IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 1 Khái niệm về phương pháp giáo dục
2. Hệ thống các phương pháp giáo dục
2.2. Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử cho học sinh
chọn những tấm gương phù hợp
+ Cho học sinh liên hệ thực tế, nêu lên những tấm gương cần noi theo, những gương xấu cần phê phán.
+ Tự xây dựng bản thân mình thành một tấm gương sáng trước người được giáo dục. Như vậy các phương pháp giáo dục trên giúp người được giáo dục có những tri thức cần thiết về các chuẩn mực xã hội, từ đó dần dần hình thành được niềm tin về các chuẩn mực xã hội, các giá trị xã hội này. Kết quả cuối cùng là những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực xã hội, các giá trị xã hội sẽ thống nhất với nhau tạo nên ý thức cá nhân, làm cơ sở cho sự định hướng rèn luyện hành vi và thói quen tương ứng.
2.2. Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử chohọc sinh học sinh
Nhóm phương pháp này nhằm mục đích giúp người được giáo dục có cơ hội chuyển hoá ý thức thành hành vi và lặp đi lặp lại hành vi để có tthói quen cần thiết.
Có các phương pháp cụ thể sau:
a. Giao công việc
- Là phương pháp lôi cuốn người được giáo dục vào hoạt động đa dạng với những công việc nhất định, với nghĩa vụ xã hội nhất định.
- Tác dụng của phương pháp giao việc là học sinh có cơ hội vận dụng những tri thức đã học sinh của công việc cụ thể, với những yêu cầu nhất định. Nhờ đó hình thành được hành vi ứng xử phù hợp, tích lũy được kinh nghiệm ứng xử.
- Khi giao việc cho học sinh cần chú ý:
+ Đưa ra những yêu cầu cụ thể, giúp họ có thể định hướng đúng đắn cho toàn bộ chuỗi hoạt động của họ nhằm thực hiện công việc được giao.
+ Làm cho người được giáo dục ý thức đầy đủ ý nghĩa của công việc mình phải hoàn thành, từ đó kích thích họ tự giác, tích cực hoạt động.
+ Phải tính đến hứng thú, năng khiếu của người được giáo dục nhằm phát huy được thế mạnh của họ trong hoạt động.
+ Theo dõi và giúp đỡ để người được giáo dục hoàn thành mọi yêu cầu của công việc được giao.
+ Có thể để tập thể giao việc cho từng cá nhân với những yêu cầu rõ ràng tạo cơ hội cho học sinh phát huy năng lực tự quản.
+ Kiểm tra, đánh giá công khai kết quả hoàn thành công việc của cá nhân, tập thể.
b. Tập luyện
- Phương pháp luyện tập là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hành động nhất định, nhằm biến những hành động đó thành kỹ năng, kỹ xảo, thành thói quen.
Thói quen ứng xử cần và có thể trở thành thuộc tính của nhân cách. Thói quen gắn liền với nhu cầu.
- Để thực hiện phương pháp luyện tập có hiệu quả, cần chú ý:
+ Cho người được giáo dục nắm được qui tắc hành vi, hình dung rõ hành vi cần được thực hiện như thế nào để có thể tự định hướng cho việc thực hiện hành vi qua luyện tập.
+ Có thể làm mẫu cho người được giáo dục về hành vi cần rèn luyện. + Tạo cơ hội khuyến khích người được giáo dục luyện tập thường xuyên.
+ Tiến hành kiểm tra, uốn nắn thường xuyên, đồng thời khuyến khích họ tự kiểm tra, uốn nắn hành vi của mình.
c. Rèn luyện
- Là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực xã hội trong các tình huống đa dạng của cuộc sống qua đó hình thành và củng cố được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được qui định.
- Tác dụng:
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục thâm nhập vào những tình huống đa dạng từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
+ Tạo cơ hội cho người được giáo dục biến kết uqả tập luyện (hành vi) thành thói quen bền vững.
- Trong quá trình giáo dục có thể tạo cơ hội cho người được giáo dục rèn luyện trong các tình huống: Đời sống tập thể; Hoạt động học tập, lao động; Sinh hoạt hàng ngày ở nhà, ở trường, xã hội; Các hoạt động xã hội nói chung, hoạt động từ thiện...
- Để tạo đièu kiện cho người được giáo dục rèn luyện tốt cần:
+ Tận dụng những tình huống tự nhiên, tạo ra những tình huống thích hợp. + Kết hợp chặt chẽ với tự kiểm tra
+ Tổ chức rèn luyện liên tục, có hệ thống.
+ Kết hợp tổ chức rèn luyện với tự tổ chức rèn luyện.