Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 30)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu của đề tài nghiên cứu chủ yếu được lấy từ số liệu thứ cấp của các

bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán NHNO & PTNT chi nhánh huyện Ngã Năm giai đoạn 2006 – 2008.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh 2.2.2.1. Phương pháp so sánh

a/ Định nghĩa

Người ta thường phân loại ra 2 phương pháp so sánh khác nhau:

So sánh bằng số tuyệt đối

Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết

quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế. = y1 – y0

: Mức biến động của hai chỉ tiêu y1: giá trị kỳ nghiên cứu

y0 : giá trị kỳ gốc

So sánh bằng số tương đối

Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết

quả so sánh biểu hiện biến động theo phần trăm (%) của giá trị các hiện tượng

kinh tế.

Với:

x: giá trị so sánh giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc (%)

y1: giá trị kỳ nghiên cứu

y0: giá trị kỳ gốc   0 1 y y x 100 %

b/ Tầm quan trọng đối với đề tài

Sử dụng các phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối để so sánh

các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ,

hiệu quả kinh doanh và mức độ rủi ro của ngân hàng qua các thời kỳ trong giai đoạn 2006- 2008. Thông qua phương pháp so sánh, sẽ giải quyết được các mục

tiêu nghiên cứu đã đề ra:

- Phân tích thực trạng của hoạt động huy động vốn

- Phân tích tình hình cho vay

- Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ

- Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu: thu nhập, chi phí và lợi

nhuận.

- Xác định mức độ rủi ro của ngân hàng

2.2.2.2. Phương pháp đánh giá toàn diện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Định nghĩa

Là phương pháp đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của ngân hàng. Hoạt động liên quan đến kinh tế vĩ mô đều được kết hợp và đánh giá dưới hai góc độ

khác nhau.

Phương pháp này phân tích từng vấn đề riêng theo thời gian, gắn liền với

tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới. Sau đó tổng hợp đánh giá một

cách toàn diện nhất.

b/Tầm quan trọng đối với đề tài

Phương pháp này là sự đánh giá một cách tổng hợp thông qua các chỉ tiêu

đã phân tích từ phương pháp so sánh. Nên sẽ thấy được những ưu điểm và nhược điểm của ngân hàng, từ đó là tiền đề để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh

doanh. Vì thế phương pháp này sẽ giải quyết được mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng từ các chỉ tiêu đã phân tích để làm

cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGÃ NĂM

3.1. TỔNG QUAN VỀ NHNO & PTNT HUYỆN NGÃ NĂM 3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

3.1.1.1. Về NHNO & PTNT Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập

theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Chủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân

hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính

Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay

thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định

số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh

thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố và 475 chi nhánh quận, huyện, thị

xã.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank (1988 – 2008) và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Là năm mà nền

kinh tế nước ta phải đối mặt với bao khó khăn thử thách như: tình hình lạm phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao, thị trường chứng khoán tuột dốc, thị trường bất động sản thì đóng băng, thị trường vàng còn quá non trẻ và phát triển chưa bền vững, khủng hoảng tài chính

toàn cầu làm cho hệ thống ngân hàng gập rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Nhưng với chiến lược đúng đắn từ ban lãnh đạo và sự đồng lòng quyết tâm của

khoảng 30.000 nhân viên thì năm 2008, NHNO & PTNT VN đã gặt hái nhiều thành công đáng ghi nhận như: được Chính Phủ tặng bằng khen về những thành tích trong việc góp phần kiềm chế lạm phát; Là một trong 10 thương hiệu Việt

Nam uy tín nhất của giải Sao Vàng Đất Việt; thuộc top 5 ngân hàng giao dịch

tiện ích nhất; thương hiệu nỗi tiếng theo sự tín nhiệm của người tiêu dùng và còn là doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2009, ngân hàng phấn đấu xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực

hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

hoàn thiện Đề án tái cơ cấu lại NHNo & PTNT VN giai đoạn 2001-2010; Tiếp

tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,

nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh

tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng

theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực

tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn

hoá doanh nghiệp.

3.1.1.2. Về NHNO & PTNT huyện Ngã Năm

Trong hệ thống ngân hàng thương mại nước ta thì NHNO & PTNT VN là một trong những ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước, đã

đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế

của đất nước. Ngân hàng được ra đời theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ), chủ yếu hoạt động trong

lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Tại kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa VIII vào cuối năm 1991 đã thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1992.

Trên cơ sở tái lập tỉnh Sóc Trăng, NHNO & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 sẽ nhận bàn

giao 6 chi nhánh NHNo&PTNT huyện của NHNO & PTNT chi nhánh tỉnh Hậu

Giang cũ nay thuộc địa bàn tỉnh Sóc Trăng là: Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú, Vĩnh

Châu, Mỹ Xuyên và Thạnh Trị. Lúc đó huyện Ngã Năm chưa thành lập, mà chỉ

có Thị Trấn Ngã Năm thuộc huyện Thạnh Trị nên NHNO & PTNT huyện Ngã

Năm cũng chưa có.

Trong quá trình triển khai thực hiện việc mở rộng mạng lưới hoạt động

NHNo Tỉnh thì NHNo & PTNT chi nhánh Ngã Năm trực thuộc NHNo & PTNT

huyện Thạnh Trị được thành lập theo Quyết định số 41/NHNo-QĐ ngày

22/11/1995 của Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh sóc Trăng và ngân hàng bắt đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động từ 01/12/1995; lúc bấy giờ nhân sự chỉ có 5 biên chế. Trong đó trình

độ đại học đang học 1, 3 trung cấp và 1 chưa qua đào tạo.

Trong bối cảnh thành lập huyện Ngã Năm theo Nghị định số 127/2003/NĐ- CP ngày 31/10/2003. Thì Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ngã Năm được nâng

cấp lên chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng

theo Quyết định số 220/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 16/06/2004 của Hội Đồng Quản

Trị NHNo & PTNT Việt Nam. Lúc này biên chế có 18 nhân sự.

Năm 2008 có thể nói là năm rất khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hệ

thống ngân hàng nước ta nói riêng, nhưng NHNO & PTNT huyện Ngã Năm luôn

hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, lợi nhuận tăng 51,31% so với năm 2007. Đồng thời NH còn được danh dự đón nhận nhiều bằng khen của NHNO Tỉnh trao

tặng như: Tập thể lao động tiên tiến năm 2008, 16/18 nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến do đã có nhiều thành tích, góp phần hoàn thành nhiệm vụ một cách

xuất sắc.

Định hướng hoạt động kinh doanh trong tương lai của NH là phấn đấu để

thực sự đóng vai trò chủ lực trong việc cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển

nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn, phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước. Từng bước mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, cung cấp các dịch vụ ngày càng tiện ích, thuận lợi đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư, nâng cao và duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, chú ý phát

triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh

công cụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động kinh doanh, có biện pháp chấn chỉnh phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro

trong hoạt động..

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm 3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý 3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngã Năm chịu sự

quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNO & PTNT Tỉnh Sóc Trăng

và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà. Do Ngân hàng chỉ được thành lập trong thời gian ngắn nên qui mô kinh doanh của ngân hàng tương đối nhỏ. Sau

đây là sơ đồ tổ chức của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm.

Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC NHNO HUYỆN NGÃ NĂM - Ban Giám Đốc

1 Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc

- Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh - Phòng Kế Toán - Ngân Quỹ

Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Phòng Kế Toán Ngân Quỹ

3.1.2.2. Chức năng của các phòng ban

a/ Ban giám đốc

Thành phần của Ban Giám Đốc gồm có 2 người, 1 Giám đốc và phó Giám

đốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám Đốc

- Giám đốc là người đứng đầu ngân hàng, chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động kinh doanh diễn ra.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và hạch toán

kinh doanh theo sự chỉ đạo của ngân hàng Tỉnh.

- Chịu trách nhiệm về tài sản, vốn, tổ chức cán bộ trong chi nhánh.

- Quyết định việc đầu tư, cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được giám đốc

ngân hàng Tỉnh ủy quyền.

- Chỉ đạo phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu kế

hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh.

- Đại diện đương nhiệm của pháp nhân Chi nhánh NHNO & PTNT huyện

Ngã Năm trước pháp luật.

Phó Giám Đốc

- Phó giám đốc là người thay thế quyền và trách nhiệm của Giám Đốc khi

vắng mặt và tham mưu cho Giám Đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đối với những trường hợp vượt quá trách nhiệm của mình thì Phó

Giám Đốc phải được sự đồng ý hay ủy quyền của Giám Đốc.

- Giúp Giám Đốc chỉ đạo điều hành trực tiếp phòng Kế Toán-Ngân Quỹ và theo dõi tài sản, vốn và nhân sự của nội bộ.

b/ Phòng Kế Hoạch kinh doanh

Gồm 8 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 cán bộ tín

- Khảo sát thị trường, địa bàn, từ đó sẽ nắm được tình hình kinh tế ở từng

hộ, từng địa phương của huyện như: đời sống, thói quen, phong tục, chu kỳ sản

xuất … của khách hàng. Thông qua đó đưa ra chiến lược chiến lược cho vay một

cách có hiệu quả.

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm

soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm

tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.

- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để

phục vụ tín dụng. Từ đó, trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể.

- Tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng truyền thống.

- Quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo của khách hàng. Đưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ra giải pháp xử lý nợ xấu và quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

- Định kỳ phải báo cáo tình hình hoạt động của phòng cho Ban Giám Đốc.

c/ Phòng Kế Toán - Ngân Qũy

Gồm có 8 nhân viên, đa số là nữ. Trong đó có 1 nhân viên kế toán trưởng, 3

nhân viên kế toán cho vay, 2 nhân viên kế toán ngân qũy, 1 nhân viên thủ qũy, 1

nhân viên kiểm ngân . Chức năng của Phòng Kế Toán-Ngân Quỹ chủ yếu là:

Kế Toán

- Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán: dịch vụ kiều hối, dịch vụ

chuyển tiền…cho khách hàng.

- Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ,

thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát

sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.

- Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch của khách hàng. Thông báo về thu nợ, trả lãi tiền gửi cho khách hàng.

- Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lỗ …cho Ban Giám Đốc.

Ngân Quỹ

- Thực hiện công tác thu chi Việt Nam đồng, thu đổi ngoại tệ.

- Ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong

kho hàng ngày.

- Trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. - Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ

ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.

3.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm

Do NHNO & PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty, trong đó NHNO & PTNT Tỉnh Sóc Trăng là chi nhánh cấp 1, NHNO & PTNT huyện

Ngã Năm là chi nhánh cấp 3 của NHNO & PTNT Việt Nam. Nên về chiến lược,

về vốn, về các nghiệp vụ kinh doanh thì nó phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng cấp trên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Ngã Năm. Đồng thời về trang thiết

bị và công nghệ còn hạn chế, nhu cầu của khách hàng là rất khiêm tốn nên NHNO & PTNT huyện Ngã Năm không thể thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh

một cách đa dạng như các ngân hàng cấp trên. Hiện nay Ngân Hàng có các sản

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 30)