Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi BPQL có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có những tác động khác nhau đến đối tượng quản lý. Không có biện pháp nào là vạn năng. Các BPQL có quan hệ qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong cùng một hệ thống. Trong QLGD,
đối tượng quản lý là những con người với những đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ, nhân cách khác nhau càng không thể có một phương pháp riêng lẻ nào là tối ưu.
Chính vì vậy khi đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý, phải chú ý đến mối quan hệ của các biện pháp và biết phối hợp linh hoạt, đồng bộ nhiều biện pháp trong hệ thống đa dạng năng động của nó, để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục học sinh” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Nhận thức là cơ sở của hành động. Không có nhận thức đúng đắn, sâu sắc thì không có hành động đúng và hiệu quả. Để hành động ấy đạt kết quả cao phải chú ý đến tính tự giác, tự nguyện; sự tự ý thức, trách nhiệm của chủ thể hành động.
Biện pháp: “Kế hoạch hóa hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động giáo dục” là biện pháp chủ đạo, nó bao quát và chi phối các biện pháp then chốt khác. Vì trên cơ sở có kế hoạch tốt và có sự nhất trí cao mới tạo ra sự thành công trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Các biện pháp: “Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục cho học sinh THPT ngoài Công lập ở thành phố Vinh”, “Kế hoạch việc quản lý huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị của toàn xã hội”, “Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, quản lý huy động lực lượng cộng tác viên một cách khoa học, hợp lý”, “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục cho học sinh THPT ngoài Công lập” là những biện pháp then chốt, chủ lực để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của hoạt động giáo dục học sinh. Giữa các biện pháp then chốt này lại có mối quan hệ qua lại, tác động hỗ trợ lẫn nhau và chúng cùng có quan hệ biện chứng với hai biện pháp có vị trí tiên
quyết và chủ đạo. Đây là hệ thống biện pháp cơ bản giúp người lãnh đạo phát huy được sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục cho HS của mình.
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp