Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 89)

- Tận dụng nguồn lực tại chỗ, hạn chế tình trạng chảy chất xám nhưng phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải có chính sách ưu đãi

đối với các nhân viên ở xa như: hỗ trợ việc ăn, ở , sinh hoạt cho nhân viên.

- Thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ đi học, đi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn và lý tưởng chính trị.

- Khi áp dụng những công nghệ mới vào sử dụng thì cần đưa cán bộ chủ

chốt đi học rồi về tổ chức phổ biến cho đồng nghiệp. Riêng đối với chương trình IPCAS mà ngân hàng Agribank Việt Nam đang sử dụng thì bắt buộc mỗi cán bộ

NH phải sử dụng thành thạo, nếu cán bộ nào không thuần thục thì tạo điều kiện cho đi học.

- Các cán bộ phải có tác phong công nghiệp cao, năng động sáng tạo và chịu khó trong công việc đồng thời phải có thái độ hòa nhã, vui vẽ, không cáo gắt

với khách hàng nhất là những người lớn tuối, người tàn tật, người nghèo…

- Phải đảm bảo giờ giấc, trang phục đúng qui định để nâng dần văn hóa

ngân hàng ngày thêm tốt đẹp.

- Phải đảm bảo số đảng viên từ 50% trở lên, các cán bộ lãnh đạo phải là những Đảng viên gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua của đơn vị.

- Phát động phong trào thi đua khen thưởng hàng tháng, hàng quý trong toàn bộ ngân hàng, nếu nhân viên nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có chính

sách khen thưởng hợp lý, còn những nhân viên không đạt thì phải động viên và tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt hơn.

- Chăm lo đời sống cho các cán bộ, và phải có chính sách đãi ngộ đối với

những cán bộ có hoàn cảnh khó khăn..

- Phải thực hiện việc luân chuyển cán bộ nhất là đối với cán bộ tín dụng,

khoảng 2 năm luân chuyển một lần để tránh gây bè lập phái, hạn chế tham

nhũng, hối lộ…

- Thường xuyên phát động phong trào thể thao thông qua các hình thức: giao lưu với các ngân hàng chi nhánh lân cận hay các tổ chức trong địa bàn huyện.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Qua 3 năm từ 2006- 2008, tuy là thời gian ngắn đối với chiều dài lịch sử

của ngân hàng nhưng cũng đủ cho ta thấy được những xu hướng phát triển,

những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên trong thời gian qua cũng nổi cộm lên những khuyết điểm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng.

- Đối với hoạt động tín dụng thì ngày càng được mở rộng, dư nợ hàng năm đều tăng lên đáng kể, đóng vai trò rất lớn đến đời sống của người dân và sự phát

triển kinh tế của huyện nhà. Tuy nhiên nợ xấu ngân hàng còn cao, ngân hàng cần

khắc phục trong thời gian tới.

- Hoạt động huy động vốn cũng mang lại kết quả khả quan, vốn huy động đều tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng đã hạn chế nhận vốn điều chuyển từ

ngân hàng cấp trên. Nhưng so với tổng nguồn vốn thì vốn huy động vẫn chưa

mang lại hiệu quả cao vì không đáp ứng đến 50% nhu cầu tín dụng của địa phương.

- Hoạt động dịch vụ đã cải thiện nhiều, thị trường thẻ đã phát triển nhưng đó

còn quá nhỏ bé để có thể chen chân cạnh tranh vào thị trường thẻ với các ngân hàng thương mại khác, thu nhập dịch vụ quá thấp cần phải phát triển mạnh trong tương lai.

- Hiệu quả kinh doanh mang lại khá cao, lợi nhuận đều tăng trên 40% qua

các năm. Điều đó đã khẳng định sự linh hoạt trong kinh doanh của ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn trước tình hình kinh tế lắm khó khăn và đầy thử thách. Tuy nhiên rủi ro tín dụng vẫn còn cao

(3,5% năm 2008), vì thế ngân hàng cần khắc phục rủi ro này trong thời gian tới.

Với những giải pháp đã được đề đạt chúng ta mong rằng ngân hàng sẽ

khắc phục được những nhược điểm và phát huy những ưu điểm trong tương lai.

Và ngân hàng kinh doanh càng hiệu quả hơn đồng thời góp phần nâng cao mức

6.2. KIẾN NGHỊ

Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Ngân hàng Nhà Nước phải hoàn thiện khung pháp lý đối với các ngân hàng thương mại, cơ chế chính sách về hoạt động ngân hàng (chính sách điều

hành hoạt động tín dụng, chính sách điều hành lãi suất, chính sách điều hành tỷ

giá…) cho phù hợp với từng thời kỳ, từng tình hình kinh tế mà cần có chính sách

linh hoạt không cứng nhắc, bảo thủ. Các chính sách đó phải bám sát theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngoài mang lại lợi ích cho xã hội cho nền kinh tế,

các chính sách cũng phải nghĩ đến lợi ích của bản thân ngành ngân hàng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả,

có thể hỗ trợ vốn, công nghệ… để có thể đủ sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

- Cần đưa ra những qui định chặt chẽ về việc thành lập các ngân hàng nước

ngoài tại nước ta như: qui định về vốn, thời gian tối đa hoạt động; lĩnh vực hoạt động…nhằm bảo vệ ngân hàng trong nước và hạn chế sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Đổi mới mô hình hoạt động trở thành tập đoàn tài chính, có qui mô lớn hàng đầu nước ta.

- Đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ cho các ngân hàng cấp dưới, đồng

thời tu sữa đối với máy móc thiết bị cũ, hỏng.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện việc luân chuyển cán bộ lãnh

đạo giữa các chi nhánh.

- Các văn bản, biểu mẫu phải thống nhất cả toàn bộ hệ thống, nếu có thể thì NH nên rút ngắn các qui trình nghiệp vụ, bỏ qua các bước không cần thiết.

- Cần phải nâng cấp chương trình IPCAS hơn nữa cho hoàn thiện, vì

chương trình này hay bị lỗi và ngừng hoạt động.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Ngã Năm

- Cần đẩy mạnh họat động marketing hơn nữa để quảng bá hình ảnh và

- Giảm dần tỷ trọng vốn điều chuyển bằng cách tăng cường hoạt động huy động vốn nhằm nâng cao tính độc lập tự chủ và đem lại hiệu quả kinh doanh khả quan hơn.

- Chú trọng phát triển sản phẩm thẻ, cần lắp đặt hệ thống máy ATM ở

những khu vực đông dân cư, tuyến đường chính của huyện.

- Đối với hoạt động tín dụng thì các cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kỹ, thẩm định cẩn thận khách hàng trước khi cho vay, liên hệ chính quyền địa phương để

xác minh về tài sản đảm bảo, về hoàn cảnh gia đình của khách hàng.

- Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, tăng cường cho vay đối với các

khách hàng có khả năng tài chính mạnh, lịch sử tín dụng tốt, không nên cho vay tập trung mà phải phân tán nhiều đối tuợng, để giảm rủi ro cho ngân hàng.

- Các cán bộ tín dụng phải am hiểu tình hình kinh tế xã hội địa phương, chu

kỳ sản xuất, thói quen, phong tục tập quán của khách hàng.

- Ngân hàng phải chăm lo đời sống cán bộ hơn nữa, hỏi thăm, tặng quà khi

ốm đau, bệnh tật.. đồng thời tổ chức các cán bộ đi tập huấn để nâng cao trình độ

nghiệp vụ chuyên môn.

- Cần mua thêm máy móc, thiết bị để phục vụ vì hiện nay còn thiếu và đang

xuống cấp.

- Tiến hành nhanh xây dựng trụ sở mới của chi nhánh vì hiện nay phải thuê

văn phòng của Ủy Ban Thị Trấn Ngã Năm.  Đối với Chính quyền địa phương

- Phòng Kinh tế và Tài nguyên Môi Trường huyện, các Ủy Ban các xã, Thị

Trấn phải cung cấp các thông tin chính xác tài sản của khách hàng về tính hợp

pháp, tuyệt đối không chứng thực tài sản đang tranh chấp, tài sản không hợp

pháp làm tài sản đảm bảo của khách hàng cho ngân hàng.

- Các cán bộ xã, ấp phải giúp đỡ ngân hàng trong công tác thu nợ, cung cấp

các thông tin chính xác về khách hàng cho ngân hàng.

- Hướng nguồn vốn trong xã hội vào các dự án trọng điểm nhằm chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng nghiệp vụ kinh danh ngân hàng thương mại, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị ngân hàng thương mại, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

3. Th.S. Trần Ái Kết, Th.S. Phan Tùng Lâm (2006). Giáo trình tài chính tiền tệ, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

4. Võ Thị thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và trong kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê.

5. TS. Trương Đông Lộc (2008). Bài giảng quản trị tài chính, tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

6. GS. TS. Lê Văn Tư (2002). Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. 7. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh

doanh ngân hàng, NXB Thống Kê.

8. Peter S.Rose (2001). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính 9. TS. Lý Hoàng Ánh, TS. Nguyễn Ngọc Bảo, TS. Phí Trọng Hiển, PGS. TS.

Nguyễn Đình Tự (2008). “Tư duy mới về bàn tay Nhà nước và thực tiển ở

Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, “Số 24/12/2008”, trang 12 – 27. 10. www. agribanksoctrang.com.vn

11. www. agribank.com.vn 12. www.sbv.gov.vn 13. www.mof.gov.vn 14. www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 89)