- Ưu tiên vốn cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự
án chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện với mục tiêu an toàn và hiệu qủa.
- Lãi suất cho vay phải hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với qui định của NHNN.
Phải công bố lãi suất cho vay một cách thường xuyên, nếu có thay đổi phải thông báo ngay đến khách hàng. Trong trường hợp khi nhà nước có hỗ trợ lãi suất thì ngân hàng phải thực hiện đúng qui định về ngày tháng áp dụng, đối tuợng áp
dụng và vốn phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích.
- Phải đa dạng hóa các hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu tín dụng đa
dạng của khách hàng tại địa bàn như: cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, cho vay
- Tăng cường cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn, đối với
những khách hàng có lịch sử tín dụng xấu, cho vay tín chấp.
- Tiến hành phân loại khách hàng ngay từ đầu năm để có định hướng đầu tư
mang lại hiệu qủa và làm cơ sở để cơ cấu lại đối tượng dư nợ cho phù hợp và hạn
chế rủi ro. Thực hiện chính sách ưu đãi với khách hàng loại A.
- Theo dõi bám sát chặt chẽ các chỉ tiêu kế hoạch của NHNO Tỉnh giao và sự tăng trưởng của vốn huy động mà có chiến lược đầu tư tín dụng hiệu quả.
- Giao chỉ tiêu cụ thể đến từng cán bộ tín dụng trên cơ sở có kiểm tra và sơ
kết hàng quý. Nếu đạt kết quả tốt thì có chế độ khen thuởng, còn không thực hiện
kế hoạch được giao thì sẽ bị khiển trách hay kiểm điểm.
- Tranh thủ sự ủng hộ của cấp Ủy, Chính quyền địa phương trong công tác đầu tư tín dụng cũng như thu hồi xử lý nợ. Ngoài ra nếu trường hợp khách hàng không trả nợ mà phải bắt buộc phát mãi tài sản thì ngân hàng nên phối hợp chặt
chẽ với Tòa Án giải quyết.
- Phải phân tích và dự báo tình hình rủi ro trong thời gian tới để đề ra các hướng giải quyết phù hợp với mức độ rủi ro đã dự báo đó. Cần có giải pháp hỗ
trợ thay thế nếu tình hình xấu hơn so với dự báo. Thực hiện việc xếp loại khách
hàng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng qui định của pháp luật,
các hoạt động này phải cần thực hiện hàng tháng, hàng quý hoặc cuối năm.
- Phải thực hiện tốt công tác thẩm định, thẩm định đúng qui trình, đúng các qui định của ngành ngân hàng về việc thẩm định tài sản, tránh thẩm định sơ sài
qua loa, giá cả tài sản phải bám sát theo giá thị trường.
- Phải tìm hiểu kĩ khách hàng, hạn chế dần cho vay đối với những khách
hàng có lịch sử tín dụng xấu, phải thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo của
khách hàng, nếu đánh giá lại không đủ để đảm bảo thì yêu cầu khách hàng bổ
sung tài sản làm đảm bảo cho khoản vay của mình. Đồng thời có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng loại ưu như: cho quà, hỏi thăm hay hỗ trợ về mặt
tài chính khi các khách hàng này gập hoàn cảnh khó khăn đột xuất.
- Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về đặc điểm xã hội của địa bàn mà mình phụ trách. Đồng thời họ phải thường xuyên xuống địa
bàn kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đóng lãi và trả nợ đúng hạn.
- Các cán bộ trong đoàn xử lý nợ phải hoạt động nhiệt tình hơn nữa, phải
giải thích rõ cho khách hàng hiểu về tác hại khi khách hàng để nợ quá hạn là sẽ
bị ngân hàng ấn định lãi suất phạt (150% lãi suất cho vay). Nếu khách hàng cam kết trả thì ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ thật cụ thể. Trường hợp cố tình không trả nợ thì bắt buộc phải đưa ra pháp luật để giải quyết. Khi đó khách hàng vừa thiệt hại về vật chất (đóng án phí, trả gốc và lãi) mà còn làm mất uy tín
nghiêm trọng không riêng gì ngân hàng mà cả những ngân hàng khác.
- Đối với những vùng nông thôn thì tài sản đảm bảo thường là giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, nhưng có nhiều trường hợp khách hàng lấy tài sản trên sang bán, cầm cố hoặc đang bị tranh chấp. Vì thế các cán bộ tín dụng phải phối
hợp chặt chẽ với phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện và các UBND của các
xã , thị trấn để xác định rõ tính hợp pháp của tài sản trên, sau đó mới tiến hành cho khách hàng vay.