Trình độ nhận thức của thầy cô giáo, gia đình, học sinh và các tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 30 - 33)

tổ chức xã hội .

Trong sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam đang đổi mới hiện nay yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đó là nguồn lao động có học vấn kiến thức đa ngành vừa có kiến thức chuyên sâu và có năng lực sáng tạo, có sức khoẻ đồng thời phải có những phẩm chất, kiến thức cần thiết như trình độ, năng lực, lòng nhân ái, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc hài hoà với lợi ích của cá nhân, gia đình. Để xây dựng được những con người có phẩm chất cơ bản đó cần có sự hợp tác, sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động mạnh mẽ vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Tuy nhiên để thực hiện được sự phối hợp trên, trình độ nhận thức của thầy, cô giáo, gia

đình học sinh và các tổ chức xã hội khác đóng vai trò quan trọng. Muốn họ có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và đạt tới một mức độ cho phép thì cần phải có sự quản lý việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì mới hướng được mọi hoạt động đúng mục tiêu và đạt được hiệu quả cao trong giáo dục. Các chủ thể của quá trình phối hợp cần nhận thức những vấn đề sau:

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội ở mỗi môi trường nhỏ này đều diễn ra QTGD, giáo dưỡng con người, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt. Gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên, thường xuyên và liên tục từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành. Còn xã hội mà các em tham gia, cộng đồng mà các em sinh sống cũng có nội dung giáo dục với hình thức riêng của nó và có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách các em. Đó chính là nơi thể hiện kết quả giáo dục của gia đình và nhà trường và đó cũng chính là nơi các em hấp thụ những giá trị nhân văn của xã hội. Ba môi trường trên phải hợp thành một môi trường thống nhất, trước hết là thống nhất mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hướng chứ không phân lực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau. Chính vì vậy, Hồ Chủ Tịch đã căn dặn: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình đã giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [4- tr57]

Kết luận chương 1

Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay đòi hỏi phải coi trọng nhân tố con người, coi trọng cả tài năng, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức. Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu giai đoạn phát triển mới của đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội và việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự thành công của công tác giáo dục.

Công tác giáo dục cho học sinh THPT nói chung và học sinh THPT ngoài Công lập nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các LLGD phải nắm vững những định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đặc biệt là nắm vững đặc điểm nhân cách lứa tuổi học sinh THPT, lứa tuổi đang có những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhân cách và cũng gây không ít khó khăn trong công tác giáo dục.

Để đạt được kết quả cao trong công tác giáo dục cho học sinh THPT ngoài Công lập đòi hỏi phải có sự quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục phù hợp tạo ra sự chủ động phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục với nhau trong quá trình giáo dục, huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục. Trong việc quản lý phối hợp đó nhà trường đóng vai trò là vị trí trung tâm là cơ quan chuyên trách về giáo dục phải thực sự là hạt nhân của sự phối hợp là điều kiện bảo đảm cho các chủ thể giáo dục thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung, và phương pháp giáo dục, song đa dạng về biện pháp tác động, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục để phát huy những mặt mạnh, đồng thời hạn chế các mặt yếu của các chủ thể giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục học sinh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 30 - 33)