Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 46 - 50)

2.3.1.1. Mặt mạnh.

Nhân dân Nghệ An có truyền thống hiếu học, vượt mọi khó khăn để chăm lo cho việc học tập của con em, nhận thức về công tác giáo dục của nhân dân đã được nâng lên, phần lớn nhà giáo tận tụy với nghề.

Cơ bản các em học sinh THPT, đặc biệt là các em học sinh ở các trường THPT ngoài Công lập đã có cố gắng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có hoài bão, ước mơ cao đẹp, nhiều học sinh nỗ lực phấn đấu không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, nhân cách, năng lực để trở thành người học sinh toàn diện về đức, trí, thể, mĩ.

Nghệ An luôn quan tâm và có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời cho phát triển giáo dục. Ngành giáo dục đào tạo đã từng bước điều chỉnh mục tiêu đổi mới quản lý, chỉ đạo phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH từng thời kỳ.

Việc đa dạng hoá các loại hình giáo dục đào tạo đã tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao trình độ. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục.

2.3.1.2. Mặt yếu.

Sự phối hợp còn bộc lộ những hạn chế, hiệu quả mang lại nhiều khi còn thấp, còn mang tính hình thức nhất là sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội.

Các hình thức phối hợp giáo dục nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa xây dựng kế hoạch nghiêm túc để thực hiện nên hiệu quả giáo dục cho học sinh chưa được như mong muốn.

Hơn thế nữa việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng kỷ luật chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi lực lượng xã hội tham gia.

2.3.2.Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Thực tế cho thấy một bộ phận học sinh yếu kém về hạnh kiểm và học lực là do bản thân các em chưa tích cực tu dưỡng, rèn luyện, do vậy các em học sinh này thường thiếu hụt tri thức văn hóa, những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc quy định của xã hội, nhận thức sai lệch về những tri thức ứng xử cần thiết trong cộng đồng, người thân. Các em không tự nhận thức được về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội, sống buông thả tùy tiện, lý tưởng mờ nhạt, không xác định được mục tiêu, phương hướng phấn đấu cho bản thân.

Ngoài ra cũng có những nguyên nhân từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các yếu tố về tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT: Sôi nổi, bồng bột, nhạy cảm, dễ dao động, mất thăng bằng, dễ bị cám dỗ dẫn đến không điều chỉnh được hành vi của bản thân, a dua đua đòi theo cái xấu, tiêu cực hoặc rơi vào tình trạng cực đoan. Những vấn đề nêu trên, nếu không được nhà trường, gia đình và xã hội phát hiện kịp thời và phối hợp chặt chẽ để giáo dục, định hướng thì việc sút kém về học lực, suy thoái về đạo đức dẫn đến hư hỏng sẽ là điều tất yếu xảy ra.

Các nhà quản lý cùng các thầy cô giáo trong ngành giáo dục chưa nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội, chưa tích cực tìm ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện mối quan hệ phối hợp đó.

Trên thực tiễn nhà trường giữ vai trò là môi trường giáo dục trung tâm, then chốt trong 3 môi trường giáo dục, những nhà trường chưa phát huy được

vai trò trong việc chủ động tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, nên việc giáo dục học sinh còn tách rời, đơn phương, thiếu nội dung và biện pháp thống nhất, không hỗ trợ được cho nhau, thậm chí còn làm suy giảm những nội dung giáo dục từ phía nhà trường. Có những học sinh gia đình khá giả, bố mẹ có chức có quyền, có mối quan hệ cấp trên ràng buộc với nhà trường thì thường ỷ lại, lười học tập, rèn luyện, tu dưỡng, động cơ học tập kém, nhưng có thể lại được nhà trường và các thày cô giáo nâng đỡ, kết quả là học sinh đó ngày càng yếu kém về hạnh kiểm và học lực.

Sự yếu kém trong công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong nhiều trường hợp chỉ là mối quan hệ đơn thuần mang tính hình thức, chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý. Mặc dù năm học nào giữa nhà trường và Hội phụ huynh học sinh cũng có sự liên kết về mặt tổ chức Hội PHHS của lớp, của trường, nhưng suốt năm học mối liên hệ đó chỉ thể hiện đơn điệu ở 3 kỳ họp phụ huynh học sinh: đầu năm, cuối kỳ I và có thể là cuối năm học. Thông thường nội dung các kỳ họp chủ yếu là thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của từng học sinh, thông báo các khoản đóng góp theo quy định. Vì thiếu những thông tin thường xuyên nên nếu phụ huynh học sinh muốn đóng góp gì cũng rất khó, chủ yếu là đồng tình và thống nhất ý kiến là tất cả nhờ vào nhà trường, phụ huynh học sinh sẽ chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, kế hoạch của nhà trường.

Về phần các lực lượng xã hội ngoài nhà trường thì mối quan hệ chủ yếu là những cuộc thăm trường của các đại biểu đại diện cho các tổ chức xã hội tới dự các buổi lễ do nhà trường mời, đây chỉ là những mối quan hệ mang tính chất đối ngoại vì với sự tiếp xúc như vậy thì sự hiểu biết của các lực lượng xã hội về nhà trường là rất hạn chế.

Đối với gia đình, mặc dù trong thời gian gần đây nhận thức về việc chăm lo, đầu tư cho con cái học hành đã được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên việc quan tâm này chủ yếu là đầu tư cho con cái về điều kiện học tập, học thêm… chỉ có một số ít cha mẹ học sinh dành thời gian quan tâm giáo dục

phát triển toàn diện nhân cách cho con em mình, còn phần nhiều do bố mẹ còn bận công tác, làm ăn; nhiều gia đình bố mẹ li hôn, li thân hoặc bố (mẹ) vi phạm Pháp luật...; các lực lượng ngoài xã hội như chính quyền địa phương, công an, các đoàn thể chính trị xã hội cũng ngại liên hệ, tiếp xúc với nhà trường do quan niệm giáo dục không thuộc chức năng của mình. Đó là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường gặp nhiều khó khăn, chưa pháp huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác giáo dục học sinh.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Sự điều hành, quản lý xã hội bằng Pháp luật chưa nghiêm có thể tạo ra những bất bình đẳng, những điều vô lý trong đời sống xã hội làm cho học sinh mất niềm tin, giao động, mất phương hướng rèn luyện phấn đấu.

Tư tưởng ỷ lại coi giáo dục là công việc của nhà trường, nhà trường phải chịu mọi trách nhiệm giáo dục học sinh trước gia đình và xã hội vẫn tồn tại, từ đó phó thác trách nhiệm cho nhà trường, ỷ lại vào nhà trường, phê phán chất lượng đào tạo.

Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giáo dục cho các cấp, các ngành có liên quan đến giáo dục, phải phấn đấu làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ theo chức năng, vị trí của tổ chức để tập hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tích cực tham gia vào quá trình giáo dục học sinh.

Kết luận chương 2

Công tác giáo dục và tổ chức phối hợp giáo dục cho học sinh THPT ở các trường ngoài Công lập trên địa bàn thành phố Vinh đã được tiến hành trong những năm qua và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả của công tác này vẫn còn những hạn chế yếu kém. Để khắc phục những yếu kém đã phân tích ở trên không chỉ đòi hỏi có sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục mà cần có sự đổi mới căn bản công tác tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong

việc giáo dục học sinh. Đây chính là những nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố vinh (Trang 46 - 50)