Hoạt động cá nhân

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC doc (Trang 32 - 33)

III. GIÁO DỤCVÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

2.4.Hoạt động cá nhân

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

2.4.Hoạt động cá nhân

Hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Thể hiện:

- Thông qua hoạt động cá nhân được gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động cá nhân được nhìn nhận, được đánh giá, từ đó có thể tự hoàn thiện bản thân mình.

- Những tác động tích cực từ môi trường, từ giáo dục có phát huy được tác dụng hay không, điều đó phụ thuộc vào mức độ tiếp nhận của cá nhân. Cá nhân hờ hững, không chấp nhận, và phản ứng chống lại hay tiếp nhận tự giác?

- Có “sức đề kháng” chống lại những tác động tiêu cực từ bên ngoài hay không.

Đến đây, chúng ta có thể rút ra một điều rất quan trọng là, hoạt động cá nhân được coi là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành phát triển nhân cách. Tuy nhiên, kết quả hình thành và phát triển nhân cách đạt được trong phạm vi nào, ở mức độ nào, điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cá nhân, nghĩa là tuỳ thuộc vào những đặc điểm cấu tạo sinh lý cơ thể, vào những đặc điểm tâm lý, vào vốn sống cũng như hoàn cảnh sống của cá nhân đó.

- Để sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh được tốt cần phải tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú, hấp dẫn lôi cuốn các em tham gia; phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, chủ động của các em khi tham gia các hoạt động (như biết đề ra kế hoạch, phân công và hợp tác thực hiện kế hoạch, tự kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch).

Từ những điều trình bày chúng ta có thể nói rằng hoạt động cá nhân với tư cách là một nhân tố ảnh hưởng đế sự hình thành và phát triển nhân cách có liên quan mật thiết với các nhân tố khác: di truyền, môi trường và giáo dục

Toàn bộ các nhân tố này hợp thành một chỉnh thể và tác động đồng bộ đến sự hình thành và phát triển nhân cách trong đó nhân tố di truyền đóng vai trò tiền đề,n hân tố môi trường đóng vai trò điều kiện, nhân tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo còn hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp

IV. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM1. Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LÝ LUẬN GIÁO DỤC doc (Trang 32 - 33)