IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1 Khái niệm về phương pháp giáo dục
3. Những yêu cầu đối với nhân cách người giáo viên
Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, người giáo viên sử dụng công cụ chủ yếu là toàn bộ nhân cách của mình để tác động đến học sinh. Để việc sử dụng công cụ có hiệu quả, người giáo viên phải rèn luyện toàn bộ nhân cách của mình.
3.1. Phẩm chất đạo đức của người giáo viên
- Có lý tưởng XHCN, có niềm tin cách mạng trong mối liên hệ chặt chẽ với lý tưởng nghề nghiệp, niềm tin nghề nghiệp. Thực tiễn giáo dục đã chỉ rõ rằng với sự giác ngộ cách mạng, niềm tin nghề nghiệp, niềm tin cách mạng đội ngũ giáo viên đã góp phần quan trọng của sự nghiệp cách mạng, đã ngăn chặn và hạn chế được nhiều biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của người thầy.
- Có tình cảm trong sáng, cao thượng: Lòng yêu thương trẻ, yêu nghề, hứng thú và có nhu cầu làm việc với thế hệ trẻ; Yêu thương đùm bọc mọi học sinh; Vui sướng với những tiến bộ của học sinh; Lo lắng có trách nhiệm trước những lệch lạc hoặc chậm tiến của học sinh.
Tình cảm đó sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ nhen nhóm và bùng lên ngọn lửa nhiệt tình, họ sẽ có thái độ ân cần, trìu mến, chân thành với học hành luôn luôn nỗ lực chăm lo cho chúng trở nên con người mới, có ích cho xã hội.
- Có hàng loạt những phẩm chất khác giúp họ có bản lĩnh vững vàng, có nghệ thuật khéo léo trước học sinh. Đó là tính kiên trì, nhẫn nại, thái độ tự kiềm chế và chủ động trong đối xử với học sinh. Nếp sống giản dị, khiêm tốn, lịch sự...
3.2. Năng lực sư phạm của người giáo viên
* Có hệ thống tri thức sâu rộng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp: tri thức văn hóa chung, tri thức khoa học chuyên môn; tri thức khoa học giáo dục; tri thức công cụ giúp hoàn thiện nhân cách (tin học, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu khoa học)
* Có hệ thống kỹ năng sư phạm bao gồm 2 nhóm: - Hệ thống kỹ năng nền tảng bao gồm :
+ Nhóm kỹ năng thiết kế (Xây dựng kế hoạch). + Nhóm kỹ năng tổ chức, triển khai hoạt động. + Nhóm kỹ năng giao tiếp, ứng xử
+ Nhóm kỹ năng nhận thức.
- Hệ thống kỹ năng chuyên biệt bao gồm: + Nhóm kỹ năng dạy học.
+ Nhóm kỹ năng giáo dục.
+ Nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục. + Nhóm kỹ năng hoạt động xã hội.
+ Nhóm kỹ năng tự học.
Ví dụ: Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, kĩ năng trình bày bảng, kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh... ; kĩ năng tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng giáo dục, kĩ năng thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh…
Hệ thống những tri thức và kĩ năng tổ hợp lại tạo thành năng lực sư phạm của người giáo viên.
3.3. Về sức khỏe
LĐSP của người lao động giáo viên là lao động trí tuệ căng thẳng và nặng nhọc. Vì vậy đòi hỏi người thầy giáo phải có sức khỏe. Sức khỏe của người giáo viên bao gồm :
- Sức khỏe về thể chất. - Sức khỏe về tinh thần.