Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GD cho học sinh THPT ngoà

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 68 - 69)

hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GD cho học sinh THPT ngoài Công lập.

3.2.6.1. Định hướng chung.

Vấn đề kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh là khâu quan trọng cuối cùng của quá trình tổ chức phối hợp trên. Hoạt động này đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục.

3.2.6.2. Tổ chức thực hiện.

- Xây dựng chuẩn nội dung kiểm tra đánh giá:

Các tiêu chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá tổ chức việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục cho học sinh THPT chính là các chỉ tiêu thực hiện, mục tiêu kế hoạch về giáo dục cho học sinh trường THPT ngoài Công lập.

Có nhiều loại chuẩn trong đó tốt nhất là các mục tiêu được phát triển dưới dạng số lượng hoặc chất lượng bởi vì các kết quả cuối cùng mà người ta phải chịu trách nhiệm về chúng là những số đo tốt nhất về sự thành công của kế hoạch, cho nên chúng sẽ cho ta những tiêu chuẩn tốt nhất để kiểm tra.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học: Đây là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chuẩn ở các thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch và với sự đề phòng đôi khi có thể tiên đoán về những sai lệch so với tiêu chuẩn.

Để làm tốt công việc này nhà quản lý phải xây dựng rõ cơ chế kiểm tra của nhà trường, phụ huynh học sinh và địa phương trong quá trình tổ chức phối hợp.

- Lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp trên phải có sự tham gia của nhà trường, đại diện phụ huynh học sinh và cán bộ quản lý xã hội ở địa phương tham gia.

- Trong công tác kiểm tra phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động hoạt động của các lực lượng.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra giữa gián tiếp và trực tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất.

- Đánh giá kiểm tra là một việc làm vô cùng cần thiết:

- Người quản lý thường so sánh với chuẩn đặt ra để đánh giá điều chỉnh các sai lệch trong quá trình thực hiện.

- Đánh giá cần coi trọng thực chất, không chạy theo hình thức.

- Khi có kết quả đánh giá người quản lý cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

- Thi đua khen thưởng: Thi đua khen thưởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu sử dụng khen thưởng không đúng thì sẽ có tác dụng ngược lại với mong muốn của chủ thể quản lý, thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức:

+ Tuyên dương ở trường, các tổ chức Đoàn TN, lớp, chi Đoàn.

+ Tuyên truyền trong địa phương qua các cuộc họp xóm, phường xã và loa truyền thanh. Thi đua khen thưởng qua dòng họ, gia đình…

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w