Chuẩn học tập môn Toán ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 (Trang 42 - 44)

9. Cấu trúc nội dung của luận văn

2.1.2.Chuẩn học tập môn Toán ở Tiểu học

2.1.2.1. Quá trình hình thành chuẩn kiến thức và kĩ năng ở Trường Tiểu học

- Trong CCGD (1981 - 1993) đã soạn thảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của từng môn học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là ý tưởng đầu tiên của việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn.

- Trong quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học (1991 - 2000) đã soạn thảo và thử nghiệm “trình độ học tập tối thiểu” môn Tiếng Việt và môn Toán của chương trình CCGD (1981) ở Tiểu học, coi đây là chuẩn kiến thức và kỹ năng của hai môn học chủ chốt ở Tiểu học

- Trong quá trình soạn thảo, thí điểm, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (từ 1996) đã xây dựng được chuẩn kiến thức và kỹ năng của các môn học; chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ sau từng giai đoạn học tập. Các chuẩn này đã góp phần hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục của từng môn học, từng bậc học.

Mặc dù có sự chỉ đạo thống nhất trong quá trình xây dựng, thí điểm, nhưng nhìn tổng thể vẫn còn “quá tải và nặng nề” trong dạy học ở Tiểu học.

2.1.2.2. Chuẩn học tập môn Toán ở Tiểu học

Trên thực tế “Chuẩn học tập” vừa là tính chuẩn hoá (tức là đảm bảo đạt được những mục tiêu cơ bản nhất của chương trình giáo dục) vừa là tính tối thiểu (tức là đảm bảo phù hợp với sự cố gắng của các loại đối tượng học sinh). Được hiểu như là mức độ mà mọi học sinh cần và có thể đạt được về kiến thức và kỹ năng của môn Toán. Mức độ này được công nhận là tiêu chuẩn để xác nhận học sinh đã thực hiện được những mục tiêu của chương trình môn học, sau một giai đoạn học tập xác định như cuối kì 1 hoặc giữa kì 2. Mọi HS đều phải phấn đấu đạt được. Nhưng sẽ có một số học sinh đạt chuẩn, một số ít học sinh vượt chuẩn, đa số học sinh phải có sự hỗ trợ mới đạt chuẩn. Vì thế sẽ không phát triển, không gây được hứng thú học tập cho HS.

Chuẩn kiến thức và kỹ năng hiện nay chưa thật cụ thể và chuẩn xác, khó sử dụng, khó kiểm soát, không tạo ra được những cách hiểu khác nhau trong sử dụng. Chuẩn kiến thức và kỹ năng là cơ sở quan trọng để biên soạn tài liệu dạy học, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, đặc biệt là kiểm tra kết quả giáo dục HS.

Ví dụ: Trình độ chuẩn của Toán 1 (chương trình hiện hành)

Về đọc, viết các số đến 100: Biết đọc, viết các số đến 100, trong đó có: + Viết số và ghi lại cách đọc số.

+ Nhận biết giá trị theo vị trí các chữ số trong một số.

+ Biết đặt tính (theo cột dọc) và thực hiện phép cộng, phép trừ không nhớ các số trong phạm vi 100.

+ Biết vận dụng bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để cộng trừ nhẩm (không nhớ): hai số tròn chục; số có hai chữ số và số có một chữ số (trường hợp phép cộng, phép trừ ở cột đơn vị dễ thực hiện bằng nhẩm nhanh); số có hai chữ số và số tròn chục...

Vấn đề sử dụng chuẩn kiến thức và kỹ năng trong kiểm tra đánh giá: Đề kiểm tra phải tuân thủ các nguyên tắc: đúng chuẩn; đủ dạng bài cơ bản; dễ chấm và cộng điểm; phân loại chính xác học sinh; sắp xếp câu hỏi, bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó, học sinh có thể làm bài trong thời gian quy định nhưng không dễ dàng đạt điểm 10.

Nội dung đánh giá phải toàn diện về: - Nhận biết - hiểu.

- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng về số, đại lượng, giải toán có lời văn.

- Phối hợp kiểm tra thường xuyên và định kì, sử dụng hình thức đánh giá: kiểm tra viết, vấn đáp, làm quen với các bài tập trắc nghiệm, khuyến khích tự đánh giá HS.

Một phần của tài liệu Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 (Trang 42 - 44)