Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 72 - 77)

Một trong những sứ mệnh quan trọng của ngân hàng Agribank Việt Nam là phải nâng cao mức sống người dân, trong đó chú trọng hàng đầu đến các đối tượng nông – lâm – ngư – diêm dân. Ngân hàng sẽ đảm bảo nguồn vốn cho họ

sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, là một tổ chức kinh

tế nên hiệu hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề sống còn ở bất cứ thời kỳ nào, thời gian nào. Dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008 thì đại đa số các công ty, các tổ chức kinh tế hoạt động kém hiệu so với các năm trước. Trong đó NHNO huyện cũng không ngoại lệ. Chính vì lẽ đó việc đánh

giá hiệu quả kinh doanh sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình kinh doanh trong thời gian qua. Từ đó thấy được những ưu - nhược điểm để

đưa ra giải pháp khắc phục những mặt yếu kém giúp ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Sau đây là kết quả kinh doanh của ngân hàng được thể hiện

thông qua các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2006-2008:

Bảng 11: HIỆU QUẢ KINH DOANH NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008)

(Nguồn: các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 - 2008)

Tổng thu nhập trên tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả của một đồng chi phí bỏ ra thì ngân hàng sẽ

thu về bao nhiêu đồng thu nhập. Thông qua bảng số liệu trên thì qua 3 năm ngân

hàng luôn có mức thu nhập lớn hơn nhiều so với chi phí, cụ thể là năm 2006 thu

nhập gấp 1,3 lần chi phí. Đặc biệt là năm sau do người dân trong huyện sản xuất

nông nghiệp mang lại lợi nhuận cao, nên tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm, vì thế hoạt động tín dụng trong năm này đạt hiệu quả, đồng thời góp phần tăng thu

nhập đáng kể. Mặc dù chi phí năm này vẫn tăng cao so với 2006 nhưng tốc độ tăng của thu nhập lớn hơn (thu nhập tăng 30,09%; chi phí tăng 26,82%), nên tỷ lệ

thu nhập trên chi phí tăng 0,03 lần so với năm trước. Năm 2008, là năm ngành

NĂM

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ

TÍNH 2006 2007 2008

Tổng thu nhập Triệu đồng 13.680 17.796 28.529 Tổng chi phí // 10.314 13.080 21.393 Lợi nhuận ròng // 3.366 4.716 7.136 Tổng tài sản // 112.858 137.805 178.480 Tổng tài sản sinh lời // 98.998 121.023 139.419

Thu nhập lãi suất // 13.543 17.440 27.388 Chi phí lãi suất // 8.251 10.202 15.403 Thu nhập lãi ròng // 5.292 7.238 11.985 Tổng thu nhập/Tổng chi phí Lần 1,33 1,36 1,33 Hệ số sử dụng tài sản % 12,12 12,91 15,98 Hệ số thu nhập lãi % 5,35 5,98 8,60 Hệ số doanh lợi % 24,61 26,50 25,01 ROA % 2,98 3,42 4,00

ngân hàng cũng gập rất nhiều khó khăn, mà một trong số khó khăn đó là diễn

biến lãi suất phức tạp, cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gia tăng nên chi phí huy động vốn lớn. Ngoài ra do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên đẩy chi phí hoạt động của cả ngân hàng tăng cao 63,56% năm 2007. Trong khi đó thu nhập cũng tăng nhưng chỉ có 60,31% (thấp hơn 3,25% tốc độ tăng của chi phí). Vì thế mà khi tốn 1 đồng chi phí thì ngân hàng cũng chỉ có thu

về 1,3 đồng bằng với năm 2006, giảm 0,03 lần so với năm 2007. Nhưng nhìn lại 3 năm thì thu nhập luôn cao hơn khoảng 30% chi phí. Thử nghĩ nếu ngân hàng

hàng năm tốn 1 tỷ đồng thì thu về tới 1,3 tỷ. Một con số rất khả quan và phải cần

duy trì và phấn đấu tăng trưởng hơn nữa trong tuơng lai.  Hệ số sử dụng tài sản

Đây là chỉ tiêu phản ánh số thu nhập có được khi ngân hàng đầu tư một đồng

tài sản. Trong 3 năm ta thấy chỉ số này luôn ở mức cao và không ngừng tăng trưởng qua từng năm. Năm 2006 chỉ có 12,12%, năm sau đạt 12,91%, tăng

0,79% so với năm trước. Đáng chú ý nhất là năm 2008 chỉ số trên lên đến

15,98%, tăng 3,07% so với năm 2007. Có được như vậy là do thu nhập của ngân hàng luôn tăng đột biến so với năm trước: 30,09% (2007); 60,31% (2008). Trong

khi tài sản của ngân hàng hàng năm tăng không lớn lắm: 22.1%(2007) và 29,52% (2008). Chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng ngày càng cao, quản lý

tài sản hợp lý hơn, biết tận dụng những tài sản sinh lời một cách hiệu quả góp

phần nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, ngân hàng nên chú trọng đến hoạt động tín

dụng hơn nữa vì tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao (3,5% năm 2008).  Hệ số thu nhập lãi

Hệ số này nó phản ánh hiệu quả đầu tư của ngân hàng từ các tài sản sinh lời.

Nói chính xác là mức lợi nhuận thu được từ các tài sản sinh lời mà ngân hàng đầu tư. Thông thường các tài sản sinh lời của ngân hàng thường là: cho vay khách

hàng, đầu tư các giấy tờ có giá…Mà đây chính là các tài sản mang lại lợi nhuận

chủ yếu cho ngân hàng. Qua bảng số liệu trên thì hệ số thu nhập lãi của ngân

hàng Agribank huyện Ngã Năm tăng cao theo từng năm. Năm 2006, hệ số này

đạt 5,35%, năm sau tài sản sinh lời mang lại hiệu quả hơn nên làm cho hệ số tăng

0,63% so với năm trước. Hơn thế năm 2008, hệ số đã đạt được 8,6%, tăng 2,62%

trưởng hàng năm nhưng hệ số trên không giảm mà còn có xu hướng tăng cao. Điều này chúng tỏ ngân hàng đầu tư tài sản sinh lời ngày càng hiệu quả hơn, linh

hoạt hơn trong đầu tư trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế và có nhiều kinh

nghiệm hơn trong kinh doanh. Đây là một thành quả rất đáng trân trọng trước

thời kỳ nền kinh tế khó khăn như năm 2008.  Hệ số doanh lợi

Hệ số doanh lợi là một trong những chỉ số mà từ nhà quản lý đến nhà đầu tư đều quan tâm. Nó cho biết hiệu quả của 1 đồng thu nhập sẽ mang lại cho ngân hàng được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó. Qua bảng số liệu ta thấy hàng năm

ngân hàng có mức lợi nhuận đều chiếm trên 24% trong thu nhập. Giai đoạn từ

2006 - 2008, hệ số này không ổn định, năm 2006 là 24,61%, năm 2007 đạt 26,5%, tăng 1,89% so với năm trước. Điều này nói lên, hiệu quả thu nhập của

ngân hàng mang lại ngày càng cao. Đến năm 2008, tình hình tài chính không riêng gì ngân hàng Agribank Ngã Năm mà hầu hết các ngân hàng, doanh nghiệp trong nước và thế giới đều xấu hơn năm 2007. Hệ số doanh lợi của ngân hàng

trong năm này là 25,01%, tuy đã tăng 0,4% đối với năm 2006 nhưng đã giảm

1,49% so với năm 2007. Mà nguyên nhân chủ yếu là do sự bất ổn của nền kinh tế như: lạm phát cao, thị trường vàng quá sôi động trong khi hai thị trường chứng

khoán và bất động sản vẫn không mấy khả quan, ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tài chính vào những tháng cuối năm. Tất cả những yếu tố đó đã làm làm

chi phí huy động vốn, chi phí nhân viên và những chi phí khác cao hơn năm trước. Nhưng nhìn chung, với hệ số khá cao như vậy thì chứng tỏ 3 năm qua ngân hàng đã quản lý thu nhập có hiệu quả, có những biện pháp tích cực để giảm

chi phí cũng như tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Đây cũng là chỉ số cũng không kém phần quan trọng trong phân tích tài

chính của một tổ chức kinh tế. Nó cho biết hiệu quả đầu tư của một đồng tài sản. Trong giai đoạn 2006 -2008, chỉ số này của ngân hàng Agribank Ngã Năm không

ngừng tăng trưởng khá cao. Cụ thể là 2,98% năm 2006, năm sau hệ số này đạt được 3,42%, tăng 0,44% so với năm trước đó. Và năm 2008 lại tiếp tục tăng lên,

trong năm ROA ngân hàng đạt được 4,00%, tăng 1,02% so với 2 năm trước, đồng thời tăng 0,58% đối với năm 2007. Đây là một kết quả đáng khích lệ vì năm

2008 là năm mà hầu hết các doanh nghiệp, ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều so với năm trước đó. Nhưng ngân hàng chẳng những đảm bảo được như năm 2007 mà còn tăng trưởng mạnh. Chứng tỏ ngân hàng đã quản lý tài sản

một cách có hiệu quả, cơ cấu tài sản ngày càng hợp lý, biết điều động linh hoạt

giữa các hạng mục tài sản trước sự biến động phức tạp của bối cảnh kinh tế. Sau 3 năm nhìn lại thông qua chỉ số này ta thấy ngân hàng kinh doanh ngày thêm hiệu quả và đầu tư tài sản hợp lý hơn.

Tóm lại

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua khá khả quan,

tài sản không ngừng tăng lên hàng năm, thu nhập luôn cao gấp 1,3 lần chi phí; hệ

số sử dụng tài sản đều tăng cao trên 12%/năm; tài sản sinh lời đầu tư ngày càng

hiệu quả. Đặc biệt là hiệu quả đầu tư của tài sản vẫn giữ mức tăng trưởng cao, lợi

nhuận kinh doanh không hề sụt giảm mà chẳng những nó lại luôn thẳng tiến trên

con đường tăng trưởng. Đây là thành quả của cả tập thể ngân hàng không ngừng

cải thiện và phấn đấu trong thời gian qua. Không những mang lại hiệu quả về mặt

kinh doanh mà còn đem lại hiệu quả về lợi ích xã hội, góp phần đưa huyện nhà ngày càng phồn thịnh hơn.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGÃ NĂM

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 72 - 77)