Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng để giáo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 52 - 57)

trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng để giáo dục học sinh.

3.2.1.1. Định hướng chung

Nhận thức là yếu tố đầu tiên của một quá trình hoạt động, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và toàn thể giáo viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội cùng thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh và sự cần thiết phải phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần nâng cao kết quả giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện

- Nhà trường cần chủ động và chủ đạo cùng với các lực lượng trong cộng đồng tổ chức các loại hình hoạt động cho học sinh. Để làm tốt việc này cần phải hình thành nên các tổ chức theo sự hướng dẫn chung, đồng thời duy trì sinh hoạt đều đặn và chặt chẽ.

Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục bằng nhiều hình thức như: soạn thảo in ấn tài liệu sổ tay về tầm quan trọng, vai trò, trách nhiệm phối hợp giáo dục, phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình địa phương viết tin bài phát trên hệ thống thông tin đại chúng tuyên dương về những gương điển hình trong lao động học tập, về phương

pháp giáo dục, quản lý con; phối hợp với các ban ngành đoàn thể liên quan ký kết các nghị quyết liên ngành thực hiện các phong trào nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục

Điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc điều chỉnh và phối hợp phải được xem xét từ hai mặt đó là lợi ích của nhà trường và lợi ích của cộng đồng. Cần tránh việc đòi hỏi, khai thác quá nhiều mà không đáp ứng yêu cầu và lợi ích của cộng đồng. Cần chỉ đạo học sinh tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng như các hoạt động văn hoá, hoạt động xã hội, tham gia giúp đỡ các gia đình chính sách, các hoạt động từ thiện.

Phối hợp với cộng đồng để nắm tình hình học sinh: Có thể nói rằng không ai nắm tình hình hình hoạt động hàng ngày của học sinh như các thành viên của cộng đồng dân cư nơi các em đang sinh sống. Chính những thông tin trao đổi từ giáo viên chủ nhiệm và cán bộ cộng đồng là những nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh và con em mình đồng thời tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp các em hoàn thành nhân cách.

Phối hợp động viên và khuyến khích học sinh: Dư luận của cộng đồng có tác dụng rất lớn đến học sinh. Tính tổ chức của cộng đồng càng chặt chẽ thì sức mạnh của dư luận càng lớn. Dư luận và sự đánh giá cộng đồng giúp các em học sinh tự điều chỉnh hành vi một cách hữu hiệu.

Nhà trường và những người sống trong cộng đồng đặc biệt là các thầy cô giáo, những người đóng vai trò chủ đạo của sự phối hợp nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cộng đồng, phối hợp với cộng đồng để làm tốt công việc giáo dục cho thế hệ trẻ với nội dung cơ bản là:

Lập kế hoạch công tác phối hợp quản lý: Căn cứ vào tình hình cụ thể điều kiện thực tiễn của cộng đồng, nhà trường và GVCN lớp cần lên một kế hoạch và thảo luận với những người đại diện của cộng đồng để xác định mục tiêu và kế hoạch hành động phối hợp.

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của nước ta. trên địa bàn dân cư nơi học sinh đang sống có thể có những nhà máy, xí nghiệp sản xuất, công ty kinh doanh có những gia đình và cá nhân có thu nhập khá và sẵn lòng là những nhà tài trợ, sẵn sàng đóng góp tiền của vào những công trình văn hoá giáo dục, vào những quỹ khuyến học. Nếu những quỹ này được thành lập và hoạt động có hiệu quả thì tác dụng rất lớn đến việc giáo dục học sinh.

- Gia đình cần chủ động liên kết phối hợp với nhà trường, với GVCN để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập của con em.

Tham gia cùng với nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá nếu các bậc phụ huynh có điều kiện khả năng.

Giúp đỡ động viên thầy cô giáo, nhất là thầy cô giảng dạy, GVCN lớp của con em mình học tập. Giúp đỡ cần hiểu rằng không chỉ về vật chất, điều quan trọng là thiết lập quan hệ thường xuyên, động viên về tinh thần, tình cảm, trao đổi về kinh nghiệm. Giúp đỡ khi thầy cô đột xuất gặp những khó khăn như ốm đau, hoạn nạn.

Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của con cái mà giáo viên chủ nhiệm triệu tập hoặc nhà trường yêu cầu.

Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cho con em và quá trình hoạt động giáo dục của học sinh ở nhà trường lớp học.

Việc phối hợp của gia đình với nhà trường trong giáo dục được thực hiện tốt khi:

Các bậc phụ huynh có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em, không bao che những thiếu sót của con ở nhà.

Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” đặt con cái vào tình huống khó xử.

Hàng ngày dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời nắm bắt những biến đổi của con cái.

Trân trọng và giữ uy tín cho đội ngũ thầy cô giáo nhất là các thầy cô giáo trực tiếp dạy giỗ con em dù các thầy cô giáo còn trẻ chưa nhiều kinh nghiệm, các bậc phụ huynh có địa vị xã hội cao càng cần chú ý điều này.

- Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội... nơi mà các em học sinh đang sống và hoạt động có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT.

Để phát huy được vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phối hợp giáo dục, các tổ chức xã hội cần tích cực và chủ động phối hợp với nhà trường và gia đình trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của cả nước và của từng địa phương; góp ý kiến vào nội dung và phương pháp, quản lý, đánh giá kết quả giáo dục, giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nội khoá và ngoại khoá, sưu tâm tư liệu giảng dạy, làm đồ dùng dạy học hoặc trực tiếp giảng dạy một số môn học, giờ học…

Chủ động phối hợp với nhà trường và gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp và có kế hoạch đóng góp nhân lực, vật lực để xây dựng nhà trường, tăng cường trang thiết bị cho nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh con em gia đình thuộc diện chính sách gặp khó khăn, khuyến khích khen thưởng học sinh giỏi, góp phần chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên.

Nhà trường, gia đình và xã hội là ba tác nhân trong cơ cấu xã hội mà sức mạnh tổng hợp của nó liên quan mật thiết đến sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, đến sự tồn vong và hưng thịnh của quốc gia. Nhà trường cần tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục trong cộng đồng, hướng vào những lĩnh vực giáo dục mà cộng đồng có ưu thế như:

Giáo dục truyền thống: Truyền thống là những giá trị quý báu đã được hình thành từ lâu được truyền từ thời này sang đời khác.

Do đặc điểm của sự hình thành và phát triển của mình mà mỗi cộng đồng, bên cạnh những truyền thống chung của dân tộc còn có những truyền thống riêng, đặc trưng cho mỗi cộng đồng mình sinh ra và lớn lên trong cộng

đồng đứa trẻ đắm mình vào những truyền thống do vậy truyền thống cộng đồng thấm vào nhân cách ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Tất nhiên sức mạnh của truyền thống ảnh hưởng giáo dục của truyền thống sẽ được nhân lên gấp bội nếu được sử dụng một cách có mục đích, có tổ chức và bằng phương pháp khoa học.

Bằng những phương pháp, biện pháp thích hợp như mời các nhân chứng lịch sử, các nghệ nhân nổi tiếng trò truyện với các em, tổ chức cho các em tham quan các di tích văn hoá lịch sử... chúng ta làm cho học sinh tiếp cận đối tượng, hình thành những biểu tượng đúng đắn. Qua đó, học sinh nhận thức trực tiếp và bằng những cảm xúc của mình sẽ lĩnh hội được các tri thức kinh nghiệm mà chương trình, nội dung dạy học không thể có được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục bản sắc văn hoá địa phương: Bản sắc văn hoá dân tộc hàm chứa ngay trong mỗi cộng đồng cụ thể. Biểu hiện ra bằng lễ hội, phong tục, tập quán... Các nhà sư phạm cần thiết phối hợp với cộng đồng, khai thác nội dung, cách biểu hiện và đưa học sinh tham gia vào các hoạt động văn hoá khác nhau qua đó không những các em được giáo dục về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ mà còn phát triển về mặt thể chất.

Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu rằng giáo dục văn hoá nói chung, giáo dục thẩm mỹ nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp. Nhà sư phạm cần có trình độ hiểu biết về nhiều mặt để phê phán cái lỗi thời lạc hậu và kế thừa cái tích cực, cái tinh hoa, hợp lý của phong tục tập quán. Trên cơ sở đó, nhà sư phạm phải hết sức thận trọng và khéo léo điều khiển học sinh của mình góp phần bảo vệ cái tốt, có ý thức xoá bỏ cái lỗi thời. Muốn vậy nhà sư phạm cần nắm vững phong tục tập quán của cộng đồng, phân biệt được cái tích cực và cái lạc hậu, tổ chức cho học sinh thực hành bằng cách thi tìm hiểu về mặt lịch sử và logic của những phong tục tập quán ấy tạo ra hoàn cảnh để cho học sinh ứng dụng như sưu tầm gia phả dòng họ, gia tộc, giữ gìn kỉ vật của thế hệ trước để lại, hiếu thảo với cha mẹ, mừng ông bà thựợng thọ, giữ phong tục tốt đẹp trong quan hệ thầy trò.

Xây dựng cụm dân cư thành môi trường văn hoá: Nhà trường với tư cách là cơ quan chuyên trách việc giáo dục thế hệ trẻ cần phát huy vai trò trung tâm của mình kết hợp các lực lượng xã hội xây dựng cụm dân cư thành một môi trường văn hoá lành mạnh. Nhà trường có thể kết hợp với các lực luợng giáo dục xây dựng các cụm dân cư theo các hoạt động sau:

Tuyên truyền giáo dục cho các bậc phụ huynh về đường lối giáo dục, mục đích, mục tiêu giáo dục, phương pháp dạy con nên người. Việc phổ biến khoa học giáo dục gia đình cần đặc biệt chú trọng.

Tham gia vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, các tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, khuyến khích các tài năng phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục trong nhân dân.

Đề cao truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn những người có công với đất nước với cách mạng với địa phương qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, thức tỉnh lương tri của cộng đồng trong các hoạt động từ thiện...

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện:

Nhà trường phải chủ động tổ chức các hình thức gặp mặt với gia đình, các đoàn thể xã hội để xây dựng cơ chế phối hợp sao cho hợp lý, có hiệu quả.

Nhà trường với tư cách pháp nhân là cơ sở giáo dục, đào tạo có sự quản lý của nhà nước phải phát huy vai trò chủ lực, tiên phong trong hoạt động dạy học và nhà giáo dục làm nhiệm vụ tư vấn cho gia đình, đoàn thể xã hội trong lĩnh vực giáo dục cho thế hệ trẻ. Ngoài nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trong nhà trường, cán bộ giáo viên cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội giáo dục ở địa phương.

3.2.2. Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mụctiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 52 - 57)