Khái quát về nghiên cứu thực trạng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 35 - 38)

2.2.1.1. Nhiệm vụ điều tra thực trạng:

- Đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò của việc tổ chức phối hợp và QL phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm GD học sinh THPT ở các trường ngoài Công lập.

- Thăm dò những hình thức, phương pháp phối hợp và quản lý phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục học sinh có hiệu quả.

Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng, đề tài đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi 380 người ở thành phố Vinh với các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp cụ thể:

Bảng 2.1: Đối tượng khảo sát thực trạng

STT Đối tượng khảo sát Tổng số Nam Nữ Ghi chú

1 Phụ huynh học sinh 90 40 50

2 Giáo viên THPT ngoài Công lập 76 37 39

3 Cán bộ QLGD và QLXH 74 45 29

4 Học sinh 140 70 70

Tổng số 380 192 188

Sau khi tổng hợp ý kiến của các đối tượng khảo sát, chúng tôi xin nêu lên một số nhận định chung khái quát về một số vấn đề liên quan đến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường, gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục; thực trạng nhận thức của đối tượng khảo sát về vai trò của việc phối hợp giáo dục; thực trạng việc phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục học sinh THPT ngoài Công lập giữa các lực lượng giáo dục nói trên trong thời gian qua.

Các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục học sinh

Bảng 2.2: Đánh giá ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đến việc giáo dục học sinh (tính theo tỷ lệ % số người được điều tra)

STT Các lực lượng giáo dục Không có ảnh hưởng Có ảnh hưởng ảnh hưởng lớn nhất ảnh hưởng thường xuyên 1 Hội PHHS 10.53 32.47 29.80 27.20 2 Các T/c đảng cơ sở 23.65 27.35 22.43 26.57 3 Chính quyền các cấp 22.54 30.10 25.90 21.46 4 Đoàn TN Phường, xã 19.75 32.95 14.36 32.94

6 Tập thể lớp HS 13.07 25.63 30.70 30.60 7 GV chủ nhiệm 0.25 14.30 50.55 34.90 8 GV bộ môn 9.45 30.30 27.14 33.10 9 Gia đình 3.05 13.30 50.50 30.15 10 Bạn bè thân 0.50 30.80 28.07 40.63 11 Đoàn trường 20.36 32.35 16.82 30.47 12 Cộng đồng nơi ở 17.46 22.30 28.14 32.10 13 Hội phụ nữ 45.47 25.36 18.07 11.10 14 Công an 36.69 30.25 10.27 22.79

15 Cơ sở sx quốc doanh 66.15 29.10 0 4.75

16 Mặt trận tổ quốc 65.50 28.10 0 6.40

17 Các đ.v K.tế tư nhân 64.80 29.90 0 5.30

18 Hội cựu chiến binh 64.75 30.10 0 5.15

19 Hội khuyến học 37.92 35.47 16.06 10.55

20 Hội cựu giáo chức 47.50 35.45 7.04 10.01

Qua bảng 2.2 có thể rút ra nhận xét:

Nhận xét 1: Xét ở góc độ ảnh hưởng tích cực của các lực lượng xã hội tới học sinh ta có thứ tự như sau:

- Ảnh hưởng của GVCN : 64.85% xếp thứ nhất. - Ảnh hưởng của gia đình : 63.80 % xếp thứ hai. - Ảnh hưởng của bạn bè : 58.87% xếp thứ ba. - Ảnh hưởng của giáo viên bộ môn : 57.44% xếp thứ tư. - Ảnh hưởng của của tập thể lớp học sinh : 56.33% xếp thứ năm.

Giáo viên chủ nhiệm và gia đình được xác nhận là có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả GD học sinh. Sau đó đến bạn bè thân rồi giáo viên bộ môn và tập thể lớp.

Nhận xét 2: Xét ở mức độ ảnh hưởng thường xuyên đến kết quả học tập lại là bạn bè thân (40.63%). Sau đó mới đến giáo viên chủ nhiệm (34.90%), giáo viên bộ môn (33.10%), tập thể lớp (30.60%) gia đình (30.15%)

Nhận xét 3: Những tổ chức có ảnh hưởng ít đến học sinh: Các đơn vị kinh tế tư nhân, hội cựu chiến binh... đó là những tổ chức hiện nay ít quan tâm đến giáo dục hoặc có quan tâm nhưng thiếu cơ chế để khẳng định vị trí, vai trò của họ. Những tổ chức này chưa xác định chức năng tham gia đánh giá

hiệu quả rèn luyện của học sinh ở cộng đồng, chưa được coi là lực lượng quyết định đánh giá quá trình giáo dục rèn luyện của học sinh mà chỉ coi là ý kiến tham khảo cho giáo viên chủ nhiệm khi xem xét đánh giá đạo đức cho học sinh.

Điều đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến học sinh là bạn bè thân, đây chính là lực lượng có ảnh hưởng thường xuyên nhất đối với trẻ. Do vậy trong các biện pháp GD học sinh cần chú ý tới việc xây dựng tập thể học sinh thành lực lượng tác động có hiệu quả. Mặt khác cần trang bị cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo... phương pháp tiếp cận trẻ em để có ảnh hưởng giáo dục tốt hơn đến học sinh để “Lành mạnh hoá ” các quan hệ bạn bè của học sinh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 35 - 38)