3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngã Năm chịu sự
quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNO & PTNT Tỉnh Sóc Trăng
và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà. Do Ngân hàng chỉ được thành lập trong thời gian ngắn nên qui mô kinh doanh của ngân hàng tương đối nhỏ. Sau
đây là sơ đồ tổ chức của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm.
Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC NHNO HUYỆN NGÃ NĂM - Ban Giám Đốc
1 Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc
- Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh - Phòng Kế Toán - Ngân Quỹ
Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Phòng Kế Toán Ngân Quỹ
3.1.2.2. Chức năng của các phòng ban
a/ Ban giám đốc
Thành phần của Ban Giám Đốc gồm có 2 người, 1 Giám đốc và phó Giám
đốc.
Giám Đốc
- Giám đốc là người đứng đầu ngân hàng, chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động kinh doanh diễn ra.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và hạch toán
kinh doanh theo sự chỉ đạo của ngân hàng Tỉnh.
- Chịu trách nhiệm về tài sản, vốn, tổ chức cán bộ trong chi nhánh.
- Quyết định việc đầu tư, cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được giám đốc
ngân hàng Tỉnh ủy quyền.
- Chỉ đạo phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu kế
hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Đại diện đương nhiệm của pháp nhân Chi nhánh NHNO & PTNT huyện
Ngã Năm trước pháp luật.
Phó Giám Đốc
- Phó giám đốc là người thay thế quyền và trách nhiệm của Giám Đốc khi
vắng mặt và tham mưu cho Giám Đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đối với những trường hợp vượt quá trách nhiệm của mình thì Phó
Giám Đốc phải được sự đồng ý hay ủy quyền của Giám Đốc.
- Giúp Giám Đốc chỉ đạo điều hành trực tiếp phòng Kế Toán-Ngân Quỹ và theo dõi tài sản, vốn và nhân sự của nội bộ.
b/ Phòng Kế Hoạch kinh doanh
Gồm 8 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 cán bộ tín
- Khảo sát thị trường, địa bàn, từ đó sẽ nắm được tình hình kinh tế ở từng
hộ, từng địa phương của huyện như: đời sống, thói quen, phong tục, chu kỳ sản
xuất … của khách hàng. Thông qua đó đưa ra chiến lược chiến lược cho vay một
cách có hiệu quả.
- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm
soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm
tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để
phục vụ tín dụng. Từ đó, trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể.
- Tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng truyền thống.
- Quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo của khách hàng. Đưa
ra giải pháp xử lý nợ xấu và quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.
- Định kỳ phải báo cáo tình hình hoạt động của phòng cho Ban Giám Đốc.
c/ Phòng Kế Toán - Ngân Qũy
Gồm có 8 nhân viên, đa số là nữ. Trong đó có 1 nhân viên kế toán trưởng, 3
nhân viên kế toán cho vay, 2 nhân viên kế toán ngân qũy, 1 nhân viên thủ qũy, 1
nhân viên kiểm ngân . Chức năng của Phòng Kế Toán-Ngân Quỹ chủ yếu là:
Kế Toán
- Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán: dịch vụ kiều hối, dịch vụ
chuyển tiền…cho khách hàng.
- Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ,
thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát
sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.
- Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch của khách hàng. Thông báo về thu nợ, trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
- Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lỗ …cho Ban Giám Đốc.
Ngân Quỹ
- Thực hiện công tác thu chi Việt Nam đồng, thu đổi ngoại tệ.
- Ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong
kho hàng ngày.
- Trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. - Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ
ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.
3.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm
Do NHNO & PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty, trong đó NHNO & PTNT Tỉnh Sóc Trăng là chi nhánh cấp 1, NHNO & PTNT huyện
Ngã Năm là chi nhánh cấp 3 của NHNO & PTNT Việt Nam. Nên về chiến lược,
về vốn, về các nghiệp vụ kinh doanh thì nó phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng cấp trên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Ngã Năm. Đồng thời về trang thiết
bị và công nghệ còn hạn chế, nhu cầu của khách hàng là rất khiêm tốn nên NHNO & PTNT huyện Ngã Năm không thể thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh
một cách đa dạng như các ngân hàng cấp trên. Hiện nay Ngân Hàng có các sản
phẩm dịch vụ sau:
a/ Nghiệp vụ huy động vốn
Sản phẩm tiền gửi
Ngân hàng nhận các loại tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế - xã hội
bằng VNĐ hay USD với hình thức linh hoạt: Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn; Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên; Tiền gửi tiết
kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gởi; Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng; Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng.
b/ Nghiệp vụ tín dụng
Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tín dụng ngắn – trung hạn, ủy thác đầu tư,
tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cá
nhân và hộ sản xuất nông – lâm – ngư – diêm. Đảm bảo nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh cho người dân, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện
nhà. Ngân hàng chuyên cho vay với các hình thức sau: Cho vay phục vụ sản
xuất kinh doanh; Cho vay tiêu dùng đời sống; Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà ở;
Cho vay thấu chi; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay mua nhà dự án; Cho
vay mua điện thoại Homephone Viettel.
c/ Dịch vụ Ngân hàng
Ngày nay do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương
mại, nên hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì hoạt động dịch vụ chẳng những làm tăng lợi
nhuận mà còn là vũ khí sắc bén để cạnh tranh với đối thủ cũng như để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. NHNO & PTNT huyện Ngã Năm cũng
vậy, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau:
- Dịch vụ chuyển tiền: Chuyển tiền với hình thức tiền mặt hoặc chuyển
khoản trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ kiều hối: chuyên chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam giúp
khách hàng thụ hưởng nhận tại ngân hàng qua hình thức Western Union,
TranSaigon…
- Dịch vụ thẻ: Ngân hàng thường xuyên phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng như: thẻ ATM Success, thẻ tín dụng…
-Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
- Dịch vụ khác: Dịch vụ bán Sim, card điện thoại cho EVN Telecom, dịch
3.2.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm ( 2006 – 2008 )
Cũng như mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức kinh tế khác, giai đoạn từ năm
2006 – 2008, NHNO & PTNT huyện Ngã Năm phải đối mặt với bao khó khăn,
thử thách rất lớn: cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa NH với Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Ngã Năm (lãi suất của NH Chính Sách thường thấp hơn
NHNO), với các cửa hàng bán vàng bạc, đá quý của huyện (vì người dân thường
có thói quen mua vàng dự trữ hơn là gửi tiền ở NH); nợ xấu cao (do người dân
chịu nhiều thiên tai lũ lụt và giá cả đầu ra của nông phẩm không ổn định ở các
tháng cuối năm 2008); ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng…. Nhưng với
chiến lược đúng đắn của Ban Lãnh Đạo, với tin thần đoàn kết, quyết tâm của toàn thể nhân viên NHNO & PTNT huyện Ngã Năm thì 3 qua năm tình hình hoạt động
kinh doanh của NH thực sự mang lại hiệu quả rất khả quan.
Bảng 1: HIỆU QUẢ KINH DOANH NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh từ 2006 - 2008)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, cả thu nhập, chi phí và lợi nhuận đều tăng qua các năm. Trong đó thu nhập năm 2007 tăng 30,09% so với năm 2006, làm cho thu nhập tăng 4.116 triệu đồng. Đặc biệt năm 2008 lãi suất cho vay khá cao,
nhiều cá nhân và doanh nghiệp khát vốn cũng không đi vay do chi phí sử dụng
vốn vay cao, từ đó làm cho các NHTM nói chung bị thừa thanh khoản (ứ đọng
vốn), nhưng NHNO & PTNT huyện nhà đã cho vay với lãi suất hợp lý, đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị phần và thu hồi nợ có hiệu quả nên làm cho
CHÊNH LỆCH 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 13.680 17.796 28.529 4.116 30,09 10.733 60,31 Chi phí 10.314 13.080 21.393 2.766 26,82 8.313 63,55 Lợi nhuận 3.366 4.716 7.136 1350 40,11 2.420 51,31
thu nhập của năm này tăng đột biến lên 60,31% so với năm trước đó, ứng với
10.733 triệu đồng.
Tương tự thu nhập, chi phí năm 2007 so với năm trước cũng tăng lên
26,82% và năm sau lại tăng lên 63,55% (8.313 triệu đồng). Nguyên nhân có sự
khác biệt này là do lãi suất huy động vốn năm 2008 của NH khá cao và chi phí
phát sinh như chi phí trả lãi do nhận vốn từ cấp trên điều chuyển tăng…
Trước tình hình kinh tế khó khăn như năm 2008 thì một doanh nghiệp hay
tổ chức kinh tế nào kinh doanh có lợi nhuận là rất khó huống chi đạt được lợi
nhuận như kế hoạch đã đề ra, thậm chí họ còn lâm vào tình trạng phá sản4.
Nhưng với NHNO & PTNT huyện Ngã Năm thì chẳng những có lợi nhuận mà còn có lợi nhuận tăng lên. Thực tế là lợi nhuận năm 2008 là 7.136 triệu đồng, tăng 51,31% với năm 2007. Trong khi năm 2007 NH kinh doanh chỉ mang lại lợi
nhuận 4.716 triệu, mặc dù vậy đã cao hơn lợi nhuận năm 2006 là 1.350 triệu đồng tương ứng tăng 40,11%. Nhìn chung lợi nhuận của NH tăng lên chủ yếu là do NH luôn chú trọng công tác cho vay, phát triển sản phẩm, dịch vụ nên luôn giữ được mức thu nhập khá cao so với chi phí, đồng thời NH cũng kiểm soát chi
phí rất chặt chẽ, nên mang lại hiệu quả kinh doanh đáng được khích lệ.
4 Sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế quốc tế, công ty hàng đầu thế giới như: Ngân hàng Lehman
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NGÃ NĂM
( 2006 – 2008 ) 4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1. Phân tích về nguồn vốn của ngân hàng
Mỗi tổ chức kinh tế nào cũng vậy muốn hoạt động được thì phải có vốn để
mua nguyên liệu đầu vào, thuê nhân công, mua máy móc thiết bị…. Nếu thiếu
vốn thì sản xuất bị đình trệ, không đủ vốn trang trải chi phí kinh doanh nên hiệu
quả kinh doanh sẽ giảm sút, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản. Nên vốn là một
yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mọi tổ chức kinh tế dù lớn hay nhỏ. Ngân hàng cũng thế, cần vốn để thành lập (vốn pháp định) và hoạt động. Và quan trọng là đáp ứng nhu cầu tín dụng cho xã hội, từ đó thúc đẩy đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh đưa nền kinh tế phát triển một cách bền vững
và hiệu quả.
Nắm được tầm quan trọng của vốn đến hoạt động kinh doanh, NHNO & PTNT huyện Ngã Năm luôn xem vốn là mối quan tâm hàng đầu trong suốt quá
trình hoạt động. Là một chi nhánh cấp III của NHNO Việt Nam, chịu sự điều hành trực tiếp của NHNO Tỉnh Sóc Trăng nên nguồn vốn của NH chủ yếu là: Vốn huy động và vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Mỗi loại nguồn vốn đều có chi phí sử
dụng vốn khác nhau, do đó trong cơ cấu vốn thì tỷ trọng mỗi nguồn vốn ở mỗi
thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau đều mang lại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Thông thường vốn điều chuyển của NH cấp trên cho NH cấp dưới cũng từ vốn huy động hoặc vốn vay trên thị trường liên ngân hàng của ngân hàng cấp trên. Nên chi phí sử dụng vốn điều chuyển sẽ cao hơn nhiều so với chi phí huy động.
Việc hạn chế vốn điều chuyển không những giúp cho NH tiết kiệm chi phí, nâng
cao hiệu quả kinh doanh mà còn làm tăng tính tự chủ, kinh doanh độc lập không
lệ thuộc vào tổ chúc kinh tế nào cả cho NH. Sau đây là diễn biến cơ cấu nguồn
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008)
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ của NHNO & PTNT huyện Ngã Năm)
Dựa vào các biểu bảng ta thấy. Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm, cụ thể là năm 2006 tổng nguồn vốn là 112.858 triệu đồng, trong đó vốn huy động chiếm 17,54%. Trong khi NH phải nhận vốn từ NH cấp
trên xuống tới 93.067 triệu (82,46% tổng nguồn vốn) mới đáp ứng đủ nhu cầu tín
dụng của người dân để sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN NHNO HUYỆN NGÃ NĂM (2006 – 2008)
NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % VHĐ 19.791 35.698 50.498 15.907 80,37 14.800 41,46 VĐC 93.067 102.107 127.982 9.040 9,71 25.875 25,34 NV 112.858 137.805 178.480 24.947 22,10 40.675 29,52 2006 82,46% 17,54% 2008 71,71% 28,29% 2007 25,90% 74,10%
Sang năm 2007, tình hình sáng sủa hơn năm trước, nguồn vốn đạt 137.805 triệu (tăng 22,1%). Đạt kết quả như vậy là do cả vốn huy động tăng đột biến
15.907 triệu (80,37%) và vốn điều chuyển cũng tăng 9,71% (9.040 triệu) so với năm 2006. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì cũng đã có phần cải thiện theo chiều hướng tốt, vốn huy động chiếm 25,9% góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho ngân hàng.
Do giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá vàng, giá xăng năm 2008 nên đã tác động không nhỏ đến ý thức gửi tiền của người dân cả nước nói
chung và huyện Ngã năm nói riêng. Gửi tiền vừa an toàn và vừa hưởng lãi suất
cao (do yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong hoạt động huy động
vốn). Đó là nguyên nhân chính làm nguồn vốn năm 2008 đạt được 178.480 triệu đồng, tăng 29,52% (40.675 triệu) so với năm 2007. Trong đó đáng kể nhất là vốn huy động tăng 41,46% (14.800 triệu). Còn vốn điều chuyển nhận từ NH cấp trên là 127.982 triệu, đã tăng 25,34% đối với năm trước, chiếm 71,71% tổng nguồn
vốn.
Tóm lại tình hình nguồn vốn của NH qua 3 năm qua có nhiều biến động