Những biểu hiện kém bền vững trong phát triển kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 71 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Những biểu hiện kém bền vững trong phát triển kinh tế nông thôn

Cho đến nay sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ. Sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn là thủ công theo lối truyền thống, được tổ chức bởi kinh tế hộ gia đình là chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp thấp, số lượng không ổn định dẫn đến khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường kém. Các làng nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển xong vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và chuyển đổi sang công nghệ sản xuất tiêu tốn ít nguyên liệu, ít gây khói bụi, ô nhiễm nguồn nước và đất tại địa phương.

Việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự liên kết và hệ thống phân phối rộng khắp, tiêu thụ sản phẩm diễn ra tại địa phương, hoặc tiêu thụ theo hình thức nhỏ lẻ. Chất lượng sản phẩm của các làng nghề chưa mang lại giá trị kinh tế cao.

Việc chuyển đổi sang công nghệ sản xuất mới còn gặp nhiều khó khăn do người dân không có nhiều vốn để chuyển đổi công nghệ mới. Trình độ sản xuất và tay nghề cần được nâng cao nhưng chưa đáp ứng, phù hợp với công nghệ mới.

Việc đưa khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa đồng bộ mới chỉ áp dụng ở một số khâu, một số bộ phận của quy trình sản xuất. Một trong những nguyên nhân cơ bản cũng là do đất đai manh mún, người ta không thể đưa máy cày vào một cánh đồng bị chia cắt bởi những thửa ruộng

69

chỉ có diện tích 20-40m2. Đó là một bất cập lớn làm giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả sản xuất. Sự manh mún này một mặt đã làm tăng chi phí lao động, hạn chế khả năng đầu tư, và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế khả năng cơ giới hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, mặt khác lại làm giảm diện tích đất nông nghiệp do các bờ ngăn, bờ thửa. Nhưng trên những cánh đồng lúa nhỏ lẻ của các hộ nông dân, mức độ cơ giới hoá còn rất thấp, chỉ được thực hiện ở một số khâu như cày, bừa. Thậm chí trong điều kiện giá cả thị trường tăng cao và tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn như hiện nay, nhiều nông dân đã không dám thuê cày máy và để tiết kiệm họ lại cày ruộng theo lối thủ công.

Hàm lượng khoa học và đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn ở mức rất hạn chế. Chế biến thực phẩm từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong vùng: đàn lợn, đàn gà; chế biến rau vụ đông là một trong thế mạnh của vùng nhưng chưa được phát huy hết thế mạnh; chế biến loại trái cây là đặc sản của vùng với diện tích trồng và sản lượng cũng như chất lượng ngày càng được gia tăng như trái nhãn, trái vải thiều, trái ổi; nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển. Việc cung cấp điện cho chăn nuôi vẫn còn thiếu cho nhiều trang trại, nhất là vào thời điểm nắng nóng. Do nguồn điện cung cấp cho các trang trại lớn, lại ở xa khu dân cư, đường điện dành cho sản xuất chưa kéo đến nơi, người dân phải tự kéo điện sinh hoạt nên không đáp ứng được nhu cầu về điện. Điều này đã gây khó khăn cho việc phát triển các trang trại chăn nuôi của vùng.

Chưa kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường: Phát triển các dự án ở vùng nông thôn vẫn đang tồn tại nhiều dự án treo, lãng phí diện tích đất nông nghiệp của vùng, sau khi nông dân được đền bù đất chưa giải quyết được về việc làm, quy hoạch các dự án nhằm phát triển về mặt kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến mặt môi trường như nước thải, chất thải các nhà máy, làng nghề thủ công nghiệp.

70

Có một thực tế trong nhiều năm qua, nhất là từ khi xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng quy hoạch thành phố, khu đô thị tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng để giảm chi phí đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị khi còn là đất nông nghiệp mức giá đất thường được đặt rất thấp. Khi thu hồi diện tích đất nông nghiệp của người dân lập giá bồi thường thấp, sau khi chuyển đổi xong mục đích sử dụng giá đất lại có giá trị cao hơn nhiều giá trị ban đầu nên gây bức xúc trong dân. Đồng thời với việc bị lấy đất sản xuất, mất nguồn thu nhập cơ bản gây lên chênh lệch về quyền lợi, khi có tiền đền bù sử dụng chưa hợp lý tạo nên nhiều bức xúc trong dân cư và để lại hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay ở nông thôn trọng tâm là việc dồn điền, đổi thửa: nơi thí điểm được tập trung làm rất tốt. Có nơi quá trình tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn diễn ra chậm bởi mâu thuẫn giữa tập trung ruộng đất phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa và sự sinh tồn của những người nông dân bị mất đất. Bên cạnh đó nhiều địa phương triển khai, thực hiện việc dồn điền đổi thửa một số nơi chưa công khai, minh bạch, còn có dấu hiệu tư lợi cá nhân của một số nhóm cán bộ, người dân không thấy thực sự công bằng nên họ tự đứng lên đấu tranh, nên xảy ra nhiều vụ việc khiếu kiện đông người kéo dài làm người dân không ổn định sản xuất.

Người nông dân sống chủ yếu dựa vào đất đai, nhưng sau khi được bồi thường bằng tiền mặt cho diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi. Hầu hết họ không đầu tư cho tái sản xuất lao động, đầu tư sang sản xuất hoặc kinh doanh ngành nghề khác mà thường sử dụng tiền bồi thường cho việc xây nhà, mua đồ nội thất. Ở nông thôn khi có tiền thanh niên lười lao động, nảy sinh tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và nhiều loại hình tệ nạn mới. Điều này cho thấy sau khi thu hồi diện tích đất nông nghiệp mặc dù có đền bù bằng tiền mặt nhưng các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa định hướng làm ăn mới và có sự hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù đúng

71

mục đích. Đồng thời việc tạo công ăn việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó người dân cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc (độ tuổi, khả năng lao động), sử dụng tiền chưa hợp lý, đồng thời không còn đất, không còn tiền nên nảy sinh nhiều hệ luỵ trong xã hội.

Thực tiễn phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy các khu công nghiệp không tạo thêm nhiều việc làm mới đủ sức thu hút lao động nông thôn bị mất hoặc giảm đất nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là công tác đào tạo nghề của doanh nghiệp nhận đất không được thực hiện đúng cam kết nên kết quả đạt được rất thấp. “Tỷ lệ lao động bị thu hồi đất được doanh nghiệp nhận đất đào tạo ở Hà Nội: 0,01%; Hải Phòng: 0%; Bắc Ninh: 0%. Lao động do nhà nước đào tạo nghề cho nông dân vùng bị thu hồi đất cũng không đáng kể: Hà Nội: 0,01%; Hải Phòng: 0%; Bắc Ninh: 1,2%. Tỷ lệ lao động do gia đình tự đào tạo có cao hơn nhưng cũng còn xa so với yêu cầu tạo việc làm mới phi nông nghiệp: Hà Nội: 0,9%; Hải Phòng: 0,01%; Bắc Ninh: 0,3%” [43, tr.130]. Qua phân tích như trên cho thấy công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực sự hiệu quả. Do lao động nông nghiệp nay chuyển sang làm trong môi trường công nghiệp nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ chuyển sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Có tới 67% số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp; 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Như vậy, việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới.

72

Việc phát triển kinh tế nông thôn ở đồng bằng sông Hồng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như kinh tế đang dần chuyển dịch sang hướng công nghiệp, dịch vụ; sản xuất hoạt động sản xuất nông nghiệp theo mô hình mới đem lại giá trị kinh tế cao; kinh tế phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Song bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện kém phát triển như chuyển dịch kinh tế chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo sự bứt phá về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và chưa tạo được nhiều việc làm cho người dân sau khi triển khai các dự án kinh tế, ô nhiễm môi trường từ các làng nghề, xưởng cơ khí và khu công nghiệp ngày càng gia tăng. Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn còn có những biểu hiện kém bền vững trong sự phát triển của mình. Do đó, muốn phát triển bền vững kinh tế nông thôn thì vùng và các địa phương cần có những chính sách, giải pháp thích hợp để tạo sự bứt phá về phát triển về kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân được đảm bảo và ngày càng nâng cao, mọi mặt của đời sống xã hội của cư dân nông thôn được quan tâm và không không làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 71 - 75)