trung học chuyên nghiệp có thể tiếp nhận trên 6 vạn học sinh; có trên khoảng 60 trường công nhân kỹ thuật có khả năng tiếp nhận 4-5 vạn học viên; có trên 40 trường dạy nghề có thể thu nhận hàng nghìn người vào học mỗi năm. Trong vùng có hàng trăm viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có nhiều viện đầu ngành có số lượng cán bộ khoa học chất lượng cao. Năm 2013, toàn vùng có 37.497 giáo viên chiếm 41,38% số giáo viên của cả nước (90.605), có 814.642 sinh viên chiếm 39,56% số sinh viên của cả nước (2.058.922).

Trình độ chuyên môn của lao động nông thôn vùng đã được nâng lên một bước. Về đào tạo nghề cho nông dân, trong Nghị quyết Đại hội X đã nhấn mạnh việc chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và lao động nông thôn, nhất là các khu vực nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở phi nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và Chương trình đào tạo nghề cho nông dân. Với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề miễn phí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn đã tăng lên. Vùng có tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo tay nghề từ trung cấp trở lên cao nhất cả nước là 12,7% (cả nước là 4,3%; Đông Nam Bộ đạt 8,9%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 8,9%; Trung du và miền núi phía Bắc đạt 7,5%).

57

Bảng 2.6: Số xã có trạm y tế, số trạm y tế được xây dựng kiên cố, bán kiên cố chia theo vùng kinh tế - xã hội

Số xã có trạm y tế Số trạm y tế xây dựng kiên cố và bán kiên cố Số bác sĩ ở xã 2006 2011 2006 2011 2006 2011 Cả nước 9.013 9.027 8.856 8.903 5.689 6.592 Đồng bằng sông Hồng 1.995 1.944 1.988 1.923 1.496 1.600

Trung du và miền núi phía Bắc 2.249 2.254 2.193 2.207 1.026 1.467

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 2.469 2.463 2.430 2.435 1.412 1.654

Tây Nguyên 549 596 533 590 312 361

Đông Nam Bộ 483 479 468 470 350 376 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng Bằng sông Cửu Long 1.268 1.291 1.244 1.278 1.093 1.134

Tỷ lệ % so với tổng số xã Bình quân /

1 vạn dân

Cả nước 99,3 99,5 97,6 98,2 0,97 1,12

Đồng bằng sông Hồng 100,0 100,0 97,7 98,9 1,1 1,2

Trung du và miền núi phía Bắc 99,8 99,2 97,3 97,2 1,1 1,6

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 99,4 99,5 97,8 98,3 1,0 1,2

Tây Nguyên 96,3 99,7 93,5 98,7 0,9 1,0

Đông Nam Bộ 99,4 100,0 96,3 98,1 0,7 0,7

Đồng Bằng sông Cửu Long 98,7 99,1 96,8 98,1 0,8 0,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2011) [71, tr.24]

Hệ thống trạm y tế xã trong vùng tiếp tục được phát triển cả về số cơ sở, số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ cũng như cơ sở vật chất. Năm 2011, vùng có 1.944 xã có trạm y tế đạt tỷ lệ 100% các xã có trạm y tế, tỷ lệ trạm y tế được kiên cố hoá, bán kiên cố đạt 98,9%. Thực hiện chính sách đưa bác sĩ về xã, số lượng bác sĩ làm việc tại trạm y tế xã tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2006, vùng có 1.496 bác sĩ năm 2011 số lượng bác sĩ tăng lên là 1.600. Nhờ đó số bác sĩ trên 1 vạn dân nông thôn tăng

58

từ 1,1 người/1 vạn dân (năm 2006) lên 1,2 người/1 vạn dân (năm 2011) (Xem Bảng 2.6).

Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả phát triển con người trên ba khía cạnh căn bản: sức khoẻ, trình độ giáo dục và mức sống. Từ Báo cáo Phát triển con người toàn cầu lần đầu tiên năm 1990 đến nay chỉ số HDI của vùng tăng lên ở mức độ đáng kể năm 1999 là 0,674 đến năm 2008 tăng lên là 0,741.

Bảng 2.7: Chỉ số phát triển con người 2008

TT Tỉnh Thành phố Tuổi thọ trung bình (năm) 2008 Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 2008 Tỷ lệ đi học chung (%) 2008 GDP bình quân đầu người 2008 HDI 2008 Xếp hạng HDI 2008 01 02 03 04 05 06 07 08 1. Hà Nội 74,78 97,13 60,96 4342,5 0,770 3 2. Bắc Ninh 73,73 96,14 65,05 2964,6 0,745 11 3. Hải Phòng 74,32 96,66 56,35 3194,9 0,744 7 4. Vĩnh Phúc 73,87 96,40 58,84 3091,2 0,724 9 5. Hải Dương 73,87 96,39 63,62 1992,0 0,723 28 6. Thái Bình 74,32 96,48 69,70 1575,8 0,719 46 7. Hưng Yên 73,73 95,84 60,80 1985,6 0,718 29 8. Ninh Bình 72,71 96,60 66,23 1913,6 0,717 34 9. Hà Nam 72,73 95,47 67,23 1665,9 0,709 43 10. Nam Định 73,61 95,75 63,81 1545,1 0,706 50 11. Quảng Ninh 72,64 95,83 63,74 4114,1 0,755 4

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011)

Các tỉnh, thành phố trong vùng có chỉ số xếp hạng HDI cao so với các tỉnh khác trong cả nước, một số tỉnh nằm trong top 10 của cả nước như Hà Nội (thứ 3), Quảng Ninh (thứ 4), Hải Phòng (thứ 7), Vĩnh Phúc (thứ 9). Các thành tựu về phát triển con người cho thấy việc thực hiện chính sách có hiệu quả và nhất quán trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, phát triển giáo dục và

59

đẩy mạnh phát triển kinh tế 30 năm qua. Mạng lưới y tế trong vùng được phát triển. Mức độ phổ cập giáo dục tiến từ phổ cập tiểu học lên phổ cập trung học cơ sở, vùng đạt phổ cập giáo dục tiểu học thực hiện tốt 1 trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ.

Qua bảng số liệu trên cho thấy cư dân trong vùng có tuổi thọ trung bình nữ cao hơn nam (năm 1999 nữ là 73,85 tuổi, nam là 70,44 tuổi; đến năm 2008 nữ là 76,68 tuổi, nam là 71,55 tuổi); tuổi thọ trung bình nam, nữ trong vùng chỉ thấp hơn Đông Nam Bộ (năm 2008 nữ là 77,68%, nam là 72,68%) nhưng cao hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Tỷ lệ người lớn mù chữ của vùng thấp nhất so với cả nước, năm 2008, tỷ lệ người lớn mù chữ nam là 1,44%, nữ là 5,36%, cả nước nam là 3,91%, nữ là 8,72%. Bảng 2.8: Phát triển giới TT Tỉnh Thành phố Tuổi thọ trung bình (năm) 1999 Tuổi thọ trung bình (năm) 2008 Tỷ lệ người lớn mù chữ (%) 1999 Tỷ lệ người lớn mù chữ (%) 2008

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

01 02 03 04 05 06 07 08 09 10

Cả nước 66,50 70,12 70,04 75,44 6,11 13,11 3,91 8,72

1. Trung du và Miền núi

phía Bắc 64,01 67,68 67,17 72,88 11,11 22,59 7,15 16,53

2. Đồng bằng sông Hồng 70,44 73,85 71,55 76,68 2,12 8,52 1,44 5,36

3. Bắc Trung Bộ và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Duyên hải miền Trung 66,60 70,22 68,93 74,46 5,25 12,75 3,33 8,16

4. Tây Nguyên 61,52 65,20 67,54 73,25 11,32 21,91 7,26 12,94

5. Đông Nam Bộ 74,63 77,61 72,68 77,68 4,89 9,29 2,48 5,06

6. Đồng bằng sông

Cửu Long 67,00 70,62 70,87 76,13 8,58 14,79 5,78 10,66

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011)

Mạng lưới điện ở nông thôn phát triển nhanh đã tạo điều kiện để điện khí hoá nông thôn, nông nghiệp, phục vụ sản xuất và đời sống. Điện khí hoá là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện

60

đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong Nghị quyết Trung ương V (khoá IX) về đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn đã chỉ rõ: phát triển hệ thống điện nhằm cung cấp điện ổn định cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. So sánh 3 kỳ tổng điều tra các năm 2001, 2006, 2011 cho thấy tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện đã tăng lên đáng kể qua các năm. Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện tăng nhanh và cao hơn các vùng khác trong cả nước, năm 2001 là 98,3%, năm 2006 là 99,8%, năm 2011 lên 99,9% (cả nước 79%/94,2%/98%). Vùng có hộ nông thôn sử dụng điện tăng và tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện cao nhất cả nước. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành nghề dịch vụ nông thôn, góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của dân cư.

Hệ thống thuỷ lợi trong vùng được chú trọng xây dựng mới và nâng cấp. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi phụ vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Nhờ đó các địa phương trong vùng có thêm nhiều diện tích canh tác được tưới, tiêu góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Năm 2011, bình quân 1 xã có 1,8 trạm bơm nước trong đó vùng đồng bằng sông Hồng là vùng nhiều nhất 3,7 trạm/xã (đồng bằng sông Cửu Long có 2,5 trạm/xã, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1,4 trạm/xã, thấp nhất là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chỉ đạt mức 0,2 trạm/xã). Đối chiếu với các mục tiêu về thuỷ lợi trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2011, đồng bằng sông Hồng có 86,8% trên tổng số xã có hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh (cả nước đạt 73,6%, Trung du và miền núi phía Bắc đạt 67,4%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đạt 71,0%, Đông Nam Bộ đạt 45,5%, Tây Nguyên đạt 49,2%, đồng bằng sông Cửu Long đạt 92,0%).

61

Hệ thống thông tin liên lạc khu vực nông thôn đã được nâng cấp, hoàn thiện phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động quản lý của các cấp, các ngành, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình. Tỷ lệ hộ có điện thoại tăng rất nhanh trong 10 năm (từ 2001 đến năm 2011), trong đó vùng tăng từ 5%-86%; Trung du và miền núi phía Bắc tăng từ 1,5%-85%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng từ 4%-83%, Đông Nam Bộ tăng từ 13%-93%, Tây Nguyên đạt 4%-86%, đồng bằng sông Cửu Long 7%-89%).

Hệ thống nhà văn hoá dành cho sinh hoạt cộng đồng xã, thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, cung cấp địa điểm cho nhân dân trong thôn tham dự hội nghị và sinh hoạt văn hoá. Vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ xã có nhà văn hoá cao nhất cả nước và tăng dần quan các năm: năm 2001 là 28,3%; năm 2006 là 47,4%; năm 2011 là 51,4% (tỷ lệ các xã có nhà văn hoá tăng lần lượt theo từng năm 2001; 2006; 2011) của cả nước là 15%-30,6%- 39%; Trung du và miền núi phía Bắc là 8,7%-25,5%-31,5%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 14,3%-29%-41%; Đông Nam Bộ là 16,4%-43%- 49%; Tây Nguyên 9,7%-21%-24%; đồng bằng sông Cửu Long 7%-18%- 32%). Thực tế trên cho thấy, trong những năm gần đây thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn các ngành, các cấp nhất là chính quyền cấp xã, thôn đã quan tâm chú trọng xây dựng và phát triển cơ sở văn hoá để góp phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao tinh thần của cư dân nông thôn, phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt trong việc thực hiện các chỉ tiêu về xã hội trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho vùng. Các mặt của đời sống xã hội con người được nâng cao, chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn được cải thiện rõ

62

rệt. Nhu cầu cuộc sống của cư dân nông thôn ngày càng tiến bộ, y tế, giáo dục được quan tâm.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 57 - 65)