Mỗi tổ chức kinh tế nào cũng vậy muốn hoạt động được thì phải có vốn để
mua nguyên liệu đầu vào, thuê nhân công, mua máy móc thiết bị…. Nếu thiếu
vốn thì sản xuất bị đình trệ, không đủ vốn trang trải chi phí kinh doanh nên hiệu
quả kinh doanh sẽ giảm sút, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản. Nên vốn là một
yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mọi tổ chức kinh tế dù lớn hay nhỏ. Ngân hàng cũng thế, cần vốn để thành lập (vốn pháp định) và hoạt động. Và quan trọng là đáp ứng nhu cầu tín dụng cho xã hội, từ đó thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững
và hiệu quả.
Nắm được tầm quan trọng của vốn đến hoạt động kinh doanh, NHNO & PTNT huyện Ngã Năm luôn xem vốn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt quá
trình hoạt động. Là một chi nhánh cấp III của NHNO Việt Nam, chịu sự điều hành trực tiếp của NHNO Tỉnh Sóc Trăng nên nguồn vốn của NH chủ yếu là: Vốn huy động và vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Mỗi loại nguồn vốn đều có chi phí sử
dụng vốn khác nhau, do đó trong cơ cấu vốn thì tỷ trọng mỗi nguồn vốn ở mỗi
thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau đều mang lại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Thông thường vốn điều chuyển của NH cấp trên cho NH cấp dưới cũng từ vốn huy động hoặc vốn vay trên thị trường liên ngân hàng của ngân hàng cấp trên. Nên chi phí sử dụng vốn điều chuyển sẽ cao hơn nhiều so với chi phí huy động.
Việc hạn chế vốn điều chuyển không những giúp cho NH tiết kiệm chi phí, nâng
cao hiệu quả kinh doanh mà còn làm tăng tính tự chủ, kinh doanh độc lập không
lệ thuộc vào tổ chúc kinh tế nào cả cho NH. Sau đây là diễn biến cơ cấu nguồn
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)
Dựa vào các biểu bảng ta thấy. Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2006 tổng nguồn vốn là 112.858 triệu đồng, trong đó vốn huy động chiếm 17,54%. Trong khi NH phải nhận vốn từ NH cấp
trên xuống tới 93.067 triệu (82,46% tổng nguồn vốn) mới đáp ứng đủ nhu cầu tín
dụng của người dân để sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008)
NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % VHĐ 19.791 35.698 50.498 15.907 80,37 14.800 41,46 VĐC 93.067 102.107 127.982 9.040 9,71 25.875 25,34 NV 112.858 137.805 178.480 24.947 22,10 40.675 29,52 2006 82,46% 17,54% 2008 71,71% 28,29% 2007 25,90% 74,10%
Sang năm 2007, tình hình sáng sủa hơn năm trước, nguồn vốn đạt 137.805 triệu (tăng 22,1%). Đạt kết quả như vậy là do cả vốn huy động tăng đột biến
15.907 triệu (80,37%) và vốn điều chuyển cũng tăng 9,71% (9.040 triệu) so với năm 2006. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì cũng đã có phần cải thiện theo chiều hướng tốt, vốn huy động chiếm 25,9% góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho ngân hàng.
Do giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá vàng, giá xăng năm 2008 nên đã tác động không nhỏ đến ý thức gửi tiền của người dân cả nước nói
chung và huyện Ngã năm nói riêng. Gửi tiền vừa an toàn và vừa hưởng lãi suất
cao (do yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong hoạt động huy động
vốn). Đó là nguyên nhân chính làm nguồn vốn năm 2008 đạt được 178.480 triệu đồng, tăng 29,52% (40.675 triệu) so với năm 2007. Trong đó đáng kể nhất là vốn huy động tăng 41,46% (14.800 triệu). Còn vốn điều chuyển nhận từ NH cấp trên là 127.982 triệu, đã tăng 25,34% đối với năm trước, chiếm 71,71% tổng nguồn
vốn.
Tóm lại tình hình nguồn vốn của NH qua 3 năm qua có nhiều biến động theo khuynh hướng tích cực, cơ cấu vốn của NH đã cải thiện nhiều, vốn huy động càng tăng trong khi vốn điều chuyển giảm, chủ động hơn trong kinh doanh
và ngày càng ít phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên mặc dù vốn điều
chuyển có giảm nhưng nó luôn chiếm từ 70% trở lên trong tổng nguồn vốn hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc là hàng năm vốn huy động chỉ có thể đáp ứng tối đa 30% nhu cầu về vốn tại địa phương. Đã cho ta thấy khả năng huy động
vốn của ngân hàng rất yếu, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do đó để nâng cao
tính tự chủ và hiệu quả kinh doanh trong tương lai thì ngân phải chú trọng vào công tác huy động vốn hơn nữa để dần dần nguồn vốn huy động sẽ đủ phục vụ
nhu cầu về vốn cho người dân trong việc đầu tư, sản xuất mà không cần nhận
viện trợ từ đơn vị, tổ chức nào nữa.