Những biểu hiện kém bền vững trong phát triển văn hoá xã hội nông

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 75 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Những biểu hiện kém bền vững trong phát triển văn hoá xã hội nông

hội nông thôn

Trong sự phát triển văn hoá - xã hội đã ghi nhận những thành tựu quan trọng nhưng vẫn tồn tại nhiều biểu hiện kém bền vững như:

Trong giải quyết công ăn việc làm cho cư dân nông thôn chưa tạo được sự bứt phá về năng suất lao động, chưa tạo được nhiều việc làm bền vững, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên còn cao. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng mang tính thời vụ, những lúc nông nhàn người dân ở nông thôn lên thành phố kiếm việc tăng thêm thu nhập nhưng hầu hết là công việc lao động tự do, không ổn định về thu nhập và an toàn lao động.

Đồng bằng sông Hồng có chất lượng giáo dục đứng đầu cả nước, song việc thừa thầy thiếu thợ, thợ tay nghề giỏi; tập trung nhiều lực lượng, các nhà

73

nghiên cứu khoa học đầu ngành nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển so với tiềm năng to lớn của mình, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Trình độ chuyên môn của lao động nông thôn vẫn còn rất thấp trước yêu cầu sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Người dân không thích nghi theo lối làm việc kỷ luật trong công xưởng, chuyển sang một số ngành nghề khác nhưng do vốn ít, trình độ chưa cao nên sản xuất hầu hết là gia công, sản phẩm thủ công chất lượng không cao, sản phẩm không có thương hiệu, và nhiều cơ sở sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường. Điều này dẫn đến khả năng chuyển đổi ngành nghề từ khu vực nông - lâm - ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng còn chậm và không đều. Lao động nông thôn dư thừa nhiều nhưng còn ít lao động chuyển đổi sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Một bằng chứng thực tế là các khu công nghiệp thiếu rất nhiều lao động kỹ thuật và công nhân lành nghề nhưng không thể thu hút được số lượng đông đảo lao động dư thừa ở khu vực nông thôn.

Tình trạng thiếu việc làm hiện nay còn trầm trọng, công việc không ổn định, mang tính thời sự, luôn tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp, nhất là ở các khu ven đô, khu chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thanh niên ở nông thôn thường vào làm công nhân ở các nhà máy xí nghiệp, hoặc tới nơi tập trung đông nhà máy xí nghiệp để có cơ hội việc làm, song công việc chỉ đủ nuôi sống bản thân, điều kiện sinh hoạt, chất lượng cuộc sống tương đối thấp. Mặt khác, người công nhân phụ thuộc vào việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên cuộc sống không ổn định, hoặc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Xu hướng biến đổi việc làm chủ yếu của các hộ bị thu hồi đất là chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp hoặc vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm thêm các nghề phụ. Những hộ có điều kiện về vốn và nhà mặt đường chuyển sang buôn bán nhỏ, kinh doanh hàng tạp hoá, hoặc làm dịch vụ (mở nhà trọ,

74

may mặc, cắt tóc, sửa xe,…), hoặc phát triển các ngành nghề thủ công và cơ khí nhỏ (làm mộc, sửa chữa máy móc,…). Đại bộ phận lao động của những hộ nông dân bị thu hồi đất tìm kiếm thu nhập bằng các việc làm thêm như phụ hồ, làm thuê thời vụ, thu gom phế liệu, bán hàng rong. Hiện nay, tại nhiều địa phương nông thôn vắng bóng đàn ông, phụ nữ mà chủ yếu là người già và trẻ nhỏ, người đang công tác sinh sống và làm ăn ở nông thôn. Còn một bộ phận lớn nông dân sau khi bị thu hồi đất hoặc sản xuất nông nghiệp không đem lại giá trị kinh tế cao họ ra thành thị kiếm việc làm để có thêm thu nhập. Thu nhập của người dân có tăng lên song chất lượng cuộc sống chưa thực sự được đảm. Ở quê còn người già và trẻ chăm nhau, ông bà lại kiêm luôn trách nhiệm như cha mẹ nuôi dạy con cháu, lo việc đồng áng; trẻ nhỏ không có sự chăm sóc, nuôi dạy của bố mẹ.

Thực tế, việc thu hồi đất làm cho một bộ phận nông dân không việc làm trong khi họ lại thiếu các kinh nghiệm kinh doanh và các kỹ năng nghề nghiệp khác, khiến cho việc chuyển đổi nghề nghiệp của đại bộ phận nông dân mất đất sản xuất trở nên rất bức xúc. Cùng với sự biến đổi về việc làm, mức thu nhập của các hộ nông dân bị thu hồi đất cũng thay đổi rõ rệt. Với những hộ nông dân bị thu hồi dưới 50% đất, do diện tích đất sản xuất còn lại ít, các hộ đã chuyển hướng đầu tư sang chăn nuôi, đào ao thả cá nên thu nhập vẫn tương đối ổn định. Đa số nông dân vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề phụ có thu nhập cao hơn làm nghề nông. Tuy nhiên đối với các hộ bị thu hồi nhiều hoặc hết đất nông nghiệp thì cuộc sống của họ rất khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu là làm thuê với những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.

Ở các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá chất lượng cao như các xã Tiền Phong, Đại Thịnh (huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc) thì việc thu hồi đất nông nghiệp của vùng cho phát triển các khu đô thị đã làm cho nhiều nông dân bị mất việc và thu nhập của họ cũng thấp hơn rất nhiều nông dân bị mất việc và

75

thu nhập của họ cũng thấp hơn rất nhiều so với trước. Đây là các xã chuyên trồng rau chất lượng cao (dưa, rau bí, cà chua, hành, mướp đắng…) và hoa các loại cung cấp cho Hà Nội, thu nhập khoảng 120-150 triệu đồng/ha/năm, với khoảng 70% số hộ trong xã có thu nhập ổn định như vậy. Đến nay đất bị thu hồi, có 7 dự án đã chính thức được phê duyệt làm khu đô thị, với 450 ha đất canh tác (chiếm tới 90% đất nông nghiệp của xã), nông dân các xã này chủ yếu phải đi làm thuê ở Hà Nội, sáng đi, chiều về công việc không ổn định với mức thu nhập trung bình 1 ngày từ 60-70 nghìn đồng. Do vậy, việc quy hoạch đất ở các xã trên cho phát triển khu công nghiệp và đô thị đã mang lại nhiều bức xúc cho người nông thôn. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều không muốn bị thu hồi đất. Vấn đề đặt ra là các địa phương cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quy hoạch đất cho khu công nghiệp và đô thị tránh sử dụng những vùng đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Chất lượng dân số mất ổn định do cơ cấu dân số trong vùng có sự biến động, mất cân bằng giới tính khi sinh: Qua bảng số liệu trên cho thấy trong vùng có hiện tượng mất cân bằng giới tính của trẻ em mới sinh và ngày càng biến động mạnh, tỷ lệ số bé trai trên số bé gái tăng dần qua các năm: năm 2005 là 109,3/100, năm 2009 là 115,3/100, đến năm 2013 là 124,6/100 (Xem Bảng 2.9). Trong vùng có sự mất cân bằng giới tính cao nhất so với các vùng trong cả nước là do lựa chọn giới tính khi sinh, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để có được con trai bởi thói quen, tập quán thích con trai hơn con gái vẫn ăn sâu vào mỗi người.

76

Bảng 2.9: Tỷ số giới tính của trẻ em phân theo vùng

Số bé trai/100 bé gái

TT 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Cả nước 105,6 111,6 112,1 110,5 111,2 111,9 112,3 113,8

2. Đồng bằng sông Hồng 109,3 110,8 119,0 115,3 116,2 122,4 120,9 124,6

3. Trung du và Miền núi

phía Bắc 101,8 109,1 114,2 108,5 109,9 110,4 108,2 112,4

4. Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 104,7 112,4 108,2 109,7 114,3 103,3 112,1 112,3

5. Tây Nguyên 108,5 117,3 116,7 105,6 108,2 104,3 98,4 114,1

6. Đông Nam Bộ 106,8 117,5 116,8 109,9 105,9 108,8 111,9 114,2

7. Đồng bằng sông Cửu Long 103,8 107,9 102,8 109,9 108,3 114,9 111,5 103,8

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011)

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều bất cập như việc khám chữa bệnh tại tuyến huyện, quản lý và sử dụng thuốc chữa bệnh còn yếu kém, thiếu sót. Trong những năm gần đây dịch bệnh ngày càng gia tăng và mang tính chất nguy hiểm như: dịch sởi, sốt xuất huyết, bênh lây truyền có tính chất quốc tế. Vùng có hơn 200 bệnh viện, nhưng những bệnh viện đầu ngành, bệnh viện lớn không nằm trên địa bàn nông thôn, mà ở nông thôn hầu hết là bệnh viện huyện và các trạm y tế xã nên công tác chăm sóc sức khoẻ người dân chưa được đảm bảo và nâng cao. Chất lượng khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện còn yếu kém như bệnh viện huyện Hoài Đức, bệnh viện huyện Thường Tín (Hà Nội) đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đang trong quá trình phát triển nên chưa bao phủ rộng khắp, nhất là khu vực nông thôn. Bên cạnh đó việc mua bảo hiểm theo hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí lớn, các hộ dân nông thôn chưa có điều kiện mua cho cả gia đình.

Tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm vẫn còn cao, chưa có khả năng kiểm soát. Thực phẩm không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

77

rõ nguồn gốc, đồ hải sản giá rẻ như mực, cua bể, thực phẩm giả như: trứng, mực khô giả làm từ cao su vẫn được đưa vào thị trường tiêu thụ. Thực phẩm chất lượng thấp và sử dụng nhiều chất bảo quản thực phẩm như chân gà, nội tạng động vật vẫn được dùng phổ biến. Vùng có thế mạnh về cây rau và chăn nuôi nhưng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm trồng trọt còn cao, sản phẩm chăn nuôi chưa đảm bảo về chất lượng.

Quá trình đô thị hoá đi đôi cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của đất nước nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Hiện nay trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường rộng rãi ứng dụng khoa học công nghệ. Đô thị hoá tạo cơ hội để cho con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức kinh doanh, đời sống của người lao động được cải thiện. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, quá trình đô thị hoá thể hiện những mặt trái chưa được khắc phục và đang có những nhân tố gây nên sự phát triển thiếu bền vững. Để thu hút vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển đất nước, những năm qua Nhà nước và chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh doanh. Hàng vạn hécta đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu dân cư. Quá trình đô thị hoá trong thời gian qua cũng tác động làm một bộ phận cư dân nông thôn di cư ra đô thị, đất đai của họ đã không được tập trung vào các hộ gia đình làm ăn giỏi để mở rộng quy mô sản xuất, mà lại bị bỏ hoang hoặc không chăm sóc. Người nông dân rời quê hương đi kiếm sống nhưng lại không dám nhượng quyền sử dụng mảnh đất của mình vì họ sợ mất đất. Từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho những mục đích sử dụng khác cộng với diện tích đất bị bỏ hoang tương lai sẽ

78

ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động. Trong vùng đã có sự dịch chuyển lao động từ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực phi nông nghiệp nhưng sự dịch chuyển này diễn ra vẫn còn chậm.

Hiện nay, ở nông thôn quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn. Bên cạnh những giá trị tích cực là lối sống công nghiệp hiện đại, các giá trị mới, các yếu tố văn hóa tiên tiến làm phong phú thêm đời sống tinh thần người dân nông thôn thì những tác động tiêu cực đã làm mất đi hoặc biến tướng nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người nông dân trong cộng đồng làng xã.

Quá trình đô thị hoá đã góp phần mang lại bộ mặt mới cho nông thôn song một mặt nó cũng làm cho sản xuất nông nghiệp và môi trường nông thôn phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Việc sử dụng không hợp lý và lãng phí quỹ đất, lấn chiếm ao hồ, sông ngòi, các công trình thủy lợi, sự yếu kém trong xử lý chất thải công nghiệp, xử lý nước thải, rác thải, khói bụi, tiếng ồn… đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá vỡ hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, đời sống sức khỏe của người dân nông thôn, giảm thiểu tính tái tạo của tài nguyên thiên nhiên.

Bộ mặt văn hoá nông thôn vùng có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển chung của cả nước. Việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước có hiệu quả, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay đã mang lại diện mạo mới cho nông thôn. Nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như đã trình bày ở trên. Do đó, cần có sự tập trung xây dựng và tạo dựng bộ mặt văn hoá - xã hội có sự phát

79

triển đem lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho cư dân sống ở nông thôn trong vùng.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 75 - 82)