IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1 Khái niệm về phương pháp giáo dục
2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên
Đặc điểm lao động của người thầy giáo là một dạng lao động đặc thù do mục đích, đối tượng, công cụ của lao động sư phạm qui định.
2.1.Về mục đích của lao động sư phạm
- Hoạt động lao động nào cũng nhằm đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm. Sản phẩm ấy có thể là vật chất, có thể là những sản phẩm tinh thần.
- Mục đích của lao động sư phạm nhằm giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ, hình thành ở họ những phẩm chất, năng lực mà xã hội yêu cầu.
- Nói cách khác LĐSP góp phần sáng tạo ra con người, ra nhân cách mới, nghề dạy học là “trồng người”. Vì vậy, nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
- Đặc điểm nói trên phải được các thầy cô giáo ý thức một cách sâu sắc, đầy đủ, phải biến nó hành động. Có như vậy hoạt động cụ thể của họ mới được tiến hành một cách sáng
tạo. Ngược lại mù quáng sẽ dẫn đến những hậu quả xấu, có tác hại lâu dài, nghiêm trọng không lường hết được kết quả.
2.2. Về đối tượng của lao động sư phạm
- Đối tượng của LĐSP là trẻ em, học sinh.
- Đối tượng của lao động sư phạm có những đặc điểm cụ thể sau: + Là lứa tuổi nhân cách đang hình thành và phát triển.
+ Học sinh không chỉ chịu ảnh hưởng của người giáo viên mà còn chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác như gia đình, bạn bè, môi trường tự nhiên và xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng... Những nhân tố này có thể tác động thống nhất theo hướng tích cực nhưng cũng có khi không thống nhất với nhau.
Vì vậy, chủ thể lao động sư phạm cần có khả năng phối hợp, thống nhất các ảnh hưởng và tác động theo hướng tích cực nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
+ Học sinh có đặc điểm tâm lý chung nhưng khác nhau ở những đặc điểm cá tính riêng của mỗi cá nhân.
Cùng một tác động sư phạm, đối với những học sinh khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau, hiệu quả đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
+ Học sinh không chỉ là đối tượng tác động của giáo viên mà còn là chủ thể của các hoạt động sư phạm.
Vì vậy, quá trình sư phạm chỉ đem lại hiệu quả cao và vững chắc khi phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học sinh..
2.3. Về công cụ của lao động sư phạm
- Công cụ của LĐSP là công cụ đặc biệt. Công cụ của LĐSP chủ yếu là: + Hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên.
+ Những dạng hoạt động mà giáo viên thu hút học sinh tham gia. + Phẩm chất đạo đức và nhân cách của giáo viên.
+ Bên cạnh các loại công cụ đó, phải kể đến những phương tiện tác động như: Đồ dùng dạy học, các thiết bị kĩ thuật...
- Đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ về mọi mặt của mình. Coi đó là biện pháp chủ yếu, quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả hoạt động sư phạm.
2.4. Sản phẩm của lao động sư phạm
a. Sản phẩm của LĐSP là con người. Trải qua quá trình giáo dục, đào tạo những người đó đã thay đổi về chất. Họ đã chuẩn bị về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Họ sẽ là một bộ phận của lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, góp phần làm ra các sản phẩm vật chất và tinh thần, tương lai đất nước phần lớn phụ thuộc vào họ.
b. Đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên trong lao động phải hết sức thận trọng, nhẫn nại trong công việc, phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục một cách khoa học, tuyệt đối không cho ra đời những sản phẩm loại 2, những thứ phẩm.
2.5. Điều kiện của lao độngsư phạm
+ Thời gian thực hiện Lao động sư phạm: được chia làm 2 bộ phận chính là thời gian làm việc theo qui chế và thời gian làm việc ngoài qui chế.
Bộ phận theo qui chế gắn liền với thời gian dạy trên lớp theo thời khóa biểu và tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học ngoài lớp học căn cứ vào chương trình, thời gian tham gia các hoạt động chuyên môn, hành chính, thực hiện các hoạt động của nhà trường.
Bộ phận thời gian ngoài qui chế gắn liền với thời gian làm việc để soạn bài, chấm bài, nghiên cứu khoa học.
Hai bộ phận thời gian này đều quan trọng, liên quan mật thiết với nhau và thống nhất với nhau nhằm thực hiện mục đích của hoạt động sư phạm.
+ Không gian của lao động sư phạm: được tiến hành trong 2 phạm vi không gian: Ở trường và ở nhà tương ứng với 2 bộ phận thời gian.
Như vậy: Lao động sư phạm là một dạng lao động sản xuất đặc thù, trong đó đối tượng, công cụ lao động chủ yếu, sản phẩm của lao động sư phạm đều là con người. Lao động sư phạm thuộc dạng lao động có mối quan hệ người - người. Điều này làm cho lao động sư phạm mang tính sáng tạo cao, sáng tạo ra những con người sáng tạo.Vì vậy giáo dục không thể có những “đơn thuốc cho sẵn”.
Mặt khác LĐSP là một dạng lao động sản xuất đặc thù, LĐSX phi vật chất. Về mặt hiệu quả, giáo dục đứng hàng thứ 2 sau hoạt động khoa học.
Người giáo viên cần thấy rõ những đặc điểm của LĐSP để có thể tổ chức, điều khiển quá trình LĐSP một cách khoa học nhằm đạt kết quả tối ưu.
Các cơ quan quản lí giáo dục cần thấy rõ những đặc điểm của LĐSP để trên cơ sở đó có chế độ và chính sách thích hợp để đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng tốt đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ.