IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1 Khái niệm về phương pháp giáo dục
2. Hệ thống các phương pháp giáo dục
1.1. Vị trí của người giáo viên
a. Vị trí xã hội của người giáo viên
Vị trí xã hội của người giáo viên gắn liền với vị trí và chức năng của giáo dục: chuẩn bị cho học sinh về mọi mặt để bước vào cuộc sống đáp ứng những yêu cầu của xã hội, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm xã hội. Đặc biệt là trí thức và kỹ năng lao động nghề nghiệp, trong một thời đại mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Công việc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Vì vậy, người thầy giáo từ xưa tới nay luôn được nhân dân ta tôn trọng và đánh giá cao. “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”… Tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Người ta đưa người thầy lên vị trí rất cao trong xã hội, trong bậc thang “Quân – Sư – Phụ”.
Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng luôn đánh giá cao công lao của các thầy giáo, cô giáo. Đảng ta khẳng định:
Người thầy giáo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài… nên đã thường xuyên chăm lo nâng cao uy tín người thầy giáo, cải thiện điều kiện lao động và đời sống của người thầy giáo.
Tuy nhiên không phải ở bất cứ xã hội nào, giai đoạn nào người thầy giáo cũng được coi trọng và đối xử đúng mức, nhất là trong xã hội có giai cấp đối kháng khi sự nghiệp giáo dục không được chú trọng đúng mức.
b. Trong nhà trường thầy giáo là một trong hai nhân vật trung tâm, là nhân lực chủ yếu, là người quyết định chất lượng giáo dục.