Việc quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 25 - 27)

sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Mục tiêu của quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận và gắn trách nhiệm của cộng đồng xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục, tăng cường các lực lượng tham gia làm giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho giáo dục.

Quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh là tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích có tính thống nhất, tập trung...để huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh.

Để tạo ra sự phối hợp công tác quản lý cần:

- Tổ chức mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh là sự thể hiện tác động qua lại một cách biện chứng. Một mặt nhà trường cần giúp đỡ hỗ trợ cụ thể cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục, giúp họ nắm được nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình làm cho họ nắm được tri thức về chính sách giáo dục đồng thời cho họ thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái. Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, gia đình tiêu biểu là các bậc phụ huynh học sinh có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục, hiểu rõ nhiệm vụ của mình tránh tư tưởng

khoán trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường quy định.

- Thông qua việc quản lý việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường và các LLXH mà tạo nên một môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp trong toàn xã hội, đồng thời tạo ra quá trình giáo dục thống nhất và liên tục trong không gian và theo thời gian, có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, vừa tạo những điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường và của gia đình.

- Quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các LLXH sao cho gia đình phát huy được tác dụng định hướng, tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội vì xã hội là môi trường GD rất tốt cho trẻ. Bên cạnh đó gia đình còn giúp trẻ có nhận thức đúng và không bị các tệ nạn xã hội lôi cuốn. Mặt khác LLXH vô cùng đông đảo tạo ra một môi trường rộng lớn có ảnh hưởng tự phát hoặc tự giác rất mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ.

- Huy động, khai thác nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục không đơn giản chỉ là sự đóng góp tài chính của các gia đình, địa phương cần phải có một quy hoạch khai thác, tính toán giữa khả năng nguồn lực và mức độ cần đầu tư cho giáo dục THPT trong một tổng thể chung của sự phát triển KT-XH và phát triển giáo dục ở phạm vi từng trường, đồng thời phải có một cơ chế chính sách cụ thể về huy động và sử dụng nguồn lực.

Trong thực tiễn, các trường THPT ngoài Công lập không được đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Mọi hoạt động giáo dục đều dựa vào nguồn thu từ phụ huynh học sinh và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.

Vì vậy, việc tăng cường huy động nhiều hơn nữa sự đầu tư từ nguồn lực xã hội là vô cùng cần thiết. Song, nguồn lực ngoài ngân sách phải được thể chế hoá và công khai hoá bằng các quyết định thu, chi hợp lý; các văn bản vận động, khuyến khích, đóng góp sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc cộng đồng trách nhiệm, phù hợp với điều kiện của địa phương. Song song với việc huy động nguồn lực một cách đa dạng là việc sử dụng nguồn lực đúng mục

đích và có hiệu quả. Điều này đòi hỏi trong công tác quản lý phải thường xuyên giám sát chặt chẽ các nguồn lực, hết sức linh hoạt và sáng tạo vận dụng các chính sách ưu đãi, thực tế ưu tiên. Đó chính là đảm bảo nguyên tắc lợi ích tức là chỉ khi nào nền giáo dục mang lại lợi ích thiết thực, thiết thân thì mới lôi cuốn được các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia giáo dục thế hệ trẻ cùng với giáo dục nhà trường THPT ngoài Công lập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 25 - 27)