Kết quả nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 41 - 46)

2.2.3.1. Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong GD học sinh:

Việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường hướng vào nhiều nội dung khác nhau. Kết quả điều tra nhận thức của chủ thể giáo dục về nội dung của việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Nội dung phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường

TT Nội dung

Ý kiến đánh giá %

PHHS GV

1 Nắm tình hình học tập của con cái ở trường 71 85 2 Trao đổi về ưu nhược điểm của trẻ ở nhà 21.5 32.5 3 Trao đổi về tư cách đạo đức của con ở trường 27 17.5 4 Xây dựng thống nhất kế hoạch giáo dục 31.5 52.5 5 Thông báo chủ trương kế hoạch công tác của NT 60.5 87.5

6 Bàn về xây dựng CSVC 48 40

7 Trao đổi về các quan hệ của con ở nhà và ở trường 42 37.5 8 Nhà trường bồi dưỡng kiến thức về GD cho PHHS 2 35.5

Kết quả điều tra ở bảng 2.7 cho thấy:

- Nội dung còn nghèo nàn đơn điệu, chưa đi vào chiều sâu. Những nội dung liên quan đến giáo dục chưa được chú ý đúng mức như xây dựng thống nhất kế hoạch giáo dục ...

- Nội dung nhà trường bồi dưỡng kiến thức cho phụ huynh học sinh hầu như chưa được đề cập tới.

Như vậy mặc dù nội dung vấn đề phối hợp giáo dục đã được đề ra nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh việc học tập của học sinh. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa đi vào chiều sâu, ảnh hưởng của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm đối với phụ huynh học sinh còn hạn chế, sự phối hợp trên mang tính một chiều.

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trên thực tế mỗi biện pháp khi được sử dụng mang lại những hiệu quả khác nhau. Bảng 2.8 là kết quả điều tra nhận thức của các đối tượng khảo sát về các biện pháp phối hợp, quản lý phối hợp giáo dục và hiệu quả của chúng mang lại.

Bảng 2.8: Đánh giá hiệu qủa của các biện pháp phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường

TT Biện pháp Ý kiến đánh giá% hiệu quả ít hiệu quả 1 Ghi sổ liên lạc 51.3 11.2 2 Họp phụ huynh học sinh định kỳ 65.2 10.5

3 Thầy cô giáo đến gia đình trao đổi 65.8 9.8 4 Nhà trường mời PHHS đến trường khi cần 62.6 15.1 5 PHHS chủ động đến gặp thầy cô giáo 47.9 12.6

6 Trao đổi qua hội PHHS 21.3 54.5

7 Trao đổi qua cán bộ quản lý xã hội 8.6 46.6

8 Trao đổi qua thư từ 6.4 56.3

9 Trao đổi qua điện thoại 15.2 41.1

10 Các hình thức khác 3.3 33.4

- Những biện pháp theo đánh giá của các đối tượng khảo sát có hiệu quả nhất là: Thầy cô giáo đến gia đình học sinh trao đổi (65.8%), sau đó là cuộc họp phụ huynh học sinh định kỳ (65.2%), tiếp theo là mời phụ huynh học sinh tới trường (62.6%). Kết quả này cho thấy những biện pháp trao đổi trực tiếp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường mà người đại diện là giáo viên chủ nhiệm thường mang lại hiệu quả cao.

Từ những vấn đề trên đặt ra cho chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc để tìm ra một cơ chế thích hợp cho sự phối hợp sao cho những tổ chức xã hội như hội PHHS, hội đồng giáo dục các cấp hoạt động có hiệu quả.

2.2.3.2. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh:

Trong điều kiện xã hội ta hiện nay việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào nhiều nội dung khác nhau. Kết quả đánh giá của giáo viên cán bộ quản lý xã hội về nội dung của sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Nhận xét về nội dung phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường và xã hội

Số

TT Nội dung

Ý kiến đánh giá

SL %

1 Bảo vệ trật tự an ninh của địa phương 47/175 26.9 2 Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện nhằm GD

học sinh

110 62.9

3 Quản lý học sinh trong cộng đồng 57 32.6

4 Xây dựng CSVC cho nhà trường 88 50.3

5 Thông báo tình hình học tập của học sinh ở địa phương cho nhà trường

51 29.1

6 Chưa làm được nội dung nào trong các nội dung trên

12 6.9

Kết quả điều tra bảng 2.9 cho thấy:

- Những nội dung chủ yếu mà sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội hướng vào là: “Tổ chức việc học tập rèn luyện nhằm giáo dục cho học sinh”

(62.9%); “Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường” (50.3%) ; “Quản lý học sinh trong cộng đồng” (32.6%). Như vậy nội dung của sự liên kết hướng chủ yếu vào việc xã hội giúp đỡ nhà trường giáo dục học sinh còn những nội dung mang lại lợi ích cho xã hội còn xếp ở vị trí khiêm tốn với 26.9% số ý kiến được hỏi.

- Có 6.9 % số ý kiến được hỏi cho rằng “Chưa làm được nội dung nào trong những nội dung trên”. Kết quả này phản ánh sự phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường và xã hội còn rất bất cập, cần phải được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc.

Để thực hiện những nội dung phối hợp giữa nhà trường và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh cần có những biện pháp nhất định. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý xã hội về các biện pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường và xã hội ở thành phố Vinh được thể hiện qua bảng 2.10

Bảng 2.10: Nhận xét về các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và xã hội đã thực hiện. Số TT Biện pháp Ý kiến đánh giá SL % 1

Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thông qua phong trào gia đình văn hoá, nếp sống văn minh

138/

175 78.92 2

Các đơn vị tổ chức trong xã hội đỡ đầu dưới hình

thức: Học bổng, phần thưởng thi đua... 35 19.4 3

Các tổ chức xã hội tham gia tổ chức các hoạt động GD học sinh (tổ chức lễ hội, tham quan, giáo dục truyền thông...)

61 34.9

4

Thành lập ban chỉ đạo giáo dục các cấp xã phường để tham mưu qua các hội nghị, xây dựng quy chế, quy định, nội quy của sự phối hợp

64 36.6

5 Các hình thức khác 2 1.1

- Những biện pháp được giáo viên và cán bộ quản lý xã hội sử dụng nhiều nhất là “Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Thông qua phong trào gia đình văn hoá, nếp sống văn minh cộng đồng” chiếm tới 78.9 %, tiếp đó là “ Thành lập ban chỉ đạo các cấp xã phường để tham mưu qua các hội nghị xây dựng quy chế, nội quy, quy định của sự phối hợp...” chiếm 36.6%. Tuy nhiên trong thực tế việc xây dựng gia đình văn hoá nếp sống văn minh được triển khai song chưa trở thành phong trào rộng khắp. Hiệu quả về mặt GD của phong trào thì chủ yếu được cảm nhận về mặt định tính và trên bình diện lý luận, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào.

- Những biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động, giao lưu của học sinh cũng như tạo điều kiện vật chất để học sinh tham gia còn được sử dụng ở mức độ hạn chế.

2.2.3.3. Thực trạng phối hợp giữa gia đình và xã hội.

Sự phối hợp giữa gia đình và các tổ chức xã hội hầu như chưa được thực hiện theo một cơ chế chặt chẽ. Trừ những trường hợp những trẻ em hư, trẻ em phạm pháp còn đối với những học sinh bình thường phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì chưa có ai (kể cả PHHS) chủ động đặt ra sự phối hợp giữa gia đình và xã hội. Đây cũng chính là thực tế ở phổ biến ở nhiều trường ngoài Công lập trong thành phố.

* Kết quả về khảo sát hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh.

Bảng 2.11: Mức độ hiệu quả của sự phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Số

TT Đánh giá mức độ hiệu quả

Ý kiến đánh giá

SL %

1 Hiệu quả rất thiết thực 254 60.5

2 Hiệu quả còn hạn chế 120 28.6

3 Hiệu quả còn mang tính chất hình thức 46 10.9

4 ý kiến khác 0 0

- 60.5% cho rằng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mang hiệu quả thiết thực. Sự đánh giá đó phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của nhà trường, các bậc PHHS và cán bộ quản lý xã hội trong công tác giáo dục

- 28.6 % ý kiến cho rằng hiệu quả mang lại còn hạn chế, đặc biệt 10.9% cho rằng sự phối hợp còn mang tính hình thức. Kết quả này cho thấy những hạn chế, yếu kém của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w