Thành tựu trong phát triển bền vững về kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 46 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Thành tựu trong phát triển bền vững về kinh tế nông thôn

Trong xu thế hội nhập và phát triển, đất nước đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế và cải thiện đáng kể chất lượng đời sống của người dân. Cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với nó là quá trình đô thị hoá, đã và đang làm thay đổi bộ mặt của vùng nhất là vùng nông thôn. Nông thôn đồng bằng sông Hồng đặc trưng cho nông thôn Bắc Bộ và cho cả nước với thế mạnh của mình về con người, kinh nghiệm sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đạt được một số kết quả như sau:

Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với tiềm năng và thế mạnh của mình đồng bằng sông Hồng nói chung, nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) các tỉnh trong vùng hàng năm tăng, GDP của vùng đạt mức thu nhập trung bình (3.008,4/USD/2008) thấp hơn Đông Nam Bộ nhưng cao hơn so với các vùng khác trong cả nước (2.840,4/USD/2008), đây là một thành tựu đáng kể từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới (Xem Bảng 2.1).

Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước đang trải qua thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với nó là quá trình đô thị hoá. Đặc biệt là khu vực nông thôn bởi các khu công nghiệp ngày ngày được mở rộng về nông

44

thôn, cùng với đó là quá trình đô thị hoá nhanh chóng những vùng ven đô thị, diện tích đất dành cho nông nghiệp giảm nên điều tất yếu là trong cơ cấu ngành nghề sẽ theo xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần.

Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người (USD)

STT

GDP bình quân đầu người

1999 2004 2008

01 02 03 04 05

Cả nước 1.316,9 1.954,0 2.840,4

1. Trung du và Miền núi phía Bắc 595,8 876,8 1.421,6

2. Đồng bằng sông Hồng 1.309,6 1.873,2 3.008,4

3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 769,5 1.176,0 1.903,0

4. Tây Nguyên 727,6 914,4 1.853,0

5. Đông Nam Bộ 2.645,5 3.746,1 4.185,8

6. Đồng bằng sông Cửu Long 1.005,9 1.533,2 2.541,8

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011)

Từ năm 1999-2008, trong vùng đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong đó, 3 tỉnh có sự dịch chuyển lớn nhất là Ninh Bình (ngành nông - lâm - ngư giảm 26,6%, công nghiệp - xây dựng tăng 27,7%, dịch vụ tăng 4,9%); Bắc Ninh (ngành nông - lâm - ngư giảm 25,2%), công nghiệp - xây dựng tăng 28,6%, tính đến năm 2006 tăng 1,5%, tính đến năm 2008 lại có sự sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tỉnh chưa phát huy được thế mạnh về du lịch và cung cấp dịch vụ của mình); Vĩnh Phúc (ngành nông - lâm - ngư giảm 14,6%, công nghiệp - xây dựng tăng 25,2%, dịch vụ của tỉnh có chiều hướng giảm (Xem Bảng 2.2).

45

Bảng 2.2: Cơ cấu ngành trong GDP các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng Đơn vị: %

TT Tỉnh

Thành phố

Cơ cấu ngành trong GDP Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản

Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

1999 2004 2006 2008 1999 2004 2006 2008 1999 2004 2006 2008 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 1. Hà Nội 3,6 1,7 1,3 6,2 37,9 32,0 34,1 33,0 58,5 66,3 64,7 60,8 2. Bắc Ninh 41,9 30,9 23,2 16,7 30,7 43,5 47,9 59,4 27,4 25,6 28,9 23,9 3. Hải Phòng 18,7 15,4 12,9 13,1 32,1 36,0 35,2 38,0 49,3 48,7 51,9 48,9 4. Vĩnh Phúc 36,5 26,5 19,0 21,9 29,8 47,8 56,2 55,0 33,7 25,8 24,8 23,5 5. Hải Dương 36,8 29,8 29,0 29,1 35,0 39,7 42,8 41,7 28,2 30,6 28,3 29,2 6. Thái Bình 56,4 50,2 44,8 43,8 12,1 20,9 25,4 26,9 31,5 28,9 29,8 29,2 7. Hưng Yên 45,2 34,5 30,6 31,7 25,9 35,4 39,4 38,8 28,9 30,1 30,1 29,5 8. Ninh Bình 51,4 39,3 29,7 24,8 21,0 29,3 37,7 42,7 27,6 31,4 32,6 32,5 9. Hà Nam 43,6 33,6 31,5 30,5 25,7 36,6 38,7 41,1 30,7 29,8 29,8 28,3 10. Nam Định 42,7 37,4 34,7 34,9 20,2 25,9 31,0 33,3 37,1 36,7 34,3 31,8 11. Quảng Ninh 8,9 6,6 8,2 5,5 48,4 62,3 47,0 62,7 42,7 31,1 44,7 31,8

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam, năm 2011)

Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 4,5% - 5%/năm. Ngành nghề và làng nghề truyền thống đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng lao động tại chỗ được đầu tư và phát triển. Các loại hình dịch vụ thương mại, tài chính,

46

kỹ thuật nông nghiệp được phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế nông thôn ngày nay được phát triển theo mô hình mới kết hợp sản xuất kinh doanh và du lịch, dịch vụ. Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục sản xuất những mặt hàng có thị trường tiêu thụ như nghề thêu, dệt thổ cẩm, mây tre đan, sành sứ,… đem lại sức sống mới cho làng nghề. Một số nghề phi nông nghiệp mới được hình thành và phát triển như nghề chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy hải sản, nghề tết bện từ những thực vật thủy sinh, nuôi trồng sinh vật cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng… các ngành phục vụ sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn đã và đang được mở mang. Những sản phẩm được tạo ra hoặc được gia tăng giá trị trong quá trình bảo quản, chế biến làm nâng cao giá trị sản phẩm. Sự biến đổi đó phần nào đã đem lại diện mạo mới cho nông thôn và tăng thu nhập của cư dân nông thôn.

Chủ trương dồn điền, đổi thửa được đặt ra và thực hiện như một tất yếu từ thực tiễn cuộc sống. Chủ trương dồn điền đổi thửa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước khi dồn đổi, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển với quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Một số địa phương của đồng bằng sông Hồng đã thực hiện khá tốt chủ trưởng này và đã đạt được thành tựu quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tạo việc làm cho người nông dân, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Đây là vùng trồng rau có diện tích lớn nhất nước (chiếm 30%) với sự đa dạng loài và giống rất cao. Những loại rau đậu chính là cây cà chua, dưa chuột, cải bắp, đậu cô ve, mướp, ớt, súp lơ; lạc và đậu tương đang được trồng với diện tích lớn và ngày càng mở rộng; khoai tây trồng khá phổ biến trong vụ đông. Vùng còn thích hợp trồng cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới như vải, cam, quýt. Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh như vậy, đã hoàn thành chuyển đổi ở 95.922 hộ gia đình (chiếm

47

50% số hộ trong toàn tỉnh), huyện Tiên Du (Bắc Ninh) là một trong những huyện được chọn thí điểm dồn điền, đổi thửa, từ 15 thửa/hộ đã được rút xuống còn 5 thửa/hộ, ngay sau đó trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất lớn. Nhờ thực hiện chủ trương này, tỉnh đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, bước đầu hình thành vùng chuyên canh các lại cây trồng có giá trị kinh tế, việc đầu tư thâm canh, áp dụng cơ giới vào sản xuất trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhiều mô hình kinh tế mới đã xuất hiện (vùng chuyên canh) và đạt giá trị sản xuất cao điển hình như: vùng khoai tây ở Việt Hùng, Quế Tân (Quế Võ) đạt doanh thu 45-55 triệu đồng/ha/vụ; vùng chuyên rau ở Hoà Đình (Thành phố Bắc Ninh) đạt 160-170 triệu đồng/ha/năm; hoa, cây cảnh ở Phú Lâm (Tiên Du) đạt trên 200 triệu đồng/năm, đặc biệt mô hình trồng hoa công nghệ cao ở Đình Bảng (Từ Sơn) đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

Tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra 8 vấn đề mấu chốt để bứt phá nông thôn, trong đó nông nghiệp được quan tâm hàng đầu. Yên Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc dồn ghép ruộng đất thành công, tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Sau cuộc cải cách này Yên Lạc được coi là mô hình điểm xây dựng nông thôn mới: “Trước khi dồn ghép ruộng đất huyện đã quy hoạch toàn bộ đồng ruộng thành 4 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, gồm: vùng chuyên canh lúa màu (4.093 ha); vùng sản xuất rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (694 ha); vùng trồng rau nuôi tằm (800 ha); vùng đất thấp, trũng sản xuất kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản (1.035 ha). Hiện cả huyện có 184 trang trại quy mô lớn, các trang trại ở khu Đầm Ấu xã Yên Đồng được quy hoạch rất bài bản, đường điện kéo ra tận cánh đồng. Mỗi hộ có từ 1-2 mẫu đất đào ao thả cá, nuôi lợn, gà. Những vùng trũng, lầy người dân mạnh dạn đổi ruộng để tập trung diện tích đất đào đắp ao, thả cá, trồng cây ăn quả, vay vốn đầu tư chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao” [43, tr.157].

48

Năm 2006, quy mô bình quân một trang trại nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng như sau: lao động thường xuyên khoảng 2,85 người (cả nước là 3,34 người); diện tích đất là 0,39 ha (cả nước là 3,34 ha); vốn sản xuất kinh doanh là 150,08 triệu đồng (cả nước là 239,43 triệu đồng; tổng thu sản xuất kinh doanh bình quân của một trang trại là 173,6 triệu đồng (cả nước là 158,15 triệu đồng). Có thể nói trang trại nông nghiệp của vùng với vốn đầu tư nhỏ hơn nhưng giá trị mang lại cao. Hiện tại quy mô trang trại, cũng như quy mô lao động của các trang trại còn nhỏ, trình độ lao động còn hạn chế nhưng sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn ở đồng bằng sông Hồng có hiệu quả. “Số lượng sử dụng lao động trong các trang trại tăng rất nhanh: năm 2001 là 8.768 người, đến năm 2006 tăng lên là 40.515 người. Như vậy trong 5 năm, về số lượng tăng 31.786 người, về tỷ lệ tăng 362,07%, trong đó có 240 trang trại có quy mô từ 10 đến 50 lao động, 2.984 trang trại có quy mô từ 4 đến 9 lao động và 10.620 trang trại có quy mô từ 1 đến 3 lao động. Quy mô của các trang trại phần lớn từ 2 đến 5 ha, có 475 trang trại từ 10 ha trở lên” [43, tr.163].

Quá trình tích tụ ruộng đất và dồn điền đổi thửa là cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá áp dụng những thành tựu mới nhất của tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng. Đồng thời, việc áp dụng chính sách dồn điền, đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp cũng làm thay đổi đáng kể cơ cấu việc làm của người nông dân. Tỉnh Hải Dương cũng đã thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa từ năm 2003, việc dồn những mảnh ruộng nhỏ lẻ (trước đây mỗi hộ gia đình thường có khoảng 17, 18 mảnh ruộng ở những vị trí khác nhau) thành những ô thửa ruộng lớn hơn (hiện nay thường mỗi hộ không quá 5 mảnh ruộng) đã tạo điều kiện áp dụng cơ giới hoá và các giống lúa mới năng suất cao. Nhờ áp dụng máy móc trong cày bừa ruộng đất mà

49

công việc làm ruộng trở nên đỡ vất vả và giảm chi phí lao động rất nhiều so với trước đây. Tuy chi phí đầu vào cao hơn trước, nhưng năng suất và chất lượng lúa cũng cao hơn, do đó sản lượng lúa vẫn đạt ở mức cao. Người nông dân không phải đầu tư nhiều vào đồng ruộng, họ có nhiều thời gian rỗi hơn để chăm sóc con cái, gia đình và làm thêm nghề phụ. Mặt khác việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ những vùng đất trũng có năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương đã mang lại hiệu quả và thu nhập cao hơn trong sản xuất nông nghiệp. Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nuôi cá lãi cao hơn trồng lúa, công việc nhẹ nhàng hơn.

Xu hướng tích tụ ruộng đất gia tăng ở đồng bằng sông Hồng đã kéo theo phát triển của kinh tế trang trại, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho nông dân. Số trang trại của vùng tăng dần qua các năm từ năm 2008 (có 17.318 trang trại) đến năm 2010 (có 23.574 trang trại) tăng 1,36 lần, từ năm 2011 (có 3.512 trang trại) đến năm 2013 (có 5.197 trang trại) tăng 1,48 lần (Xem Bảng 2.3). Việc nâng cao hàm lượng chất xám trong hàng hoá nông sản hay chính là gia tăng giá trị hàng nông sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đang là xu hướng tất yếu buộc lao động nông thôn phải thích ứng trong thời hội nhập. Với mô hình kinh tế trang trại đã và đang làm thay đổi nhận thức và tư duy của người nông dân về cách thức và tư duy của người nông dân về cách thức sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Sự phát triển này đã tạo ra hiệu ứng tốt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đã khai thác và sử dụng tốt hơn các nguồn lực góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn và thúc đẩy lực lượng sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Thế mạnh của vùng là phát triển trang trại nhưng phần lớn là trang trại chăn nuôi, năm 2013 cả vùng có 5.197 trang trại, trong đó trang trại chăn nuôi là 3.779 trang trại chiếm 72,7% số trang trại của vùng.

50

Bảng 2.3: Số trang trại phân theo địa phương Đơn vị: Trang trại

TT Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cả nước 120.699 135.437 145.880 20.078 22.655 23.774 Đồng bằng sông Hồng 17.318 20.581 23.574 3.512 4.472 5.197 1. Hà Nội 2.511 3.207 3.561 1.123 1.233 1.291 2. Bắc Ninh 1.962 2.477 2.679 79 74 78 3. Hải Phòng 1.631 2.011 2.209 398 421 571 4. Vĩnh Phúc 946 1.327 1.953 311 508 589 5. Hải Dương 1.179 1.229 2.523 289 506 525 6. Thái Bình 2.989 3.281 3.376 524 600 650 7. Hưng Yên 2.402 2.414 2.384 189 353 416 8. Ninh Bình 723 744 797 15 30 56 9. Hà Nam 572 560 574 215 240 418 10. Nam Định 963 1.170 1.265 306 366 391 11. Quảng Ninh 1.440 2.161 2.253 63 141 212

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2013)

Trang trại chăn nuôi phát triển do nguồn thực phẩm cung cấp cho chăn nuôi dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn. Trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển do vùng có đường bờ biển dài có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ hải sản, năm 2013 vùng có 1.017 trang trạng nuôi trồng thuỷ sản chiếm 19,6% trang trại toàn vùng . Trang trại trồng trọt có xu hướng giảm bởi diện tích đất canh tác giảm dần qua các năm, năm 2013 toàn vùng chỉ có 31 trang trại trồng trọt (Xem Bảng 2.4).

Đồng thời hiện nay ở nông thôn có xu hướng mở rộng phát triển mô hình trang trại kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm đem lại việc làm thường xuyên và đạt giá trị kinh tế cao hơn. Việc làm trong ngành chăn nuôi và cả trồng trọt đang bắt đầu được vận hành theo xu hướng công nghiệp hoá, sử dụng máy móc cơ giới, công nghệ và phương thức quản lý ở trình độ cao. Tại các trang trại nuôi lợn quy mô lớn theo hướng

51

công nghiệp, những ao hồ với diện tích lớn nuôi trồng thuỷ hải sản, người nông dân sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại hơn. Những biến đổi trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được thể hiện ở lĩnh vực chăn nuôi với xu hướng giảm chăn nuôi nhỏ, lẻ dễ bị dịch bệnh, chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, hiệu quả.

Bảng 2.4: Số trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và phân theo địa phương Đơn vị: Trang trại

2012 2013 Tổng số Trang trại trồng trọt Trang

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông thôn ở đồng bằng sông hồng hiện nay luận văn ths triết học 60 22 03 08 pdf (Trang 46 - 57)