nhằm giáo dục cho học sinh THPT ngoài công lập ở thành phố Vinh.
3.2.3.1. Định hướng chung.
Để thực hiện được nội dung, nhiệm vụ của các giải pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nêu trên cần xây dựng một cơ chế tổ chức phối hợp. Cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh thực chất là những cách thức tổ chức việc phối hợp, ai chỉ đạo, ai thực hiện để thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia, nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đã đặt ra. Nó bao gồm những mối quan hệ đa dạng nhiều chiều. Ở đây tác giả chỉ xin đề cập đến những biện pháp chủ yếu trong việc phối hợp giữa gia đình với nhà trường, giữa gia đình với xã hội.
3.2.3.2. Tổ chức thực hiện.
- Thăm gia đình học sinh: đây là biện pháp được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tới từng học sinh nhưng nó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, có trách nhiệm với học sinh, đi sâu sát học sinh. Trong khi thăm hỏi gia đình, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu được cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục. Khi trò chuyện với phụ huynh học sinh giáo viên hiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của các em đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổ chức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp giáo dục cho các em... qua đó tạo ra và củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh sẽ được nâng cao.
Qua những buổi thăm hỏi, giáo viên chủ nhiệm hiểu được cụ thể hoàn cảnh sống, tình hình học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình để kịp thời có những biện pháp hợp lý trong quá trình giáo dục
- Mời phụ huynh học sinh đến trường: Thường được Hiệu trưởng hay giáo viên chủ nhiệm sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng. Nhà trường có thể mời phụ huynh học sinh tới để thông báo tình hình cùng phụ huynh học sinh tìm tòi những biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả. Việc mời phụ huynh học sinh tới trường về những thiếu sót của học sinh chỉ tiến hành trong những trường hợp thật cần thiết và nghiêm trọng. Cần quan niệm rằng việc mời phụ huynh học sinh tới trường còn để giúp họ hiểu rõ công việc giảng daỵ và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con cái họ. Nhà trường phải biết huy động sự giúp đỡ của họ dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với họ... Những cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường ngày một thân thiết hơn đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh. Tuy nhiện không nên lợi dụng việc mời phụ huynh học sinh đến trường vì những mục đích riêng tư, đồng thời phải có thái độ đúng mực trong việc tiếp xúc đó.
- Họp phụ huynh học sinh của lớp: Cuộc họp toàn thể phụ huynh học sinh của lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh và được sử dụng một cách phổ biến. Đó là những cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tuỳ theo tình hình thực tế của địaphương, của nhà trường. Cuộc họp phụ huynh học sinh được tổ chức nhiều lần trong một năm học tuỳ theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nôị dung của chúng hướng vào những công việc chủ yếu khác nhau. Thường vào mỗi năm học nhà trường tổ chức được 3 lần họp phụ huynh học sinh đó là vào các thời kỳ: Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.
Thực tiễn giáo dục đã chứng tỏ rằng qua các cuộc họp phụ huynh học sinh nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có điều kiện thuận lợi hiểu về hoàn cảnh từng gia đình học sinh (nhất là những học sinh cá biệt). Từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục tốt, động viên được phụ huynh học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giúp họ làm
quen với khoa học giáo dục gia đình, nắm được ngày càng đầy đủ, sâu sắc và vận dụng khoa học này ngày càng có hiệu quả. Vì vậy trong công tác giáo dục học sinh cần tăng cường mở rộng việc sử dụng phương pháp này. Để các cuộc họp toàn thể phụ huynh học sinh có hiệu quả cao giáo viện chủ nhiệm cần phải biết cách điều khiển cuộc họp. Để điều khiển cuộc họp được tốt giáo viên chủ nhiệm cần phải: Chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, xác định mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung một cách thiết thực và phong phú, tránh tình trạng biến cuộc họp phụ huynh học sinh đơn thuần chỉ là: “Một hình thức thông báo điểm và các khoản đóng góp”.
Khi tiến hành các cuộc họp giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của các bậc phụ huynh học sinh trong việc đề ra các biện pháp phối hợp với nhà trường, không được xúc phạm đến nhân cách học sinh, đến danh dự của các bậc phụ huynh học sinh. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung và hình thức của lần họp đó để kỳ họp lần sau đạt kết quả tốt hơn.
- Trao đổi điện thoại, qua mạng Interet với phụ huynh học sinh: Trao đổi điện thoại với phụ huynh học sinh cũng là một hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh đặc biệt là khi có những biến động đột xuất. Hình thức này có tác dụng thông tin nhanh để xử lý kịp thời những sự việc cần giải quyết nhanh và đặc biệt có tác dụng đối với việc giáo dục học sinh cá biệt. Thông qua mạng Internet phụ huynh học sinh có thể biết được tình hình học tập của con em mình theo từng tuần, từng tháng...
- Phối hợp với gia đình thông qua cơ quan phụ huynh học sinh làm việc: Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả giáo dục to lớn, song thực tế lại ít đuợc quan tâm đúng mức, thậm chí ở nhiều nơi còn chưa hề thực hiện. biện pháp này nên được sử dụng với mọi trường hợp kể cả thường kì lẫn đột xuất với cả học sinh ngoan, học sinh bình thường và cả học sinh hư. Đặc biệt có
hiệu quả với các bậc phụ huynh học sinh đã có thành tích trong công tác giáo dục con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc động viên khen thưỏng của cơ quan đối với học sinh và phụ huynh học sinh sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các bậc phụ huynh có con chăm ngoan và cũng tạo ra phong trào trong toàn cơ quan về ý thức trách nhiệm đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Mặt khác làm cho con em của các gia đình trong cơ quan thấy được trách nhiệm học tập, rèn luyện ở trường có ảnh hưởng đến cả cha mẹ ở cơ quan công tác.
- Phối hợp với gia đình thông qua việc tổ chức hội phụ huynh học sinh: Hội phụ huynh học sinh là một tổ chức quần chúng của phụ huynh học sinh được thành lập với sự tư vấn và hỗ trợ của nhà trường và là cầu nối trong việc liên kết những tác động giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội.
- Hội phụ huynh học sinh có những chức năng sau:
+ Tổ chức phối hợp giữa gia đình,nhà trường và xã hội
+ Tuyên truyền phổ biến những hiểu biết phổ thông về khoa học giáo dục nói chung, khoa học giáo dục gia đình nói riêng với sự giúp đỡ của nhà trường. Đồng thời động viên giáo dục các bậc phụ huynh và quần chúng nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của một cách có ý thức và công việc giáo dục học sinh nói chung và con em mình nói riêng.
+ Tổ chức động viên phụ huynh học sinh đóng góp công sức, tiền của vào việc mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường cũng như vào việc cải thiện đời sống nhân dân.
Muốn phát huy tốt tác dụng của hội phụ huynh học sinh đòi hỏi trước hết giáo viên chủ nhiệm phải là người nắm vững phương pháp vận động quần chúng trong giáo dục, biết vận động quần chúng có nhiệt tình có uy tín đối với phụ huynh học sinh và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải là những người công tâm trong giáo dục, đánh giá khách quan, công bằng về quá trình rèn luyện, tu dưỡng và học tập của học sinh. Mặt khác những người đaị diện phụ huynh học sinh phải là những người có uy tín, gia đình hạnh phúc. Con em họ phải là người học tập tốt, có đạo đức và nhân cách, bản thân và gia
đình họ là tấm gương cho người khác noi theo. Cần hiểu rằng uy tín, kết quả hoạt động của hội được duy trì không phải là luật pháp mà phụ thuộc vào uy tín, năng lực tổ chức hoạt động và phối hợp hoạt động của ban đại diện phụ huynh học sinh và của giáo viên chủ nhiệm.
* Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thực hiện bởi một số biện pháp chủ yếu sau đây:
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh. Thực chất đây là những cách thức phối hợp những tác động giáo dục giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục xã hội trong địa bàn dân cư nơi trường đóng và học sinh đang sinh sống. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này một mặt là xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội (trong lao động sản xuất, trong bảo vệ trật tự an ninh xã hội trong đời sống văn hoá cộng đồng, trong sinh hoạt gia đình) có tác dụng như là những mối quan hệ giáo dục. Nhờ đó tạo nên một môi trường giáo dục đúng đắn và rộng khắp trong toàn cộng đồng dân cư, mặt khác tạo ra một quá trình giáo dục rộng khắp trong không gian và theo thời gian, vừa có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ, vừa tạo những những điều kiện vật chất tinh thần thuận lợi cho việc GD của nhà trường và của gia đình.
- Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trong cộng đồng dân cư: Cộng đồng nơi học sinh đang sống học tập, lao động, vui chơi là môi trường gần gũi quen thuộc đối với các em, là môi trường vi mô hàng ngày ảnh hưởng đến con người. Cộng đồng nơi ở là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh quan hệ của gia đình với các gia đình và các thành viên của mỗi gia đình. Việc xây dựng gia đình, nhà trường và cộng đồng thành một môi trường xã hội giáo dục thống nhất, lành mạnh có một sức mạnh to lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh.
Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thì trước tiên phải quan tâm xây dựng gia đình văn hoá mới thông qua các phong trào gia đình văn hoá mới. Việc đó là vô cùng cần thiết bởi lẽ không khí gia đình êm ấm hoà
thuận, người lớn mẫu mực trong cuộc sống, lao động cần cù nghiêm túc, say mê học tập, luôn quan tâm đến con em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức động cơ, thái độ, nghị lực học tập và rèn luyện của con em, và chính điều đó là động lực thôi thúc các em vươn lên học giỏi hơn, rèn luyện tốt hơn để xứng đáng với gia đình và góp phần phát huy tốt hơn truyền thống gia đình.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh còn được thực hiện thông qua việc nhà trường tổ chức phối hợp với các cơ quan công an, y tế, văn hóa các tổ chức hội...bằng nhiều hình thức như kết nghĩa đỡ đầu, bảo trợ tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Trên cơ sở đó nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh như: giáo dục kỹ năng sống, tuyên truyền cổ động cho các công tác: Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội như ma tuý, mãi dâm, rượi chè, cờ bạc...Tham gia các phong trào xây dựng văn hoá xã hội, an toàn giao thông, phụ trách nhi đồng ở địa phương, bảo vệ an ninh, giữ gìn đường làng ngõ xóm, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phương, các hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lao động công ích của địa phương, tìm hiểu và nghe nói chuyện về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống văn hoá đạo đức, nghề truyền thống ở địa phương, tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá, các cơ sở sản xuất...Đặc biệt tham gia tổ chức giáo dục học sinh trong hè ở địa phương. Điều quan trọng là mỗi thành viên trong các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục học sinh, trước hết phải là tấm gương cho các em. Đó là những tấm gương cần cù tận tụy trong lao động và công tác, nhân ái vị tha và văn minh trong quan hệ ứng xử, những tấm gương sống động trong sáng đẹp đẽ đó có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, tích cực hoàn thành nhân cách của học sinh.
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh bằng cách nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xoá bỏ và kiểm soát các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở khu vực trường đóng và ở nơi các em sinh sống. Bên cạnh đó tạo điều
kiện tổ chức nhiều sân chơi phù hợp với các em ở trong nhà trường, cả ở khu dân cư. Có như vậy nhân cách các em mới được phát triển toàn diện đặc biệt đó chính là môi trường giáo dục cho các em thuận lợi nhất.