Thành tựu trong phát triển bền vững về môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 65 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Thành tựu trong phát triển bền vững về môi trường nông thôn

Trong thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham mưu với Đảng và Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là, Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Trên cơ sở đó, các địa phương trong vùng xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường là khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; đồng thời ngăn chặn sự phát sinh của các khu vực gây ô nhiễm, suy thoái mới để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với loại hình làng nghề điển hình đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như tái chế kim loại (Hưng Yên), giết mổ gia súc, tái chế nhựa, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm kết hợp chăn nuôi (ngoại thành Hà Nội). Chương trình triển khai tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng bao gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội.

Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trên lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy. Triển khai thực hiện

63

các dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy bao gồm các tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Nam Định.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đã được quan tâm và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc xây dựng và công bố các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam trong thế kỷ 21. Các bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với các mức nước biển dâng cũng đã được xây dựng và công bố đối với từng khu vực của Việt Nam trong đó có vùng đồng bằng sông Hồng. Biến đổi khí hậu được cho là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, trong đó người nông dân và người thu nhập thấp được xác định là các nhóm dễ bị tổn thương nhất. Bên cạnh đó, đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí thường xuyên có các cơn bão đi qua và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các cơn bão nên việc chủ động phòng, chống bão là điều hết sức được quan tâm. Một số tỉnh đồng bằng sông Hồng đã xây dựng các kế hoạch hành động cấp tỉnh và thực hiện các dự án thí điểm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Để các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện có hiệu quả cần có sự phối hợp, triển khai thực hiện ở cấp vùng. Ngày 6/6/2014, Hội thảo Ứng phó biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Hồng đã diễn ra tại Nam Định, hội thảo là một phần trong Chương trình Rừng và đồng bằng Việt Nam do cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ với các mục tiêu giúp tăng cường khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho người dân, các khu vực sinh kế, đồng thời hỗ trợ Việt Nam nói chung và vùng nói riêng giảm phát thải trong lĩnh vực lâm, nông nghiệp. Thông qua diễn đàn Hội thảo chuyên đề “Đồng bằng sông Hồng ứng phó với biến đổi khí hậu” đã ra một kế hoạch hành động toàn diện và bền vững cho toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng.

64

Trên cơ sở kịch bản đã được công bố, các tỉnh, thành phố trong vùng đã và đang xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động ứng phó cụ thể với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính cũng được quan tâm, chú trọng.

Đất nông nghiệp của vùng có đặc điểm là liền kề với đất ở, nhà ở nên tiện lợi cho việc trồng cấy, chăm sóc, bảo vệ mùa màng. Bởi vậy, đất nông nghiệp và đất ở đôi khi không tách biệt được rõ ràng. Cư dân trong vùng có trình độ thâm canh tăng vụ hiệu quả nhất cả nước. Thực hiện chương trình dồn đổi ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất nông nghiệp của vùng được sử dụng hiệu quả hơn. Việc dồn đổi ruộng đất thành những diện tích lớn trong những năm qua đã hình thành ngày càng nhiều các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như trồng rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây đặc sản góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai và góp phần phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống nhân dân.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu khai thác, sử dụng các nguồn nước mặt của các sông, hồ đập, kênh mương thuỷ lợi và nước thuỷ triều tự chảy. Đồng bằng sông Hồng có diện tích chủ động tưới tiêu khá cao, hơn 60% diện tích đất canh tác được đảm bảo chủ động tưới tiêu. Bởi vùng có hệ thống thuỷ lợi được xây dựng tương đối hoàn chỉnh (Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải).

Nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển đã được quy hoạch đồng thời gắn với việc phát triển rừng ngập mặn ven biển, đảm bảo môi trường sinh thái tạo điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ hải sản và góp phần cải tạo diện tích ven biển bị xâm nhập mặn.

Nhà nước đã có chủ trương giảm dần việc nhập khẩu và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao, dễ gây hại cho người và môi trường, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và

65

cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015, trong đó khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với 100 khu vực bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu gây ra trên cả nước, trong đó vùng có 2 tỉnh: Nam Định, Thái Bình. Cụ thể là các cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, kho thuốc bảo vệ thực vật đã áp dụng các biện pháp di dời ra khỏi khu dân cư, kho thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng thuộc Công ty Vật tư nông nghiệp Ninh Bình lập phương án tiêu huỷ và chôn xa nguồn nước; kho thuốc bảo vệ thực vật Nam Định thuộc Công ty sát trùng Nam Định tiêu huỷ thuốc quá hạn. Đồng thời, việc xử lý các bãi rác gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng được quan tâm xử lý như đóng cửa, tổ chức phục hồi, nâng cấp cải tạo với bãi rác; cải tạo hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, đổi mới sản xuất công nghệ, cải tạo hệ thống xử lý khói bụi, khí thải, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải, mùi, bụi đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. Sau khi Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai, thực hiện việc cung cấp nước sạch cho cư dân nông thôn cả nước nói chung, cư dân nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể. Theo bảng số liệu tại nông thôn đồng bằng sông Hồng có 66% số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh vào năm 2005 đến năm 2010 số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng nhanh lên 85% số dân. Số dân của vùng được dùng nước hợp vê sinh cao hơn các vùng khác trong cả nước (83%, nhưng thấp hơn so với Đông Nam Bộ (89%) (Xem Bảng 2.8).

66

Bảng 2.8: Hiện trạng cấp nước hợp vệ sinh nông thôn giai đoạn 2005-2010

2005 2010 Số dân được cấp nước hợp vệ sinh (người) Tỷ lệ (%) Số dân được cấp nước hợp vệ sinh (người) Tỷ lệ (%) Cả nước 39.912.732 62 52.122.468 83

Miền núi phía Bắc 5.559.506 56 7.469.696 78

Đồng bằng sông Hồng 9.742.835 66 12.054.903 85

Bắc Trung Bộ 5.707.670 61 7.299.170 83

Duyên hải miền Trung 3.923.530 57 5.171.268 81

Tây Nguyên 1.593.730 52 2.931.662 74

Đông Nam Bộ 3.259.129 68 5.161.992 89

Đồng bằng sông Cửu Long 10.126.332 66 12.033.777 84

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011)

Đồng bằng sông Hồng là vùng có tính đa dạng sinh học cao gồm: Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Vườn quốc gia Ba Vì và đặc biệt là khu Ramsar Vườn quốc gia Xuân Thuỷ; Vườn quốc gia thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới: Vườn quốc gia Cát Bà là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cùng với khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.

Sau khi có Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, các tỉnh trong vùng đã có kế hoạch hành động về đa dạng sinh học để sớm đưa Luật Đa dạng sinh học vào cuộc sống và triển khai thực hiện có hiệu quả. Quyết định này nhằm bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng, đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

67

Các tỉnh trong vùng đã triển khai thực hiện Quyết định số 1479/QĐ- TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn rừng nước nội địa đến năm 2020 với mục tiêu bảo tồn tại các cửa sông, cụ thể: cửa sông Hồng tại Nam Định và Thái Bình thực hiện bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, nới cư trú, sinh sống của nhiều loài thuỷ sản có giá trị; sông Hồng (từ sau Việt Trì đến cửa sông Hồng gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam) thực hiện bảo vệ đường di cư, bãi đẻ trứng của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao như cá cháy, cá mòi cờ; cửa sông Thái Bình tại Hải Phòng, Thái Bình thực hiện bảo vệ rừng ngập mặn, bãi ngập triều, bãi ngao; ngã 3 sông Thương, Lục Nam và sông Đuống tại Hải Dương thực hiện bảo vệ đường di cư của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế.

Quy hoạch thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được thực hiện trong phạm vi 11 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2,1 triệu ha, tổng kinh phí dự kiến thực hiện 142.450 tỷ đồng. Phạm vi thực hiện gồm 11 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2,1 triệu ha, dân số khoảng 19,8 triệu người. Quy hoạch nhằm xây dựng và đề xuất các giải pháp tổng thể thuỷ lợi nhằm chủ động phòng, chống lũ, chống ngập, ổn định và phát triển, đảm bảo an toàn cho nhân dân thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Quy hoạch cũng đặt mục tiêu, đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho dân cư vùng đồng bằng sông Hồng (với quy mô dân số vào năm 2050 dự kiến khoảng 30 triệu người), đáp ứng nhu cầu nước cho công nghiệp, môi trường, du lịch, dịch vụ. Cùng với đó,

68

nâng cấp từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, đảm bảo chủ động cấp nước, tiêu thoát nước cho 1,3 triệu ha diện tích đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng góp phần đảm bảo an ninh lượng thực, chủ động nguồn nước đảm bảo thời vụ; cung cấp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững cho khoảng 124.000 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước ngọt.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)