Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 (Trang 62)

9. Cấu trúc nội dung của luận văn

2.3.Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

2.3.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập thông tin và ý kiến của quản lý và GV về việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 tại trường Tiểu học.

2.3.2. Nội dung khảo sát

- Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi với dạng toán có lời văn qua hình vẽ.

- Thực trạng về kỹ năng giải toán có lời văn của HS lớp 1.

- Thực trạng hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1. - Mức độ phát triển kỹ năng giải toán của HS lớp 1

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 tại 3 trường: Tiểu học Bình Quới Tây, Tiểu học Đống Đa, Tiểu học Bình Hòa của Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

a) Đối tượng khảo sát: - Cán bộ quản lý: 12 người - Giáo viên Tiểu học: 17 người - Giáo viên Mầm non: 5 người b) Địa bàn khảo sát:

Danh sách trường, số lượng CBQL và GVCN khối lớp Một và khối lớp lá Quận Bình Thạnh, TPHCM.

STT Tên trường CBQL GV

1 Trường Tiểu học Bình Quới Tây 3 5

2 Trường Tiểu học Đống Đa 3 4

3 Trường Tiểu học Bình Hòa 3 9

4 Trường mầm non 27 3 5

2.3.4. Phương pháp khảo sát.

- Khảo sát qua phiếu hỏi, bảng biểu thống kê. - Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp.

- Quan sát giờ dạy, quan sát cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. - Phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo.

Sau khi thu phiếu thăm dò, tác giả đã dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả đối tượng khảo sát.

Để tìm hiểu thực trạng về kỹ năng giải toán có lời văn của HS lớp 1 và mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi với dạng toán có lời văn qua hình vẽ ở một số trường Tiểu học và Mầm non Quận Bình Thạnh, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể:

- Nhóm CBQL: 12 CBQL.

- Nhóm GV: gồm 23 GV chủ nhiệm

2.3.5. Kết quả nghiên cứu thực trạng 2.3.5.1 Kết quả điều tra đối với Giáo viên 2.3.5.1 Kết quả điều tra đối với Giáo viên

* Giới tính

Kết quả sau khi phát đi 35 phiếu phỏng vấn, tác giả thu về được đầy đủ số phiếu hợp lệ và đầy đủ các thông tin để phân tích, chiếm tỷ lệ 100%. Tiến hành sàng lọc và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, Excell để phân tích kết quả khảo sát. Kết quả của từng ý kiến sẽ được trình bày cụ thể sau đây:

Để đánh giá tốt nhất độ tin cậy của dữ liệu, tác giả sẽ đi thống kê về tỉ lệ giới tính và thời gian tham gia vào việc giảng dạy của các GV. Về giới tính của các GV cho thấy tỉ lệ GV nữ chiếm trội hơn. Điều này là do đặc điểm thực tế của ngành Giáo dục Tiểu học là GV nữ chiếm đa số.

Bảng 2.1. Thống kê tỉ lệ giới tính của giáo viên được khảo sát

Số phiếu phát ra Nam Nữ 65 4/35 phiếu 31/35 phiếu Tỉ lệ 11,42% 88,58% 4 GV nam 11,42% 31 GV nữ 88,58% Giới tính Nữ Nam

Biểu đồ 2.1. Thống kê tỉ lệ giới tính trong khảo sát

Thống kê cho thấy về số năm giảng dạy của các GV trong cuộc khảo sát rất cao. Số năm giảng dạy dưới 5 năm chiếm 11,42% số phiếu. Nó cho thấy lượng GV mới tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường là ít hơn các thành phần giảng dạy lâu năm. Số năm giảng dạy từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 31,42% số phiếu. Số năm giảng dạy từ 10 năm đến dưới 20 năm chiếm 48,57% số phiếu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lựa chọn và số năm giảng dạy trên 20 năm chiếm 8,57% số phiếu (biểu đồ 2.2). Với số năm kinh nghiệm trong giảng dạy của các GV trong cuộc khảo sát tác giả hi vọng dữ liệu thu thập được sẽ có tính chính xác, phù hợp với thực tế.

Bảng 2.2. Thống kê về số năm công tác của giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số phiếu phát ra < 5 năm Từ 5 – 10 năm Từ 10 – 20 năm

>20 năm

35 4 11 17 3

Tỉ lệ 11,42% 31,42% 48,57% 8,57%

Biểu đồ 2.2. Số năm công tác của giáo viên

• Sự cần thiết hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 Từ kết quả điều tra khảo sát cho thấy rằng đa số giáo viên Tiểu học đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1. Hơn 90% GV nhận thấy sự cần thiết về việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1.

Từ ý kiến của các GV khẳng định mức độ cần thiết của việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1.

Bảng 2.3. Nhận thức của GV về sự cần thiết hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1

STT Các mức độ nhận thức Số phiếu Tỷ lệ %

1 Rất cần thiết 25 71,42%

2 Cần thiết 7 20%

3 Không cần thiết 3 8,57%

* Thực tế cách dạy của GV trong việc giải toán có lời văn

Bảng 2.4. Cách hướng dẫn HS giải toán có lời văn

STT Cách hướng dẫn giải toán có lời văn Số phiếu Tỷ lệ % 1 Thực hiện 3 bước: đọc đề – tóm tắt – giải 25 71,42% 2 Chỉ yêu cầu HS đọc – hiểu 21 60% 3 HS đọc đề bài ->GV hướng dẫn giải 30 85,71% 4 HS đọc đề bài ->Thảo luận cách giải 11 31,42% 5 HS đọc đề bài ->phân tích bài toán->thảo

luận cách giải bài toán 7 20%

Từ kết quả trên cho thấy, GV chưa chú trọng đến hình thành cho HS kỹ năng giải toán có lời văn, chưa phát huy vai trò tự học, tự sáng tạo của HS, chưa cho HS tìm những cách giải khác nhau đối với một bài toán (biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.3. Hướng dẫn HS giải toán có lời văn

2.3.5.2. Kết quả điều tra đối với HS

Để đánh giá chính xác về việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 vào quá trình giảng dạy tại các trường nghiên cứu thì ngoài khảo sát với các GV tác giả còn thực hiện khảo sát với 665 học sinh để tăng tính khách quan. Kết quả như sau:

Nội dung khảo sát Số

phiếu

Tỉ lệ

HS đọc đề – tóm tắt – giải toán 137 20,60

HS đọc đề –> giải toán 205 30,82

HS đọc đề bài ->GV hướng dẫn giải 312 46,92 HS đọc đề bài ->Thảo luận cách giải 97 14,58 HS đọc đề bài ->phân tích bài toán->thảo luận cách giải bài

toán

43 6,46

Từ kết quả khảo sát cho thấy, số HS được phát huy để tìm hiểu các cách giải khác nhau chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 20% số phiếu. Số HS được GV hướng dẫn cách giải chiếm tỉ lệ khá cao 46,92% số phiếu (biểu đồ 2.4)

Biểu đồ 2.4 Cách thức HS được học về giải toán có lời văn * Thái độ của HS khi học giải toán có lời văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5. Thái độ của HS khi học giải toán có lời văn

Nội dung khảo sát Rất thích Tỉ lệ

Được học trên đồ dùng học tập 231 34,73 Được trình bày cách giải của bản thân 205 30,82 Được tự nhận xét bài làm của bạn 312 46,92 Được nêu bài toán theo suy nghĩ của bản thân 197 29,62 HS đọc đề bài ->phân tích bài toán->thảo luận cách giải

bài toán

243 36,54

Qua kết quả khảo sát cho thấy, HS rất thích được đánh giá bài làm của các bạn, được học tập trên đồ dùng học Toán và đặc biệt là nêu cách giải của bản thân trong nhóm học tập (biểu đồ 2.5)

Biểu đồ 2.5 Thái độ của HS khi được học giải toán có lời văn

2.3.6. Đánh giá thực trạng hình thành kỹ năng giải toán có lời văn chohọc sinh lớp 1 học sinh lớp 1

2.3.6.1.Thành công

GV hoàn thành được tiết dạy đúng theo thời gian cho phép (khoảng 35 – 40 phút).

HS giải được bài toán theo sự hướng dẫn của GV.

Bài toán được trình bày đủ các yếu tố: lời giải, phép tính, đáp số. HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

2.3.6.2. Hạn chế

GV chưa phát huy vai trò “Lấy HS làm trung tâm”. HS chưa nêu được cách giải khác cho một bài toán.

HS còn thực hiện một cách máy móc theo sự hướng dẫn của GV.

2.3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Trí nhớ của các em chưa thoát khỏi tư duy cụ thể nên còn ngại khó khi gặp các bài toán phức tạp. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao.

- Một số HS gia đình còn khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình dẫn đến kết quả học tập còn thấp.

- HS về nhà ít thời gian nghiên cứu thêm nên phần lớn chỉ phụ thuộc vào bài tập được giao trên lớp và chưa có ý thức việc học của mình.

- Tài liệu tham khảo ít nên phạm vi nghiên cứu của GV còn hạn chế.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1 ở các trường Tiểu học quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh đã cho thấy:

- Giải toán có lời văn cho HS lớp 1 là một hoạt động thiết thực có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện, là con đường trực tiếp giúp HS có tri thức, thái độ, kỹ năng để từ đó dần dần hình thành nhân cách HS.

- Việc giảng dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày bởi đây là dạng toán rất gần gũi với đời sống thực tế. Từ đó sẽ giúp các em phát triển suy luận logic, tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp.

- Phần nhiều CBQL, GV, PHHS và HS đã có những nhận thức đúng đắn về dạy toán có lời văn. Tuy nhiên những nhận thức đó vẫn chưa đầy đủ, hiệu quả thực hiện chưa cao và vẫn còn hạn chế ở mỗi dạng toán GV cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp (Mô hình, sơ đồ đoạn thẳng, suy luận…) để HS dễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu (giải đúng bài toán) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với HS để HS có thể tự chiếm lĩnh kiến thức cho mình.

- GV phải luôn đổi mới phương pháp dạy cũng như hình thức tổ chức lớp như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng HS của mình: “Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán”.

- Với toán có lời văn, GV cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận logic, giúp các em nắm chắc kiến thức một cách cụ thể như cách giải, cách trình bày lời giải và đây là nền tảng giúp HS dễ dàng định hướng và đưa phép tính thật chính xác của bài toán.

- Xuất phát từ cơ sở lí luận ở Chương 1, cơ sở thực tiễn ở Chương 2, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng giải toán cho HS lớp 1 được trình bày ở Chương 3.

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1 3.1.Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Khi đề xuất các biện pháp để hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 cần dựa trên các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1.

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải tác động đồng thời đến các thành phần tạo nên hiệu quả và sự hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 1.

3.2. Một số biện pháp hình thành kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học giải toán có lời văn

3.2.1. Biện pháp 1: Hình thành kỹ năng suy luận, phân tích đề toáncho học sinh nhằm giúp các em định hướng giải và tìm cách giải bài toán cho học sinh nhằm giúp các em định hướng giải và tìm cách giải bài toán

3.2.1.1. Cơ sở thực hiện biện pháp

Trong hoạt động giải toán, việc tìm hướng giải và cách giải nói chung là khó khăn đối với HS, để hình thành các kỹ năng cho HS thông qua hoạt động giải toán, nhất thiết phải tiến hành hình thành kỹ năng giải toán cho HS một cách phù hợp. Các em thường phải nhận dạng được bài toán, nếu bài toán thuộc dạng đã biết (hoặc dễ dàng đưa được về dạng bài đã học, đã biết) thì sử dụng kiến thức đã học để tìm cách giải, còn nếu bài toán thuộc dạng HS chưa gặp bao giờ thì các em phải tìm hiểu đề bài, nắm được những dữ kiện đã cho, những cái phải tìm, mối liên hệ giữa chúng, phân tích, suy luận, huy động kiến thức để tìm ra hướng giải và cách giải. Cũng chính trong quá trình phân tích và suy luận này, học sinh được rèn luyện về mặt tư duy, nhờ đó những KNTD được hình thành và phát triển trong quá trình giải toán. Trong hoạt động như trên, người ta thường sử dụng hai hình thức suy luận: suy luận có lý và suy diễn (suy luận diễn dịch). Theo [15]:

- Suy luận có lý là suy luận không theo một quy tắc suy luận tổng quát nào để từ những tiền đề đã có, rút ra được kết luận xác định. Nếu từ các tiền đề đều đúng thì kết luận rút ra không chắc chắn đúng, mà chỉ có tính chất dự đoán giả thuyết. Các suy luận có lý thường dùng là: Phép quy nạp (quy nạp không hoàn toàn, quy nạp hoàn toàn) và phép tương tự.

- Suy luận suy diễn là suy luận theo những quy định tổng quát xác định rằng nếu các tiền đề là đúng thì kết luận rút ra phải đúng.

Cả hai loại suy luận đều có vai trò quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, kết hợp bổ sung cho nhau trong nhận thức toán học. Trong giải toán,

HS có thể vận dụng những suy luận có lý để tìm tòi, dự đoán kết quả và hướng giải bài toán sau đó dùng suy luận suy diễn để kiểm tra lại kết quả khi trình bày lời giải bài toán.

Đối với môn Toán ở Tiểu học, vì lí do sư phạm và đặc điểm tư duy của HS nên không đưa suy luận suy diễn vào nội dung giảng dạy mà GV chỉ sử dụng và hướng dẫn cho HS dùng suy luận có lý, phép quy nạp không hoàn toàn, … trong quá trình giải toán. Chính vì vậy, trong dạy học giải toán GV yêu cầu và giúp cho HS hiểu rõ đề bài, nhận biết được cái đã cho, cái cần tìm để phân tích, lập luận và sử dụng phương pháp suy luận đơn giản (không dùng công cụ logic mệnh đề) để tìm cách giải và giải các bài toán.

3.2.1.2. Mục tiêu của biện pháp

Giúp HS có khả năng phân tích đề toán để xác định hướng giải và tìm cách giải đối với mỗi bài toán, thông qua đó hình thành kỹ năng giải toán cho

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 (Trang 62)