Phân tích hoạt động tín dụng giai đoạn 2006– 2008

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 50)

4.2.1. Phân tích tình hình tài sản của ngân hàng

Ngân hàng thương mại cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động

cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Mà một trong những yếu tố cần phải quan tâm để

tạo ra lợi nhuận là hiệu quả đầu tư của tài sản. Ngân hàng phải quản lý chi phí sử

dụng vốn một cách hợp lý và đầu tư tài sản thật hiệu quả thì mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Do đó khi phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thì không thể không đề cập đến tình hình tài sản. Vì mỗi loại tài sản đều mang lại tỷ suất

sinh lợi khác nhau và rủi ro khác nhau. Đây cũng là vấn đề mà Ban Lãnh Đạo

NHNO & PTNT huyện Ngã Năm rất quan tâm trong 3 năm qua, họ cố gắng xây

dựng cơ cấu tài sản ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn.

Bảng 5:TÌNH HÌNH TÀI SẢN NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006– 2008)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)

Qua bảng số liệu ta thấy tài sản của ngân hàng đều tăng qua từng năm, năm

2006 tổng tài sản chỉ có 112.858 triệu đồng, nhưng năm sau tăng thêm 24.947 triệu (22,1%) so với năm trước. Và năm 2008 tổng tài sản lên đến 178.480 triệu,

NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tiền dự trữ 3.728 4.587 7.575 859 23,04 2.988 65,14

Trái phiếu KB 1.257 2.354 3.524 1.097 87,27 1.170 49,70

Cho vay KH 97.741 118.669 135.895 20.928 21,41 17.226 14,52

Tài sản cố định 7.569 8.634 27.250 1.065 14,07 18.616 215,61

Tài sản khác 2.563 3.561 4.236 998 38,94 675 18,96

tăng 29,52% so với năm 2007. Đạt được như vậy là do hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả, đáp ứng rộng khắp địa bàn huyện, mọi thành phần kinh tế từ

những người nông dân đến những cán bộ công nhân viên nhà nước. Đồng thời

còn do ngân hàng ngày càng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ nên cũng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của tài sản trong các năm qua. Sau đây là tình hình diễn biến từng loại tài sản của ngân hàng giai đoạn 2006 -2008:

Hình 4: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008)

Cho vay khách hàng

Đây là loại tài sản chủ yếu của ngân hàng, mang lại lợi nhuận cao nhưng

cũng có rủi ro cao. Vì thế đối với loại tài sản này NH phải luôn cẩn trọng khi cho

vay từ các khâu: marketing, thẩm định, giải ngân và thu hồi nợ…Ngoài ra lãi suất

cho vay cũng phải hợp lý, vừa mang sức cạnh tranh và vừa mang lại hiệu quả.

Trong những năm qua thì NH cho vay luôn chiếm trên 75% tổng tài sản: 86,61% (2006); 86,11% (2007); 76,14% (2008). Tuy tỷ trọng giảm nhưng xét về doanh

số thì tăng qua các năm: Năm 2006 là 97.741 triệu; năm 2007 tăng 20.928 triệu

(21,41%) so với năm trước; Năm 2008 cũng tăng 14,52% (17.226 triệu) so với

2008 15,27% 2,37% 4,24% 1,97% 76,14% 2006 2,27% 6,71% 86,61% 1,11% 3,30% 2007 1,71% 3,33% 86,11% 2,58% 6,27%

Tiền dự trữ Trái phiếu kho bạc

Cho vay khách hàng Tài sản cố định Tài sản khác

năm 2007. Nguyên nhân đạt được kết quả như vậy là do trong những năm qua

ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được nguồn

vốn để sản xuất, đồng thời công tác marketing cũng mang lại kết quả cao, đa

dạng hóa hình thức cho vay, lãi suất hợp lý… làm cho khoản cho vay không

ngừng tăng trưởng mạnh qua các năm. Mặc dù tỷ trọng giảm qua các năm nhưng đó là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại hiện nay, đó cũng là dấu

hiệu lạc quan trước bối cảnh khoảng cách giữa lãi suất đầu ra với đầu vào càng ngày bị thu hẹp, nên các ngân hàng đa dạng hóa hình thức đầu tư nhằm phân tán

rủi ro và tạo ra nguồn thu nhập mới.  Tiền dự trữ

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dự trữ của ngân hàng đều tăng qua các năm. Đặc điểm của tiền dự trữ là có tính thanh khoản cao nên sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút tiền và nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng.

Năm 2006, ngân hàng dự trữ được 3.728 triệu (chiếm tỷ trọng 3,3% tổng tài sản),

rồi sau một năm tiền dự trữ tăng 23,04% (859 triệu). Đến năm 2008 NH dự trữ đạt 4,24% tổng tài sản, tăng đột biến 2.988 triệu (65,14%) so với năm 2007. Do

thị trường ở nông thôn, khách hàng gởi trung hạn nhiều còn ngắn hạn ít, và nguồn vốn huy động rất khiêm tốn so với tổng nguồn vốn nên việc rút tiền ồ ạt như các thành phố lớn là điều không xảy ra. Chính vì lẽ đó mà ngân hàng không phải dự trữ nhiều là tốt vì đây là tài sản hầu như không sinh lời nên NH cần phải

dự trữ hợp lý để giảm chi phí đồng thời tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu

quả kinh doanh.

Trái phiếu kho bạc

Đây là tài sản có tính sinh lời ổn định cho ngân hàng. Một khi ngân hàng có vốn nhàn rỗi thì sẽ đem đi đầu tư bằng cách mua trái phiếu kho bạc. Qua 3 năm

ngân hàng càng chú trọng việc đầu tư này càng cao, cụ thể là năm 2006 ngân

hàng chỉ có 1.257 triệu đồng đầu tư trái phiếu, nhưng năm sau tăng lên 87,27% (1.097 triệu) so với năm 2006. Hơn nữa năm 2008, lại tiếp tục tăng 49,7% đối

với năm 2007. Qua đó cho thấy, ngân hàng đã linh hoạt hơn trong kinh doanh, đa

dạng hóa hình thức kinh doanh, biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi hơn để tạo ra

Các tài sản cố định và tài sản khác

Các tài sản này luôn chiếm tỷ trọng dưới 20% tổng tài sản, chủ yếu là các trang thiết bị, máy móc, xe, văn phòng…. Đặc điểm chung của các tài sản trên là nó không có khả năng sinh lời, nhằm phục vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do qui mô ngày càng được mở rộng, công nghệ không ngừng nâng cao, nên các năm qua các tài sản này luôn tăng qua từng năm. Năm 2006, TSCĐ của

ngân hàng là 7.569 triệu, tài sản khác 2.563 triệu. Năm 2007 TSCĐ tăng 14,07%, tài sản khác tăng đột biến 38,94% so với năm trước. Rồi năm 2008 TSCĐ tăng

chóng mặt 215,61% (3,15 lần) năm 2007, tài sản khác cũng tăng 18,96%. Yếu tố

tạo ra sự khác biệt nghiêm trọng trên là năm 2007, trụ sở ngân hàng bị xuống cấp

trầm trọng, cơ sở vật chất, công nghệ còn quá nhỏ bé và lạc hậu. Nên ngân hàng

đã đầu tư với số tiền lớn để tu sửa, mua sắm các máy móc thiết bị để hoạt động và đầu tư công nghệ. Đối với các tài sản này thì việc phải tăng cường mua sắm trong trường hợp cần thiết hợp lý để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh

trong dài hạn là chấp nhận được. Tuy nhiên, đây là các tài sản có giá trị rất lớn và không sinh lời, vì thế ngân hàng không nên lãng phí mua sắm mà phải cân nhắc

kỹ vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự sống còn của ngân hàng.

4.2.2. Thực trạng về tình hình tín dụng của ngân hàng

Là một ngân hàng chủ lực trong địa bàn huyện, là kênh cung cấp vốn cho

mọi thành phần trong nền kinh tế từ những người dân bình thường đến cán bộ

công nhân viên chức nhà nước. Trong đó người nông dân là ưu tiên số 1, tạo mọi điều kiện thuận lợi như: đưa ra lãi suất hợp lý, sắp xếp thời gian đáo hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất của người nông dân… Ngân hàng chỉ cho vay ngắn và trung hạn, không cho vay dài hạn bởi lẽ vốn huy động khá khiêm tốn so với nhu

cầu tín dụng tại địa phương và rủi ro thanh khoản phát sinh gây khó khăn lớn

trong hoạt động kinh doanh. Cho vay ngắn hạn ngân hàng thường cho vay để hỗ

trợ người dân sản sản xuất nông nghiêp, chăn nuôi và kinh doanh nhỏ lẽ. Còn trung hạn NH luôn cẩn thận cho vay, khách hàng của đối tượng này chủ yếu là những cán bộ công nhân viên chức nhà nước, có thu nhập ổn định. Mục đích NH

dùng đời sống. Mặc dù lấy khách hàng làm trung tâm nhưng NH luôn đặt hiệu

quả kinh doanh là vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động, mọi nghiệp vụ của NH,

nhất là hoạt động tín dụng thì NH càng phải quản lý một cách chặt chẽ và hiệu

quả vì đây là hoạt động vừa mang lại lợi nhuận và rủi ro cao nhất trong tất cả các

hoạt động khác. Sau đây là thực trạng của hoạt động tín dụng trong giai đoạn

2006 - 2008 của ngân hàng: Bảng 6: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008) Đơn vị tính: triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Dư nợ 97.741 118.669 135.895 20.928 21,41 17.226 14,52 Doanh số cho vay 109.273 191.544 198.784 82.271 75,29 7.240 3,78 Doanh số thu nợ 106.624 170.616 181.558 63.992 60,02 10.942 6,41 Nợ xấu 5.082 3.560 4.756 (1.522) (29,95) 1.196 33,60

(Theo Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh của NHNO& PTNT huyện Ngã Năm)

Qua 3 năm qua, nhìn chung dư nợ5 của ngân hàng co xu hướng tăng. Đây là một kết quả rất khả quan vì giai đoạn từ năm 2007 – 2008 lãi suất trên thị trường

diễn biến phức tạp, các cá nhân và doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn

vay vì lãi suất cho vay quá cao. Tuy nhiên tình hình nợ xấu thì không mấy khả

quan lắm, công tác thu nợ không mang lại như mong đợi. Để thấy rõ hơn, ta tiến

hành phân tích cụ thể từng chỉ tiêu dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và nợ xấu của 3 năm 2006, 2007, 2008.

5Dư nợ trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

Doanh số cho vay

Theo bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng trưởng qua từng năm trong giai đoạn 2006 – 2008. Năm 2006, ngân hàng có tổng

doanh số là 109.273 triệu đồng. Năm sau, tăng lên một cách đột biến là 75,29%

tương ứng với 82.271 triệu so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm công

tác tiếp thị của ngân hàng rất tốt nên góp phần mang lại sự tăng trưởng tín dụng

mạnh mẽ trong mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đồng thời điều kiện sản xuất

thuận lợi, giá cả nông sản ổn định làm đời sống người dân được nâng lên. Chính vì lẽ đó mà ngân hàng ngày càng mở rộng đầu tư tín dụng đối với những khách

hàng mới và tin tưởng cho vay nhiều hơn đối với những khách hàng cũ so với năm trước đó. Năm 2008, doanh số có tăng lên nhưng rất thấp chỉ 3,78% đối với năm 2007. Do đời sống người dân giảm sút từ sự ảnh hưởng của thiên tai, dịch

bệnh ở huyện nhà nên ngân hàng rất thận trọng trong việc cho vay hơn, hạn chế cho vay đối với những khách hàng không thực hiện đúng việc trả nợ ngân hàng.

Dư nợ cho vay

Với phương châm “vì sự thịnh vượng của khách hàng” nên ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có vốn sản xuất kinh doanh. Nhìn

chung dư nợ qua 3 năm của ngân hàng đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2006, tổng dư nợ của ngân hàng là 97.741 triệu đồng, rồi năm sau tăng lên 21,41% đáp ứng

thêm 20.928 triệu nhu cầu tín dụng cho địa bàn huyện so với năm trước. Có thể nói năm 2007 là năm mà đối với ngân hàng lẫn người dân đều mang lại hiệu quả cao. Đời sống người dân được cải thiện sẽ làm giảm nợ xấu đáng kể, chất lượng

tín dụng rất khả quan. Năm trước điều kiện kinh tế xã hội lẫn điều kiện thiên nhiên thuận lợi bao nhiêu thì năm 2008 càng khó khăn bấy nhiêu: lạm phát cao,

lãi suất diễn biến phực tạp, giá cả nông sản bắp bênh, nhiều dịch bệnh xảy ra…đã làm cho cuộc sống người dân ở huyện nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên

dư nợ của ngân hàng chẳng những được duy trì mà còn tăng lên 14,52% (17.226

triệu) với năm 2007. Đây là một kết quả hết sức khả quan của ngân hàng Agribank huyện Ngã Năm.

Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu quá thấp sẽ dẫn đến ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, rủi ro tín dụng cao, còn chỉ

tiêu này càng cao thì vòng quay vốn tín dụng của NH càng lớn từ đó chứng tỏ

hiệu quả sử dụng vốn tốt cũng như vốn có thể luân chuyển nhanh và rộng trong

nền kinh tế. Tuy nhiên việc vòng quay vốn càng cao thì nó cho thấy ngân hàng ngày càng cho vay ngắn hạn nhiều hơn, trung và dài hạn hạn chế, nên sẽ làm cho ngân hàng có thể giảm lợi nhuận đồng thời ít chú trọng vào việc phát triển kinh tế

của địa phương trong dài hạn.

Thông qua các bảng 6 ta thấy tình hình thu nợ của NH qua 3 năm luôn tăng trưởng qua từng năm. Năm 2006, ngân hàng thu được 106.624 triệu đồng. Năm

sau, nhờ công tác thẩm định và công tác thu nợ có hiệu quả của cán bộ tín dụng,

sự được mùa của bà con nông dân huyện nhà nên góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của doanh số thu nợ đến 60,02% hay 63.992 triệu so với năm trước.

Còn năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế xã hội của địa bàn huyện khó khăn hơn, đời sống người dân bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lạm phát cao, bởi dịch bệnh tràn lan so với năm 2007. Tuy không thành công mỹ mãn như năm trước nhưng ngân

hàng vẫn giữ được mức cao, trong năm ngân hàng thu được 181.558 triệu, tăng

6,41% (10.942 triệu). Đạt được như vậy là do ngân hàng luôn chú trọng trong

công tác thu nợ, ngoài việc cẩn thận trong công tác cho vay thì năm này ngân hàng đã lập một đoàn xử lý nợ, các thành viên trong đoàn là những cán bộ tín

dụng đầy kinh nghiệm, họ sẽ đến nhà khách hàng đôn đốc, gửi giấy báo nợ.

Trong truờng hợp đối với những khoản nợ xấu thì đoàn sẽ bắt buộc khách hàng làm cam kết trả nợ cụ thể.

Nợ xấu

Đây là các khoản nợ mà đối với bất cứ ngân hàng nào cũng phải sợ, phải e

dè với nó. Vì nó chẳng những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh

mà còn làm cho thương hiệu, uy tín của ngân hàng bị giảm sút rất nhiều trong

lòng khách hàng. Nó phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt

hay xấu và rủi ro của ngân hàng đang ở mức độ nào. Nắm được sự ảnh hưởng rất

nghiêm trọng của nợ xấu đến hiệu quả kinh doanh của mình, NHNO & PTNT huỵện Ngã Năm luôn tìm mọi giải pháp nhằm hạn chế khoản nợ này như: nâng

cao hiệu quả công tác thẩm định, công tác thu nợ…Với những giải pháp, những hành động đã thực thi thì tình hình nợ xấu trong ba năm qua như sau:

Năm 2006, tổng nợ xấu của ngân hàng là 5.082 triệu. Sang năm sau, do sự

thành công trong công tác thu nợ và sự trúng mùa của người dân trong địa bàn huyện nên làm cho nợ xấu giảm đáng kể 29,95% hay 1.522 triệu so với năm trước đó. Cũng như ở trên đã nói về tình hình kinh tế xã hội rất khó khăn của năm 2008. Có thể nói so với các huyện khác trong tỉnh thì huyện Ngã Năm là

huyện mà trong năm này chịu nhiều sự khó khăn nhất: giá cả nông sản sụt giảm, năng suất mang lại không cao, dịch bệnh H5N1 hoành hành hầu như cả huyện,

rồi bệnh heo tai xanh ở lợn, bệnh lở mồm long móng ở trâu bò…trong khi giá cả đầu vào về nguyên liệu, về giống, thức ăn…tăng cao bởi lạm phát. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, dẫn đến họ

không có khả năng trả nợ. Nên làm cho nợ xấu của ngân hàng trong năm này

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ngã năm (Trang 50)