Những biểu hiện kém bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 82 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Những biểu hiện kém bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên

nguyên thiên nhiên

Trong tương lai Việt Nam, đặc biệt đồng bằng sông Hồng là một trong những nước, những vùng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và thường xuyên bị thiên tai. Nên việc đảm bảo môi trường không bị suy thoái; suy thoái nghiêm trọng đòi hỏi phải nỗ lực hành động nhiều trong thời gian tới. Việc đảm bảo bền vững về môi trường là thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung, đồng bằng sông Hồng nói riêng ở tất cả các khía cạnh về môi trường.

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Nước ta nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Vào mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều ngày càng tác động sâu vào các cửa sông gây nên hiện tượng nhiễm mặn. Ở vùng ven biển đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều của sông mở rộng hình phễu trên những diện rộng, nhất là hạ du các hệ thống sông nghèo phù sa như hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải Phòng. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến những dòng sông, kênh tù đọng ở mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy hiểm cho vùng dân cư đông đúc (vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía Tây Nam Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình).

Bản nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam là một trong hai nước đang phát triển bị tác động tồi tệ nhất thế giới do nước biển dâng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp màu mỡ nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, 2.000km2 bờ biển hàng năm chịu rủi ro của lũ lụt, trong đó đồng bằng

80

sông Hồng chiếm 10%. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam đã xây dựng bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với các mực nước biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Hồng: nếu mực nước biển dâng lên 1m, sẽ có khoảng 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập và trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị ảnh hưởng.

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho thấy nước biển dâng cao 1m thì nhiều vùng trũng ở đồng bằng ven biển Bắc Bộ sẽ bị ngập, tỉnh Thái Bình có diện tích bị ngập lớn nhất tới 51,9%, tiếp theo là Hà Nam 21,6%. Trong trường hợp đó cư dân ở những vùng đất thấp, ngập nước sẽ phải sơ tán, đời sống dân cư sẽ bị xáo trộn mạnh và gặp nhiều khó khăn.

Biến đổi khí hậu gây mất đất và làm suy thoái nhiều vùng đất, việc sinh sống và canh tác sản xuất nông nghiệp của người dân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, an ninh lương thực của vùng sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Khả năng mất đất nông nghiệp do nước biển dâng và nhiễm phèn mặn trên phạm vi rộng lớn ở vùng trọng điểm lúa là một thách thức lớn đối với sản xuất lúa gạo và đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì năng suất lúa tại Việt Nam sẽ giảm đi 10%, đồng bằng sông Hồng đất nông nghiệp đã ít nay bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vì vậy cần có các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.

Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất trù phú, với các điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho hoạt động sản xuất và định cư của con người, vì vậy cho đến nay vùng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước (1.225 người/km2), gấp nhiều lần mật độ dân số các vùng khác. Điều này đã gây ra rất nhiều sức ép đối với đồng bằng đặc biệt là việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của một số dân quá đông. Cho

81

đến nay hầu như tất cả các nguồn tài nguyên tự nhiên của đồng bằng đều đã được khai thác để phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Trong đó có nhiều loại tài nguyên đã bị khai thác một cách quá mức dẫn đến tình trạng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái, gia tăng thêm mức độ ô nhiễm (điển hình là tài nguyên đất, nước). Công tác bảo vệ môi trường của vùng còn nhiều mặt yếu kém, tài nguyên thiên nhiên vẫn đang bị khai thác lãng phí và sử dụng kém hiệu quả. An ninh môi trường cũng đang bị đe doạ gồm: ô nhiễm môi trường đất, an ninh nguồn nước, sinh vật ngoại lai xâm hại như ốc bươu vàng.

Trong khai thác và sử dụng tài nguyên đất

Đất bị bạc màu do khai thác và sử dụng quá mức sức phục hồi, tái tạo của đất. Đồng bằng sông Hồng mỗi năm có hai vụ lúa chính đồng thời vùng có đặc trưng tiêu biểu là mùa đông lạnh nên diện tích gieo trồng vụ đông lớn. Đất lại không được phù sa bồi đắp thường xuyên bởi hầu hết là diện tích trong đê nên đất ngày càng bị bạc màu.

Mục đích sử dụng đất nhiều nơi chưa hợp lý dẫn tới lãng phí tài nguyên đất như các dự án treo, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa đạt hiệu quả. Hiện nay tình trạng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho các dự án nhưng trong nhiều năm không thể thi công và diện tích đó trở thành diện tích để hoang, bỏ trống gây lãng phí về giá trị sử dụng đất. Chất lượng quy hoạch thấp chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nên không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hoá, đặc biệt quy hoạch khu công nghiệp chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn chưa tính đến yếu tố liên kết vùng và ngành. Một số địa phương do nôn nóng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị nên quy hoạch sử dụng đất, giao đất vượt quá khả năng đầu tư và điều kiện thực tế của địa phương. Công tác hoàn thành bồi thường diễn ra chậm gây lãng phí thời gian sử dụng đất, ảnh hưởng đến đời sống người dân không ổn định. Cơ quan có trách nhiệm chưa chú trọng công tác

82

thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên tiến độ triển khai thực hiện các dự án sau khi giao đất, cho thuê đất của các chủ đầu tư.

Chất lượng đất bị ô nhiễm, suy thoái do nước thải, chất thải của hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp còn tồn đọng hàm lượng nhiều chất hoá học độc hại làm cho đất bị ô nhiễm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp còn theo phương thức canh tác thủ công, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và lạm dụng nhiều chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.

Môi trường đất hiện tại trong vùng đang và sẽ tiếp tục bị gia tăng ô nhiễm, suy thoái vì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để mở rộng diện tích đất dành cho công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và phát triển đô thị. Việc cải tạo môi trường chưa thực sự hiệu quả, canh tác vẫn theo thói quen và vì lợi ích nên thường sử dụng nhiều hoá chất nông nghiệp. Vùng có bình quân diện tích đất nông nghiệp nhỏ song ngày càng bị thu hẹp nên khối lượng phân bón, thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng nhiều để tăng năng suất cây trồng.

Trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước

Nước luôn gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội của con người trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông thôn bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Nhưng hiện nay tài nguyên nước đang ngày càng trở nên khan hiếm, suy thoái. Sự phân bố lưu lượng nước sông cả về không gian và thời gian gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân như thiếu nước cung cấp trong mùa khô (mùa đông) gây hạn hán, dư thừa nước vào mùa mưa gây lũ lụt. Việc khai thác nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm quá mức cho phép cũng đang là vấn đề đáng báo động. Hiện nay nước sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và không còn khả năng tự làm sạch nên việc phát triển bền vững tài nguyên nước quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

83

Môi trường nước các vùng ven đô như vùng ngoại thành Hà Nội và ven các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong vùng đáng báo động bởi sự xả thải trực tiếp ra môi trường của các nhà máy hoạt động tại địa phương hoà trộn vào nguồn nước sông hồ của cư dân nông thôn. Trong vùng hiện nay về cơ bản đã có hệ thống nước máy đến các vùng nông thôn nhưng chất lượng chưa thực sự được đảm bảo và chất lượng các công trình nhà máy nước còn kém. Vùng nông thôn tập trung nhiều làng nghề, tập trung đông dân cư với lượng nước sinh hoạt lớn cộng với việc nền nông nghiệp chăn nuôi không tập trung mà chăn nuôi ngay tại gia đình nên lượng nước và thải từ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nước và không khí tại các làng quê. Những cơ sở đầu tư cho chăn nuôi theo mô hình trạng trại và mô hình cung cấp nguyên liệu chế biến chưa có những biện pháp triệt để xử lý chất thải chăn nuôi mà thường chứa vào các hố ga hoặc xả thẳng ra môi trường nên gây ô nhiễm nguồn nước và không khí tại vùng.

Theo số liệu báo cáo về tình hình ô nhiễm asen do Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc khảo sát năm 2007, qua khảo sát mẫu 614.898 số giếng ở 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng với 13.004 mẫu khảo sát có 6.111 mẫu có hàm lượng asen > 10mg/l chiếm 47,0% số mẫu khảo sát, một số tỉnh có hàm lượng cao như Hà Nam tới 73,4%, Thái Bình tới 52,8%. Nguồn nước ngầm trong vùng ô nhiễm, do việc khai thác nước ngầm phục vụ cho số dân quá đông, các cơ sở sản xuất cơ khí tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm, khu công nghiệp ngày càng mở rộng về đại bàn nông thôn, nước thải chăn nuôi, sinh hoạt chưa được xử lý làm cho môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm.

84

Bảng 2.10: Ô nhiễm asen ở đồng bằng sông Hồng TT Tỉnh Số giếng Số mẫu khảo sát Mẫu có As>10mg/l Tỷ lệ % 1. Hà Nam 49.000 7.042 4.517 73,4 2. Hà Tây 180.891 1.368 638 46,6 3. Hải Dương 57.938 480 34 7,1 4. Hưng Yên 147.933 3.384 700 20,7 5. Nam Định 42.964 605 156 21,3 6. Thái Bình 136.172 125 66 52,8

(Nguồn: Số liệu báo cáo về tình hình ô nhiễm asen của UNICEF, năm 2004)

Việc quản lý, bảo vệ môi trường nước và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt cũng như tiêu thoát, xử lý nước thải nước hiện vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng khai thác nước ngầm thiếu quy hoạch và thiếu khoa học đã làm cho nước ngầm ở nhiều khu dân cư có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nước thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đang gây ô nhiễm, suy thoái môi trường trên nhiều lưu vực sông, làm chết nhiều hồ, đầm, dòng sông. Số khu công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng. Tại Hà Nội tổng lượng nước thải ngày đêm là 300 - 400 ngàn m3

. Hầu hết các chất thải đều không qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng chưa đảm bảo chất lượng nên gây ô nhiễm nặng. Một vấn đề đáng lo ngại hơn là hàm lượng chất asen (thạch tín) đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam (0,05mg/l). Số mẫu được lấy thử nghiệm được nghiên cứu bị nhiễm asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép tại tỉnh Ninh Bình là hơn 10%, ở Nam Định là 9%. Tỷ lệ ô nhiễm còn cao hơn nếu chúng ta áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước của tổ chức Y tế thế giới (0,01%). Đây đã và đang là mối đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ của người dân.

Trong thời gian gần đây, việc cung cấp nước ngọt và sạch đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung bởi dân số vùng ngày càng gia tăng

85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt. Việt Nam cũng như đồng bằng sông Hồng có nguồn tài nguyên nước mặt vào loại trung bình thấp trên thế giới, trong đó có hơn 60% lượng nước lại bắt nguồn từ nước ngoài do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình mang đến. Trong sử dụng tài nguyên nước hiện nay có nhiều yếu tố thiếu bền vững, bất hợp lý giữa nhu cầu cho công nghiệp, sinh hoạt, thuỷ điện, thuỷ lợi và phòng chống lũ lụt. Đồng bằng sông Hồng là vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng và Thái Bình nên chịu ảnh hưởng về lượng nước cung cấp trong các vụ do hồ thuỷ điện cung cấp, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm hoặc bị ô nhiễm (một số trạm cấp nước sạch chưa đi vào hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả), xây dựng hệ thống nước phục vụ nhân dân nhưng chưa đáp ứng yêu cầu gây khó khăn cho cuộc sống người dân. Gần đây các yếu tố này có xu hướng gia tăng do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường: lượng mưa lớn tập trung gây ngập úng nặng như Hà Nội (2008), Hải Phòng (2013).

Báo cáo về nguồn nước ngầm ở khu vực đồng bằng sông Hồng của các chuyên gia quốc tế cho thấy những con số đáng lo ngại bởi mức độ ô nhiễm khoáng chất rất cao trong khi rất nhiều người dân ở vùng đồng bằng sông Hồng đang sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có nguồn nước nhiễm asen (thạch tín) cao nhất ở nước ta. Trong đó 8 tỉnh tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường chọn khảo sát, do tập trung nhiều hộ dân sử dụng nguồn nước nhiễm thạch tín cao. Nếu ở mức độ cho phép thạch tín là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhưng sẽ gây hại cho sức khoẻ con người, nếu asen trong nước có hàm lượng trên 10 microgram/lít dùng ăn uống và trên 50 microgram/lít dùng sinh hoạt.

86

Suy giảm đa dạng sinh học

Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thuỷ vực, hệ sinh thái đồng ruộng của đồng bằng sông Hồng đều bị suy giảm bởi sự khai thác quá mức của con người và việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật, không có kiểm soát. Hiện nay, các hệ sinh thái đầm phá, các vùng rừng ngập nước đang bị suy thoái do hậu quả của việc phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi trồng thủy hải sản một cách bừa bãi đã làm cho môi trường bị huỷ hoại, suy giảm đa dạng sinh học, làm mất đi hệ thống phòng chống bão lụt ngay tại cửa sông, cửa biển. Việc nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển có quy hoạch nhưng chưa mang lại hiệu quả cao bởi yếu tố trình độ khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ, môi trường nuôi trồng thuỷ hải sản bị ô nhiễm do nuôi trồng với mật độ dày đặc và nuôi trồng chưa đúng khoa học làm sản phẩm thuỷ hải sản khi ra thị trường vẫn còn bị nhiễm chất cấm như nuôi ngao. Thiệt hại về kinh tế lớn đồng thời cũng dần huỷ hoại môi trường đầm nuôi.

Khu bảo tồn thiên nhiên (như Cát Bà) đang phải đối diện với nguy cơ gia tăng áp lực lê hệ sinh thái biển từ việc phát triển du lịch chưa bền vững. Các rạn san hô trong vùng đang bị đe doạ bởi lớp bùn lắng đọng, việc đánh bắt thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt. Các loài cá đang bị đánh bắt cạn kiệt bởi phương pháp khai thác không bền vững bằng việc sử dụng các loại lưới dày, chất độc, đánh bắt bằng điện. Hiện tượng môi trường biển đang bị ô nhiễm bởi giao thông trên biển, ảnh hưởng từ các bến cảng, công nghiệp và từ các

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 82 - 95)